Tập luyện nhiều có tốt không

Cơ thể không cảm nhận được sự mất nước cho tới khi thực sự cảm thấy quá khát. Về mặt y khoa, khi bắt đầu cảm thấy khát tức là cơ thể đã mất đi lượng nước đáng kể. Theo khuyến nghị, mỗi người nên uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước nên tăng lên trong trường hợp tập thể dục với cường độ cao hoặc quá dài.

Khát nước là hiện tượng bình thường sau khi tập luyện nhưng với cường độ tập quá cao mà không được bổ sung đầy đủ có thể dẫn đến tình trạng mất nước mạn tính. Tình trạng này có thể gây hại thận và dẫn đến các vấn đề khác như tăng huyết áp, sa sút trí tuệ.

Tăng nguy cơ chấn thương

Tập thể dục quá thường xuyên, cường độ quá cao hoặc chỉ tập trung một nhóm cơ là nguyên nhân dẫn đến chấn thương thể chất, có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến như những chấn thương cấp tính như rách cơ, bong gân hay chấn thương tích lũy như gãy xương, viêm gân.

Giảm hiệu quả tập luyện

Tập luyện quá sức không hẳn giúp bạn trở nên tiến bộ hơn trong rèn luyện thân thể mà còn có thể dẫn đến đau nhức và mệt mỏi. Tập luyện quá sức cũng có thể gây mệt mỏi vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng, kết quả tập luyện cũng vì thế mà giảm dần.

Do đó, nếu đã lỡ tập luyện gắng sức trong một ngày thì hãy dành trọn hôm sau để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và có thời gian phục hồi.

Tập luyện quá mức có thể không tăng hiệu quả rèn luyện mà còn làm tăng nguy cơ loãng xương. Ảnh: Men’s Health

Nguy cơ tổn thương não

Tập thể dục thường xuyên rất tốt cho não bao gồm cả chức năng ghi nhớ, khả năng học hỏi và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nhưng hiệu quả này chỉ có khi tập luyện ở mức độ vừa phải với những bài tập vừa sức còn tập thể dục quá nhiều có thể gây tổn thương não.

Nghiên cứu năm 2019 đăng trên tạp chí về sinh học [Current Biology] cho thấy, việc tập luyện quá mức trong một nhóm vận động viên rèn luyện sức bền có thể dẫn đến suy nghĩ bốc đồng hơn, nhận thức kém đi...

Rối loạn ăn uống

Ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống, tập luyện quá nhiều có thể là nguyên nhân. Việc liên tục hối thúc bản thân hướng tới ngoại hình lý tưởng bằng việc ép cân, nhịn ăn và tập luyện không ngừng có thể dẫn đến việc không mặn mà với chuyện ăn uống. Ngoài ra, trầm cảm do tập luyện quá sức cũng thường liên quan đến chứng rối loạn ăn uống.

Giảm khả năng sinh sản

Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt không đều hay vô kinh có thể gặp ở những phụ nữ vừa tập thể dục quá sức vừa nhịn ăn quá mức. Sự kết hợp giữa tập thể dục cường độ cao và cân nặng thấp báo hiệu cơ thể đang ở trạng thái đói. Khi đó, cơ thể bắt đầu tiết kiệm năng lượng theo bất kỳ cách nào có thể, bao gồm cả việc tạm dừng các hệ thống cơ quan không có vai trò duy trì sự sống trong đó có hệ thống sinh sản.

Giảm số lượng tinh trùng: Vô sinh nam liên quan tới số lượng tinh trùng lại có liên quan đến việc tập thể dục quá mức. Việc tập thể dục thường xuyên với cường độ cao có thể làm giảm số lượng tinh trùng, giảm tốc độ di chuyển của tinh trùng, từ đó làm giảm khả năng sinh sản. Cùng với đó, tập thể dục với mức độ vừa phải có thể tác động tích cực đến chất lượng và số lượng tinh dịch.

Giảm ham muốn tình dục

Khảo sát thực hiện năm 2017 từ Đại học Bắc Carolina, Mỹ trên 1.077 nam giới khỏe mạnh về thói quen tập thể dục và ham muốn tình dục. Kết quả cho thấy, nam giới thường xuyên tham gia các bài tập thể lực mạnh hoặc cường độ cao có nguy cơ giảm ham muốn so với những người tập thể dục điều độ. Lý giải điều này, Tiến sĩ Joan Khoo, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Changi, Singapore cho hay: "Tập luyện quá sức ngăn chặn sản xuất testosterone và các hormone giúp kích thích ham muốn tình dục và sản xuất tinh trùng ở nam giới và ức chế sản xuất estrogen, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản ở phụ nữ".

Tập thể dục thường xuyên vốn là một thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe.

Tập thể dục khi bị bệnh: Khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi,… mà vẫn cố gắng tập thể dục là điều rất nguy hiểm. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.

Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tập thể dục quá sức: Có thể do ham mê với môn thể thao nào đó nên bạn tập quá hăng say, hoặc vì lo sợ tăng cân nên đã tập luyện quá sức mỗi ngày. Dù bất kỳ lý do nào, tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn... Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa 60 phút mỗi ngày.

Tập thể dục quá sớm: Việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Tập thể dục quá muộn: Nhiều người có thói quen tập thể dục trước khi đi ngủ, nhưng thực tế tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

Tập thể dục không đều: Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.

Thường xuyên thay đổi bài tập: Thay đổi thường xuyên các bài tập cũng là một cách để làm mới và tạo hứng thú trong tập luyện. Tuy nhiên, việc thay đổi quá nhiều bài tập trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi được những kích thích trong các bài tập thể chất. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn đã tiến hành tập thể chất, bạn phải gắn bó với bài tập đó ít nhất 8 tuần để nó mang lại kết quả. Chăm chỉ tập thể dục nhưng không nên “đứng núi này trông núi kia”, hãy kiên trì với với một bài tập nào đó trong một khoảng thời gian nhất định để đem lại kết quả cho cơ thể.

Phân tâm trong lúc tập luyện: Nhiều người có thói quen vừa tập luyện vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí mải suy nghĩ một công việc nào đó, nó sẽ khiến bạn bị phân tâm trong quá trình tập luyện, điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, để tăng hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro chấn thương, chúng ta nên tập trung vào bài tập.

Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục: Khi đó chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Tập thể dục khi đói: Tập thể dục khi bụng quá đói sẽ khiến bạn hoa mắt, chóng mặt, dễ ngất xỉu. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện nhưng lưu ý sau khi tập thể dục xong bạn cũng không nên ăn quá no ngay, bởi như vậy sẽ không tốt cho dạ dày.

Tập thể dục sau khi ăn no: Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vì vậy, nếu tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn, gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

Không bổ sung nước khi tập luyện: Tập ra nhiều mồ hôi nên cần bổ sung giúp cân bằng lượng nước bị mất, da dẻ không khô nẻ. Không uống nước có cồn, có gas vì sẽ làm nhão cơ bắp nhanh hơn./.

Chủ Đề