Tại sao tôi ngu dốt

Tại sao tôi ngu dốt

Những người trước đây học ngu, học dốt đều đã thành công và có cuộc sống ổn định rồi, nhưng bạn thì chưa có gì cả. Chúng ta sẽ cùng bóc tách vấn đề xem điều gì khiến bạn chưa thể thành công như những người “ngu dốt”.

Muốn hiểu bản chất của vấn đề thành công hay thất bại khi so sánh bạn và người “ngu dốt” thì phải tìm được điểm chung giữa 2 người. Và điểm giao đó chính là bạn và họ cùng sống trong cuộc đời này, cùng phải trải qua những trở ngại cuộc sống khắc nghiệt thì mới có thể tồn tại.

Những người ngu dốt trong học tập hồi cấp 3, đại học không có nghĩa họ không thể kiếm tiền nhiều hơn người học giỏi sau khi tốt nghiệp đại học. Bạn cần hiểu rằng muốn tồn tại được trong cuộc đời này thì cần những kiến thức sinh tồn chức không phải những tri thức lý thuyết.

Những người “ngu dốt” bỏ học dở chừng hoặc không đi học đại học, không đủ kiến thức lý thuyết đi học đại học. Họ bỏ thời gian, trí lực, sức lực vào cuộc sống thật trước bạn, nhưng bạn thì cần 3-4 năm để học xong đại học, thạc sĩ, tiến sĩ mới có thể bắt đầu làm việc. Rõ ràng người “ngu dốt” có thời gian trải nghiệm cuộc sống thực tế nhiều hơn bạn, bạn thậm chí còn chẳng biết xào món rau vừa chín tới, hay chẳng biết sửa chữa món đồ điện tử nào…

> Lập nghiệp kinh doanh thế nào mới thành công

Nhưng người “ngu dốt” được trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm sống thực tế của họ rất thật, các mối quan hệ của họ cũng thân thiết hơn và không có nhiều mưu mô, vì lý do này mà họ được những ông chủ quý mến nhiều hơn cả 1 cử nhân tốt nghiệp đại học. Người “ngu dốt” bắt đầu dấn thân và thăng tiến từ sự quý mến này.

Vấn đề thành công của người ngu dốt là vậy, còn vấn đề chưa thành công của bạn nằm ở chỗ nào ? Nó là 4 điểm:

1, Không phân biệt rõ ràng : Ước mơ và mơ mộng

Bạn là người học nhiều hơn người “ngu dốt”, vì vậy chắc chắn bạn hiểu mình phải đặt mục tiêu khi bắt đầu thực 1 công việc. Điểm đích cùng với thời gian sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của bạn, kết quả công việc có đạt được như dự kiến trong khoảng thời gian lúc đầu hay không.

Thế nhưng phần lớn những người học nhiều như chúng ta lại không phân biệt rõ ràng được ước mơ và mơ mộng, thế nên mục tiêu đặt ra cứ mơ màng đi và chẳng thực tế chút nào. Đó là điểm đầu tiên làm cho bạn hay chúng ta chệch hướng và không chắc chắn như người “ngu dốt”, người hoàn toàn không biết gì thì sẽ được ông chủ chỉ dạy, học biết được bao nhiêu càng được ông chủ quý mến bấy nhiêu. Còn bạn thì tự kiêu tự đắc với tri thức của mình, thế nên mọi việc làm cứ mờ mờ ảo ảo, chẳng đến được đích cuối cùng.

2, Có nỗ lực cố gắng, nhưng thiếu nghị lực

Có những người miệng nói “Phải cố gắng làm, cố gắng hết sức, mình nhất định sẽ làm được”. nhưng khi làm việc được 1 quãng thời gian cảm thấy chán nản, mệt mỏi , vất vả, cực nhọc, thành ra không thể bước tiếp đi trên con đường của mình.

Cách đây nhiều năm, Lương vẫn nhớ mình có 1 người bạn học chung cấp 3, cậu ta học rất giỏi, là học sinh của 1 lớp chọn, ban( khối) A ( Toán Lý Hóa), còn Lương thì học Bổ Túc , Bổ túc là 1 hệ học dành cho học sinh có năng lực yếu, độc giả của Lương bạn nào tuổi từ 1989 trở về trước thì chắc chắn biết hệ học này.

Sau tốt nghiệp cấp 3, cậu ta trúng tuyển vào 1 trường đại học lớn, có giá ở Hà Nội vào những năm đó, ngành mà cậu ta học là ngành xây dựng. Thế nhưng vì chuyện học tập quá khổ cho nên cậu ta bị lưu ban lại gần 1 năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu ta không hề theo làm ngành nghề xây dựng. Qua nhiều năm rồi Lương cũng không hỏi lại người bạn đó lý do tại sao không làm ngành nghề mình đã học.

Nhưng bạn thử nghĩ xem, cậu ta không làm là vì cậu ta không thích nghề xây dựng sau 5 năm học tập, hay cậu ta thích nghề khách hơn , hay cậu ta cảm thấy nghề xây dựng quá khổ cực ? Dù là lý do nào đi nữa thì cậu ta cũng thiếu phần ngào nghị lực làm việc.

3, Qúa tính toán thiệt hơn

Quá tính toán, quá so đo ai hơn ai thiệt mà quên mất 1 nguyên lý quan trọng được Mác-Lenin nói: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Những người học dốt sống theo kiểu xã hội, họ rất hào sảng, vô tư và sống thật với những người bạn bè của họ. Bên ngoài họ ăn nói mày tao và khá thô nhưng tình cảm họ dành cho người bạn bè của mình thật hơn nhiều người như chúng ta.

4, Khó giữ vững bản thân mình trước những cám dỗ

Người được ăn học nhiều có rất ít kỹ năng sống thực tế để đối với những vấn đề xấu trong xã hội. Rất nhiều người đã thành đạt, lấy được vợ đẹp, con ngoan nhưng thiếu kinh nghiệm sống nên dễ vấp ngã trong xã hội, không ham địa vị tiền tài thì cũng là “sắc”.

Lưu ý: từ “ngu dốt” mà Lương sử dụng không có chỉ ai cả, đó là tính từ mà Lương sử dụng để làm nguyên liệu cho bài viết mà thôi. Ok, gặp lại mọi người sau, các câu hỏi về kinh doanh, Marketing, bán hàng, thành công, kinh nghiệm sống để lại trong phần bình luận.

"Không có câu hỏi nào là ngu ngốc..."

Kiểu gì bạn chẳng nghe câu này rồi, từ một giáo viên, từ giáo sư Đại học, từ một người anh em xã hội... Để bạn đỡ xấu hổ vì dốt, không biết gì phải giơ tay hỏi ngay.

Khái niệm "những câu hỏi dốt nát" dường như thay đổi một chút khi bạn bước chân ra ngoài xã hội. Sau năm đầu học Đại học, tôi được tuyển làm thực tập viên kỹ thuật tại một công trường xây dựng. Và như hầu hết những anh sinh viên khác, tôi cố gắng hết sức để không bị coi là... dốt.

Tôi đọc qua bất kỳ tài liệu nào có được; giữ bảng từ chuyên ngành viết tắt trong sổ tay; thậm chí còn lê đôi giày bảo hộ mới mua qua vườn cà chua của thầy u để trông nó hơi tã một chút...

Và đương nhiên, trong các cuộc họp, nơi tôi không hiểu tại sao điều này lại được thực hiện một cách có hệ thống: Sếp nói, nhân viên im thin thít ngồi nghe, tuyệt nhiên không có ai giơ tay hỏi han như trên giảng đường. Tôi đã phải cố gắng lắm mới không hỏi câu nào dốt nát, dù cũng muốn lắm.

Trên thực tế, quyết định tránh đặt câu hỏi này đã hạn chế khả năng làm tăng giá trị cho bản thân và rộng hơn, cho tập thể mà tôi đang tham gia. Có thể khẳng định, bạn được nhiều hơn mất từ việc hỏi những câu dốt nát, thay vì tránh né chúng. Muốn biết vì sao hãy đọc tiếp đi:

"Những câu hỏi dốt nát" giúp ta học hỏi nhanh hơn

Một trong những rào cản lớn nhất ngăn bạn đặt câu hỏi, chính là nguy cơ phơi bày sự thiếu kiến thức (dốt) của bản thân. Ta thường lo sợ biến thành kẻ ngốc nơi đông người hoặc lãng phí thời gian của người khác. Tuy nhiên, việc im thin thít hay còn gọi là giấu dốt, có nguy cơ khiến bạn phải trả giá đắt trong tương lai.

Vài năm trước, tôi làm việc với bộ phận đóng gói và phân phối của một công ty sữa để cải thiện chiến lược kinh doanh tổng thể của họ. Từ một anh sinh viên thực tập ở công trường, giờ nhảy vào ngành sữa thì rõ ràng tôi là tay mơ và không biết tí ti gì về thứ chất lỏng do bò sản xuất này.

Và, tôi chỉ có 1 tuần để chứng minh năng lực bằng hiệu quả công việc. Vì vậy, tôi mặc đồ bảo hộ kín mít, bước vào kho lạnh và bắt đầu hỏi han công nhân. Đến cuối ngày, tôi biết thêm khá nhiều điều về sữa. Rủi ro duy nhất ở đây chỉ đơn giản: Tôi trông giống một đứa trẻ lên 5 gặp gì hỏi nấy. Chỉ đến ngày thứ 2 thôi, tôi bắt đầu nắm được những thứ cơ bản và quá trình phân phối công việc của các phòng ban. Hết thời hạn, tôi đã ít nhiều giúp họ cải thiện quy trình, giảm chất thải.

Bạn không phải lúc nào cũng là chuyên gia trong một ngạch nhất định. Tuy nhiên, nếu ngại hỏi vì sợ bị lừa, bị xấu hổ, bạn đã bỏ lỡ cơ hội học hỏi thứ gì đó mới mẻ.

Tại sao tôi ngu dốt

"Vì sao mọi người lại chỉ vào cổ tay khi hỏi giờ, nhưng không chỉ vào mông khi hỏi nhà vệ sinh ở đâu?"

Dốt nát trong 5 phút hoặc dốt nát trong 50 năm, bạn chọn cái nào?

Khi còn nhỏ, tôi sống với ông ngoại. Tôi hỏi ông về mọi thứ trên đời, từ những câu dốt nát cho tới đầy tính khoa học. Như là: "Kinh nguyệt là cái gì?" hay "Sao mình đi đâu là mặt trăng theo đến đó?"

Người già có kiểu thông thái riêng của họ, ông ngoại luôn cố gắng trả lời hết những gì tôi hỏi, cái gì khó quá thì ông bảo không biết, để ông đi hỏi đã (và lơ đi luôn). Lớn hơn một chút, tôi ít hỏi han và nói chuyện hẳn với mọi người, kể cả với ông ngoại, phần vì đang dậy thì, còn lại sợ bị chê là "dốt".

Có lần, về quê chơi nhưng thằng cháu chào được đúng một câu thì ngồi đực ra, không hỏi han chuyện trò gì với ông ngoại. Để chữa cháy, tôi hỏi ông: "Lúc bé con hỏi suốt ngày như thế ông có mệt mỏi không?".

"Không", ông bảo. "Hỏi xong dốt nát mất một lúc còn hơn dốt nát 50 năm cuộc đời, không biết gì cứ hỏi". Sau đó, ông hồ hởi kể lại thời còn làm thợ sửa máy xúc và ông giám đốc gì đó khăng khăng cử 4 người đi khiêng bugi...

Wow, bằng một câu hỏi vu vơ và ngớ ngẩn dành cho ông ngoại, tôi đã tự cho mình một bài học quý giá. Nghĩ xa nghĩ gần, giấu dốt chỉ làm khổ chính bản thân và người khác thôi. Hãy cứ dại khờ, luôn nghi vấn và đặt ra những câu hỏi để đầy lấp lỗ hổng kiến thức của bản thân.

Chỉ tiếc rằng, khi nhận ra điều đó tôi chưa hề ý thức được thời gian trôi nhanh như thế nào, và ông ngoại không còn nhiều ngày ở trên đời để tôi hỏi han nữa.