Tại sao sốt xuất huyết không dùng aspirin

  • Mỗi người chỉ bị sốt xuất huyết 1 lần: Dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên đều có thể bị mắc sốt xuất huyết. Hiện lưu hành 4 týp virut sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại và thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước. Nếu một người đã nhiễm với chủng virut nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virut đó nhưng chưa có khả năng miễn dịch với những chủng virut còn lại. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong cả đời người.
  • Giảm sốt là hết bệnh: Theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và ít xuất hiện các biến chứng. Người bệnh vẫn có thể điều trị tại nhà. Từ ngày thứ 4 [tính từ khi bắt đầu sốt trở đi] là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nhiều người bệnh hay cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.
  • Uống thuốc Aspirin và Ibuprofen khi bị sốt xuất huyết: Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt... , đa phần mọi người thường nghĩ đến cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc giảm đau về dùng, trong đó có 2 loại là Aspirin và Ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh sốt xuất huyết Dengue gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến cho cơ thể dễ bị chảy máu. Trong khi đó, thuốc Aspirin và Ibuprofen cùng có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin còn có tác dụng phụ là loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu. Do vậy, tuyệt đối không uống hai loại thuốc kể trên khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết.
  • Ăn cơm có nguy cơ thủng ruột: Một nỗi lo ngại viển vông khác của người bệnh là sợ ăn cơm khi sốt xuất huyết sẽ gây thủng ruột nên chỉ dám ăn cháo. Đây là thông tin hoàn toàn sai lầm. Bệnh sốt xuất huyết nặng có thể gây chảy máu đường tiêu hóa nhưng không gây ra thủng ruột. Chế độ ăn trong bệnh sốt xuất huyết không phải kiêng khem, cần đảm bảo đủ năng lượng với thành phần dinh dưỡng hợp lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đánh răng khiến sốt xuất huyết bị nặng hơn: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không phải kiêng đánh răng một cách tuyệt đối. Bởi đánh răng và chảy máu chân răng sẽ không làm bệnh sốt xuất huyết nặng lên. Chảy máu chân răng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc tăng lên khi có các yếu tố kích thích như động tác đánh răng. Vì vậy, bị sốt xuất huyết với số lượng tiểu cầu còn cao thì vẫn có thể đánh răng nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh để giảm nguy cơ bị chảy máu chân răng.
  • Truyền dịch bị máu loãng: Một số người bị sốt xuất huyết không dám truyền dịch vì sợ máu loãng. Tuy nhiên, đây là nỗi sợ hoàn toàn vô căn cứ. Người bệnh sốt xuất huyết có thể bị mất nước do sốt cao, giảm lượng đưa vào do ăn uống kém, hoặc do thoát dịch vào tổ chức gian bào. Bù dịch ở bệnh nhân sốt xuất huyết nhằm mục đích bồi phụ lại lượng nước bệnh nhân bị thiếu hụt do những nguyên nhân kể trên. Vì vậy, bù dịch là một biện pháp cần thiết để điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết sẽ lây bệnh: Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Xét nghiệm Dengue NS1 Ag có thể phát hiện sốt xuất huyết

Bệnh Sốt Xuất Huyết: //www.hoanmysaigon.com/benh-sot-xuat-huyet.html 

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết: //www.hoanmysaigon.com/phong-ngua-benh-sot-xuat-huyet.html 

Năm 2022, Sốt Xuất Huyết Có Thể Trở Thành Đại Dịch?: //www.hoanmysaigon.com/nam-2022-sot-xuat-huyet-co-the-tro-thanh-dai-dich.html 

Cảnh báo bệnh Sốt xuất huyết Dengue | Khoa Nội tổng hợp: //youtu.be/yIdhgznqGDw 

Sốt xuất huyết | Bệnh truyền nhiễm phổ biến và cực nguy hiểm: //youtu.be/68iepUFljwo

Người mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau mình mẩy, đau cơ, khớp [rất giống với triệu chứng của cảm sốt thông thường hay cảm cúm...] và xuất huyết. Aspirin tôi rất lấy làm lo lắng, bởi nếu người bệnh không biết mà mua aspirin tôi dùng để hạ sốt thì thật khôn lường...

Không dùng thuốc aspirin khi bị sốt xuất huyết.

Aspirin có tác dụng để hạ sốt và giảm đau [mức độ nhẹ và vừa]. Thế nhưng thuốc chỉ an toàn khi sử dụng ở người khỏe mạnh, bình thường, không có các bệnh lý như hen, dị ứng, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận... Người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu tuyệt đối không được dùng.

Trong bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ bị rối loạn đông máu, khiến cơ thể dễ bị chảy máu [xuất huyết] và giảm tiểu cầu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn [ói] ra máu hoặc tiêu phân đen. Trong khi đó, aspirin lại ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu [nên sẽ chống lại quá trình cơ thể tự cầm máu khi bị chảy máu do sốt xuất huyết], gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày... làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra kéo dài hơn và không cầm được [nhất là xuất huyết đường tiêu hóa]. Kết quả làm cho bệnh sốt xuất huyết trầm trọng thêm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Điều nguy hiểm là các triệu chứng của sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với các ca sốt virut thông thường nên nhiều người đã tự ý mua aspirin về dùng mà không biết mình đang bị sốt xuất huyết, nên đã xảy ra tai biến... Vì vậy, khi bị những triệu chứng trên [nhất là trong mùa dịch] mà chưa loại trừ được sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng aspirin tôi để hạ sốt. Người bệnh cần đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán để được dùng thuốc thích hợp và điều trị kịp thời.

Nguồn suckhoedoisong

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội, trong 8 tháng vừa qua Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất huyết [SXH], tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021, không có trường hợp tử vong. Riêng tuần cuối tháng 8, Hà Nội ghi nhận 308 ca mắc SXH và 22 ổ dịch mới.

Theo CDC Hà Nội, số ca mắc SXH dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, kết quả giám sát tại nhiều điểm có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng. CDC khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ngay tại hộ gia đình; nhận biết các dấu hiệu SXH và diễn biến nặng, kịp thời đến cơ sở điều trị, tránh biến chứng nặng gây tử vong.

Trường hợp được cho điều trị tại nhà, bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Theo Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], trước đây nhiều ý kiến nhận định SXH là bệnh của trẻ nhỏ bởi hơn 90% các trường hợp mắc bệnh này xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở VN, SXH ghi nhận cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Giai đoạn đầu tiên [giai đoạn 1] của SXH, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt vi rút thông thường, thường biểu hiện sốt cao, đột ngột 39 - 40 độ C trong 1 hoặc 2 ngày đầu.

\n

Khi nghi ngờ bị SXH, đặc biệt lưu ý tại nơi sinh sống nếu đã có ca mắc SXH, người bệnh cần được thăm khám ở cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để được điều trị kịp thời, vì SXH có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp được bác sĩ khám bệnh cho điều trị tại gia đình, người bệnh vẫn cần được theo dõi thường xuyên về nhiệt độ cơ thể và các hiện tượng xuất huyết [nếu có] cũng như các dấu hiệu bất thường, để nếu cần thì đến bệnh viện ngay.

Tại gia đình, cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen hạ sốt với người mắc SXH. Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, không dùng hai thuốc này khi mắc SXH do nguy cơ gây tác dụng phụ là rối loạn đông máu. Cần đến cơ sở y tế khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng [đái máu hoặc rong kinh, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ].

Tin liên quan

Ibuprofen là thuốc hạ sốt mạnh, tác dụng kéo dài thế nhưng chúng lại không được dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Vậy khi bị sốt xuất huyết thì nên uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn tại sao sốt xuất huyết không dùng ibuprofen nhé.

Bị sốt xuất huyết không được dùng ibuprofen

Ibuprofen là một loại thuốc kháng viêm không chứa steroid, chúng hoạt động theo cơ chế giảm kích thích tố gây ra tình trạng viêm và đau trong cơ thể.

Ibuprofen được sử dụng để hạ sốt và điều trị đau hoặc viêm do các vấn đề như nhức đầu, đau răng, đau lưng, viêm khớp, đau bụng kinh, hoặc chấn thương nhỏ gây ra.

Tuy là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau ở liều cao và chống kết tập tiểu cầu ở liều thấp hơn. Tuy nhiên, Ibuprofen lại là thuốc chống chỉ định trong bệnh sốt xuất huyết. Điều này được lý giải là do tác dụng chống tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến hiện tượng chảy máu do sốt xuất huyết không cầm được, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Vì vậy, không dùng Ibuprofen cho người lớn và trẻ em khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt đối với trẻ em có thể gây phù não, suy gan nhiễm mỡ, tổn thương não và các tác dụng phụ cho đường tiêu hóa, suy hô hấp…

Mặc dù y học phát triển nhưng hiện tại vẫn chưa có thuốc trị sốt xuất huyết và cả vaccine phòng bệnh. Vì thế, điều trị cốt yếu trong việc điều trị sốt xuất huyết là điều trị nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần phải được bác sĩ chỉ định loại thuốc nên uống.

Việc điều trị sốt xuất huyết quan trọng nhất là hạ sốt để giảm triệu chứng của bệnh, kết hợp bù nước, điện giải và sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng, ức chế phát triển virus, rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể như sau:

Paracetamol [Acetaminophen] có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh nên được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều bởi nó có tác dụng phụ là gây độc cho gan nếu dùng quá liều. Thời gian sử dụng thuốc sẽ từ khoảng 4 – 6 giờ mới được dùng liều tiếp theo.

Lưu ý, ngoài Ibuprofen thì Aspirin [hoặc diclofenac, meloxicam] cũng giúp giảm đau, hạ sốt nhưng không được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết vì thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông, được dùng dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Nên khi sử dụng Aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da,…

Cần sử dụng loại thuốc nào nếu bị sốt xuất huyết

Bị sốt xuất huyết cơ thể mất nước nên cần phải bù nước. Người bệnh có thể sử dụng oresol hoặc đơn thuần chỉ dùng nước sôi để nguội hoặc có thể dùng thêm nước trái cây. Tuy nhiên, khi sử dụng oresol cần lưu ý pha đúng tỷ lệ và pha bằng nước đun sôi để nguội.

Trường hợp sốt xuất huyết nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng được nhu cầu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền nước. Điều này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, do đó bạn có thể chọn cách tăng sức đề kháng để cơ thể có thể chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Theo khuyến cáo của chuyên gia, bạn nên lựa chọn tăng sức đề kháng bằng sản phẩm thảo dược an toàn. Sản phẩm bạn cần có chứa cao Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ… Sản phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

Sản phẩm gồm các thảo dược tự nhiên nên an toàn với mọi người, trong đó phức hợp XTDcomplex được tạo ra bởi tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet khi kết hợp với các thành phần còn lại sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra. Nên có thể dùng trong điều trị và phòng bệnh do virus gây nên trong đó có bệnh sốt xuất huyết.

Như đã đề cập ở trên, thuốc hạ sốt Paracetamol [acetaminophen] là thuốc thông dụng và tương đối an toàn, có thể tự sử dụng tại nhà khi bị sốt, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau:

  • Sốt từ 39 độ C thì bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em chỉ cần sốt trên 38,5 độ C đã phải dùng thuốc ngay vì tốc độ gia tăng thân nhiệt của trẻ lên đến 39-40 độ C là rất nhanh, đây là ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.
  • Không dùng liên tiếp các liều paracetamol trong khoảng thời gian dưới 4 giờ
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không dùng quá liều, không dùng phối hợp với các thuốc có chứa cùng hoạt chất paracetamol khác.
  • Thuốc paracetamol có nhiều dạng bào chế [thuốc viên, siro uống, thuốc bột, thuốc cốm, viên sủi và viên đặt hậu môn], không dùng phối hợp các đường dùng khác nhau, chỉ sử dụng một dạng bào chế để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc gây tổn thương gan, suy giảm chức năng gan.
  • Trước khi dùng thuốc nên kết hợp chườm mát, nằm nghỉ ở nơi thoáng đãng, uống đủ nước.
  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên, khi thấy các dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng chuyển nặng thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề