Tại sao rắn lại thích sữa mẹ

Nhiều người đã vô cùng sợ hãi khi chứng kiến cảnh tượng con trăn to lớn bò vào nhà dân rồi "ngửi" em bé trên võng.

  • Nghe con gái lớn hét: "Em nôn ra máu", bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong
  • Ngủ chung giường với con, bà mẹ kinh hoàng phát hiện con trai 1 tháng tuổi không động đậy

DailyMail dẫn lại một đoạn video trích xuất từ camera an ninh của một gia đình tại Bến Tre vào 10h27 sáng ngày 7/12/2020 sẽ không khỏi khiến người xem phải sởn da gà. Trong video đó ghi lại cảnh một bà mẹ đang đưa võng ru con ngủ thì bất ngờ phát hiện một "vị khách" đáng sợ.

Một con trăn to lớn đã âm thầm bò từ cửa vào rồi ngóc đầu lên về phía em bé như đang ngửi mùi, lúc này người mẹ vẫn mải mê ru con nên không để ý xung quanh. Một lát sau, người mẹ mới hốt hoảng đến té ngửa và nhanh chóng bế con qua phòng khác để thoát khỏi con trăn.

Trăn ngóc đầu ngửi em bé khiến mẹ hốt hoảng bế con bỏ chạy

Con trăn vẫn nán lại một lúc rồi mới quay đầu bò ra ngoài theo hướng mà nó đã vào, rất tiếc chất lượng đoạn phim quá thấp nên rất khó để xác định đây là con trăn gì? Nhiều người cho rằng rắn hay trăn rất thích mùi trẻ sơ sinh, mùi sữa mẹ và thường bò vào nhà gia đình có trẻ nhỏ.

Vậy thực hư chuyện trăn hay rắn thích mùi của trẻ sơ sinh là như thế nào?

Chỉ tính riêng nước ta cũng có rất nhiều trường hợp rắn tấn công bé sơ sinh và thậm chí như trường hợp bé 22 ngày tuổi ở Hà Tĩnh bị rắn cạp nia cắn tử vong ngày 8/1/2020. Điều đó khiến nhiều người tin rằng rắn rất thích mùi của trẻ em.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Quảng Trường, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật khẳng định trên báo Vietnamnet, thông tin này không chính xác. Ông cho rằng trong tổng số hơn 300 loài rắn ở nước ta thì tất cả đều có khứu giác kém phát triển, không ngửi được mùi.

Ông cũng khẳng định việc rắn thích mùi sữa mẹ như những lời đồn đại là không có cơ sở khoa học, đồng thời bác bỏ luôn cách đuổi rắn dân gian như trồng các loại cây có tinh dầu [sả, củ kiệu, nén, cây lan tỏi...] để đuổi rắn là vô tác dụng vì chúng không ngửi được mùi.

Rắn liệu có thích mùi sữa. Ảnh: Wiki

Đa số các loại rắn và trăn đều có thị lực kém phát triển, thay vào đó chúng sử dụng chiếc lưỡi để lần theo vị trí con mồi. Chiếc lưỡi này sẽ giúp cảm thụ các phân tử hóa học trong không khí hay thậm chí trên mặt đất, dưới nước.

Ngoài ra đối với các loài rắn độc như rắn đuôi chuông, copperhead hay cả các loài trăn còn có một bộ phận có tên pit hole [hố má] ở gần mắt giúp chúng 'nhìn' thấy con mồi thông qua nhiệt độ của nạn nhân so với môi trường.

Thế nhưng khả năng khứu giác của rắn lại nhạy cảm với các chấn động hơn là mùi vị, tóm lại việc rắn hoặc trăn thích mùi sữa mẹ và bò vào các gia đình có trẻ con là lời đồn không hề có cơ sở khoa học.

Em bé chập chững tập đi bị ngã dúi dụi làm ai nấy xót xa, nhưng thái độ của ông bố khiến dân mạng người khen kẻ chê

Những câu chuyện bị rắn cắn vẫn luôn khiến người nghe rùng mình sợ hãi. Mặc dù ngày nay chuyện rắn bò vào nhà cắn người đã hiếm nhưng vụ việc xảy ra mới đây được một người mẹ chia sẻ lại vẫn là lời nhắc nhở người lớn phải thật cẩn thận để trẻ nhỏ không trở thành nạn nhân bị rắn độc cắn.

[Ảnh FBNV] Hồi xưa lúc sinh con em về nhà chồng 3 tháng đầu. Có lúc đang ngồi cho con bú mà ngực bên căng bắn thành tia tràn trề nhỏ giọt dưới đất luôn đó các mẹ. Ngộ một điều là má chồng với dì chồng em thấy vậy là đi lau ngay. Còn dặn em là mai mốt cho con bú thì ra nhà trước chứ đừng có chui vô buồng. Em thì thấy lạ lắm bởi vì cửa trước nhà chồng em không kín đáo chút nào, nhà gần chợ thì người qua lại cũng nườm nượp, ai mà dám ngồi hớ hênh cho con bú chứ. Thấy em hơi nhăn nhó, má chồng em mới giải thích là rắn rất thích mùi sữa mẹ, nếu con mà chui vô buồng, sữa dây ra nệm, mền mà không có ai lau thì coi chừng rắn đánh mùi chui vào, rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Em nghe vậy thì mới thông đó các mẹ, mà chuyện rắn rít thích sữa mẹ sau này em nghe nhiều người nói lắm. Gần đây đọc thông tin trên mạng thì lại càng thắc mắc nhiều hơn, không biết có mẹ nào có kinh nghiệm trong vụ này không. Em mới đọc trên mạng xã hội nè các mẹ. Câu chuyện được chị X. ở Đức Hòa, Long An chia sẻ kèm những hình ảnh của bé gái với khuôn mặt tím bầm do bị trúng nọc độc rắn khiến ai nấy cũng đều cảm thương và lo cho em bé. Em bé trong những bức ảnh thương tâm trên là con gái đầu lòng của chị, tên bé là Phúc V., gần 5 tuổi. Sự việc kinh hoàng đã xảy ra được hơn 3 tháng. Nhưng với gia đình chị nó vẫn còn là nỗi ám ảnh như thể mới xảy ra ngày hôm qua vậy. Chị kể, đêm hôm đó, cũng như mọi khi, ăn tối xong vợ chồng chị cho hai con về phòng chơi một lúc rồi đi ngủ. Vì phòng ngủ của anh chị được ốp kính, không có muỗi nên anh chị chủ quan không mắc màn. Các con chơi xong, đến giờ ngủ là cả nhà vào giường nằm. Cả nhà đang ngủ say, đến khoảng 1h sáng tự nhiên bé Phúc V. khóc thét. Bố bé nằm bên nghĩ con gái mơ ngủ giật mình nên quay sang con, luồn tay vào chăn định vỗ cho con ngủ tiếp thì bất ngờ thấy tay như bị vật gì nhọn đâm vào khiến anh đau điếng, tê cứng. Hoảng quá, anh vùng dậy bật điện, lật tấm chăn ra mới tá hỏa phát hiện thấy con rắn lục đuôi đỏ rất hung dữ, dài hơn mét đang cuộn tròn bên cạnh con gái. Hoảng hơn, bé gái đã bị cắn 3 vết trên mặt, máu chảy rất nhiều khiến bé vừa đau vừa hoảng sợ. Biết làrắn độc cắnnên bố bé vội lấy garo nịt chặt vết thương trên tay mình để tránh cho nọc độc không lan ra vùng khác và bắt xe bế con vào viện. Trên đường đi, bé nôn ói liên tục. Mặt bé bắt đầu sưng phù, chuyển sang tím bầm lan nhanh từ mặt xuống, cổ, ngực. Vết thương mỗi lúc một đau khiến bé khóc lặng cả tiếng. Tay người cha đỡ đau hơn con một chút vì anh bị rắn cắn sau nên độc nhẹ hơn
Câu chuyện chị X. tâm sự khiến nhiều mẹ thắc mắc thật sự có phải rắn thích mùi sữa mẹ [Ảnh FBNV] Vào viện, 2 bố con được bác sĩ truyền huyết thanh giải độc ngay. Tình trạng của ông bố nhẹ hơn nên được xuất viện sau 2 ngày điều trị. Bác sĩ nói may là ngón tay vẫn cử động được, nếu không sẽ phải tháo khớp. Riêng bé Phúc V. bị nặng hơn nên phải nằm viện 8 ngày để theo dõi điều trị. Khi nọc độc được đào thải ra ngoài, vết tím bầm trên mặt và ngực bé cũng dần giảm đi. Hôm xuất viện, bé đã nhanh nhẹn, chịu khó ăn uống trở lại. Nhưng giờ cứ nhắc tới rắn là bé sợ tái mặt. Chị X. cho biết, bên cạnh nhà chị có trồng vườn cỏ để nuôi bò, có thể do cây cối um tùm nên con rắn ở đó từ trước mà anh chị không biết. Có điều từ trước giờ nhà chị không bị rắn vào bao giờ. Đây là lần đầu tiên có rắn vào nhà. Đặc biệt, thời điểm chồng và con bị rắn cắn, chị X.lại đang cho con bú. Bé thứ 2 nhà chị khi đó mới có 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn bởi chị rất nhiều sữa. Chị X.hoang mang kể: "Thấy nhiều người bảo rắn thích sữa mẹ, rồi họ còn kể có trường hợp mẹ cho con bú ngủ quên, bị rắn bò vào nhà ngậm ti mẹ mút sữa mà mình thấy gai người, lạnh sống lưng, thấy trùng hợp với chuyện xảy ra đêm đó của nhà mình. Cũng không rõ lần này con rắn kia bò vào phòng mình là ngẫu nhiên hay vì thấy mùi sữa của mình nữa. Hôm ấy mình cũng cho con ti, mệt quá ngủ quên, sữa bên ngực kia chảy đẫm cả áo, và rồi đến nửa đêm thì phát hiện có rắn vào giường… Thật sự quá đáng sợ. Sau sự việc đó, mình luôn thận trọng dọn dẹp vệ sinh phòng, nhất là khăn sữa của con, cũng như tuyệt đối không để vương sữa ra nhà vì sợ rắn vào tiếp. Đồng thời, trước khi đi ngủ, chồng mình luôn kiểm tra đi kiểm tra lại giường chiếu, chăn màn, chứ không dám chủ quan như trước.Nhà mẹ nào nuôi con nhỏ, nhà có vườn tược, cây cối um tùm xung quanh cũng lưu ý làm thế cho yên tâm, tránh để xảy ra sự việc đáng tiếc như nhà mình nhé". Cũng không biết rõ liệu có phải là do thích mùi sữa nên rắn mò vào nhà không nhưng các mẹ sinh sống ở những vùng xa, có nhiều cây cối rậm rạp thì cũng phải đề phòng nhé. Để phòng rắn vào phòng, các mẹ nên nhờ người chặt bớt các cành cây phủ bóng xuống phòng, các bụi rậm, dọn dẹp sân vườn thoáng đãng, ẩm mốc. Với nhà ngói, cần đảm bảo các viên ngói xếp khít không có lỗ để ngăn chặn rắn từ cành cây chui xuống. Nếu có lỗ hổng cần làm lưới đảm bảo an toàn cho cả nhà. Trước khi đi ngủ cần kiểm tra một lượt khắp phòng, soi đèn hoặc có thể dùng chổi để luồn lách vào những gậm giường, tủ, giũ chăn màn, gối để đảm bảo rắn không ở sẵn trong phòng. Khi đi ngủ cần đóng kín các cửa sổ, cửa ra vào để tránh khi đang ngủ rắn theo kẽ hở vào phòng. Nhà có nhiều cháu nhỏ thì nên làm cửa lưới chắn rắn. Có nhiều loại cửa lưới với mắt lưới có độ rộng hẹp khác nhau. Cửa lưới có thể chống được nhiều loại côn trùng vào phòng như ruồi, muỗi… và ngay cả rắn cũng không thể vào. Cửa lưới cũng khá tiện lợi khi bạn đi ra, đi vào vẫn có thể đóng và đảm bảo căn phòng thông thoáng. Tổng hợp từ TTN, TTT, Baomoi...

Video liên quan

Chủ Đề