Tại sao phụ nữ sau sinh bị trầm cảm

Thông tin chia sẻ uy tín, chuẩn xác từ ThS. BS Vương Thị Thủy - Giảng viên Bộ môn Tâm thần  - Trường Đại học Y Hải Phòng.

Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh của một bà mẹ bỉm sữa

Trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn, nhanh chóng. Nhưng nó sẽ tái phát khi bệnh nhân sinh con lần sau. Các bà mẹ hay người thân có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sau:

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Trầm uất: Bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, hay muốn khóc phần lớn thời gian trong ngày. Ở một vài thời điểm nhất định trong ngày như buổi sáng hoặc buổi tối bạn có thể cảm thấy tệ hơn nhiều. Người nhà có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu này thông qua vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ của bệnh nhân.

Cáu gắt: Bạn cảm thấy mình dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con bạn hay những người khác, một số bà mẹ không kiềm chế được cảm xúc, đánh con sau đó lại cảm thấy mình vô dụng.

Mệt mỏi: Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và thiếu năng lượng, thậm chí việc chăm sóc con, chăm sóc bản thân, cũng trở nên quá sức.

Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Ảnh minh họa

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Mất ngủ thường gặp ở người mới sinh con. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng bạn không thể ngủ được, bạn nằm đó thao thức và lo lắng đủ thứ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh giấc hoặc dậy rất sớm. Một số trường hợp có thể ngủ rất nhiều.

Bồn chồn: Bạn vẫn thấy bồn chồn không yên, không thể ngồi yên một chỗ mà phải đi lại, tuy vậy chỉ một vài cử động nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy mất nhiều sức lực.

Thay đổi khẩu vị: Bạn không muốn ăn uống hoặc mất khẩu vị, quên ăn. Một số người ăn để xả stress nhưng lại lo lắng nhiều việc mình có thể tăng cân.

Không thích thú bất kỳ thứ gì: Bạn cảm thấy không thích thú hay tận hưởng bất kỳ điều gì. Bạn có thể không cảm thấy vui sướng khi ở chung với con của mình.

Mất hứng thú với tình dục: Trầm cảm sau sinh có thể lấy đi bất kỳ sự ham muốn nào, có thể là vì quá đau hay bạn quá mệt mỏi. Người bạn đời có thể không hiểu điều này nếu bạn không chia sẻ cảm xúc thực của mình và cảm thấy bị bỏ rơi.

Suy nghĩ tiêu cực và hay cảm thấy tội lỗi: Trầm cảm có thể tác động đến cách suy nghĩ của bạn theo chiều hướng tiêu cực, chẳng hạn:

- Bạn có thể muốn gây tổn thương bản thân mình hoặc con hoặc cả hai.

- Bạn có thể có những suy nghĩ như "mình không phải là người mẹ tốt" hay "con mình không thương mình"

- Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì nghĩ như vậy hoặc cho rằng mọi vấn đề đều do lỗi của bạn

- Bạn có thể mất tự tin

- Bạn có thể cảm thấy mình không chống đỡ nổi nữa

Lo âu quá mức – Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường gặp: Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, nỗi lo sợ này có thể trở nên quá mức chịu đựng. Bạn có thể lo lắng:

- Con mình quá yếu

- Cân nặng của con không đủ

- Con khóc quá nhiều và bạn không thể làm con nín khóc

- Con quá im ắng và có thể ngừng thở

- Bạn có thể tổn thương con

- Bạn gặp vấn đề về sức khỏe

- Bạn lo chứng trầm cảm sau khi sinh của mình sẽ không bao giờ khá lên được

- Bạn lo lắng sợ hãi khi ở một mình với con và cần sự trấn an liên tục từ chồng, người thân trong gia đình.

- Khi cảm thấy lo âu, bạn có thể có một vài triệu chứng sau: Tim đập mạnh, mạch đập nhanh, không thở được, đổ mồ hôi, sợ rằng mình sẽ ngất xỉu hoặc bị trụy tim.

- Bạn tránh những nơi đông đúc hoặc các tình huống tương tự, vì bạn lo rằng mình sẽ có triệu chứng hoảng sợ.

Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ có thể trở nên quá mức chịu đựng.

Tránh né những người khác: Bạn lựa chọn tránh gặp gỡ gia đình, bạn bè hoặc cảm thấy khó khăn khi phải đi gặp những nhóm hỗ trợ giúp trầm cảm sau khi sinh.

Tuyệt vọng: Mọi chuyện bế tắc với bạn và sẽ chẳng bao giờ khá hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng nữa, thâm chí bạn có suy nghĩ về gia đình sẽ tốt hơn khi bạn không còn.

Suy nghĩ tự tử: Ở trầm cảm sau sinh thường có những ý định và hành vi tự sát, cùng hành vi giết đứa con, điều này rất nguy hiểm.

Nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hoặc người khác thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video hướng dẫn cách ly tại nhà cho một số đối tượng cụ thể


Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm sau sinh rất phức tạp, vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng, nhưng thường có thể chi thành ba phương diện là nhân tố về sinh lý, thể chất và tâm lý xã hội.

Về mặt sinh lý, trong quá trình từ khi mang thai đến khi sinh, hoocmone thay đổi khá mạnh, nếu hoocmone nữ và thể vàng sẽ tăng lên trong giai đoạn mang thai nhưng sau khi sinh sẽ giảm rất nhanh. Vì thế sự giảm xuống nhanh như vậy có thể là nguyên nhân chủ yếu tạo ra chứng trầm cảm. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho rằng hoocmone vỏ thượng thận và hoocmone tuyến giáp giảm đi cũng là nguyên nhân có thể gây ra chứng trầm cảm

Về thể chất, những sản phụ trước kia có chứng trầm cảm sẽ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao từ ba đến năm lần so với người bình thường. Ngoài ra sản phụ tuổi còn ít, sản phụ có tiền sử bệnh căng thẳng, lo lắng hoặc những sản phụ có tiền sử bệnh về tâm lý cũng rất dễ xuất hiện hiện tượng trầm cảm sau sinh.

Về mặt tâm lý xã hội, do việc chăm sóc em bé sau khi sinh khá tốn công sức, em bé ngủ nghỉ và bú sữa không theo thời gian cố định nên mẹ mệt mỏi, hay bị mất ngủ và cơ thể suy nhược. Khi sức khỏe và tinh thần bị suy nhược trong thời gian dài, sự căng thẳng, lo lắng, trầm cảm theo đó xuất hiện. Đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra triệu chứng trầm cảm sau sinh.

Vấn đề tâm lý thích ứng được tạo ra do sự thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Chẳng hạn sự thay đổi về vai trò: sản phụ trong thời gian mang thai đang là đối tượng được chăm sóc, lại chuyển thành vai trò người mẹ sau khi sinh và cảm thấy áp lực rất lớn. Đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ, đối mặt với rất nhiều vấn đề của em bé, sản phụ không biết làm sao cho tốt.

Khi đó, nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài để duy trì vai trò của sản phụ là đối tượng được chăm sóc thì sản phụ dễ nảy sinh tâm lý cô lập và thất vọng vô cùng. Còn có một số tâm lý dự cảm cá nhân, như em bé có phải là niềm mong đợi của sản phụ và gia đình không, sức khỏe em bé, sự thay đổi của gia đình sau khi em bé ra đời, sự tăng cân và chuyển đổi công việc sau khi sinh, đều là các nhân tố thường gặp có ảnh hưởng đến tâm lý của sản phụ.

TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM SAU SINH

Triệu chứng thường gặp của trầm cảm sau sinh xuất hiện sau khi sinh 1 tuần là tâm trạng không vui, dễ kích động, dễ cáu gắt, buồn tủi, khóc vô cớ, thậm chí có trường hợp thay đổi tâm lý quá lớn, sẽ dẫn đến cảm giác lo lắng sợ sệt. Nếu được quan tâm kịp thời, chứng trầm cảm thường mất đi sau 1 tuần.

Còn “trầm cảm sau sinh” xuất hiện muộn hơn, ngoài những triệu chứng như hụt hẫng tâm lý, còn có các triệu chứng như thể trạng yếu, uể oải không muốn làm gì, nhu cầu ăn giảm, mất ngủ… Những điều này cần được gia đình sản phụ chú ý. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện cả ngày, nếu không có trị liệu thích hợp có thể sẽ kéo dài từ sáu đến chín tháng.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TRẦM CẢM SAU SINH

Nhận thức của gia đình với chứng trầm cảm sau sinh là rất quan trọng. Nếu có thể phòng chống trước và sớm phát hiện, phối hợp trao đổi lúc thích hợp, đặc biệt là giao lưu về mặt tình cảm sẽ giảm thiểu triệu chứng trầm cảm.

Khi sản phụ và gia đình nhận thấy có những tình cảm tâm lý bất thường vượt quá 1 tuần, thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Điều này rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn tác động không tốt đến sự phát triển của em bé.

Do người mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của em bé, nhất là trong giai đoạn đầu khi em bé sinh ra là bắt đầu cảm nhận các thông tin như ngôn ngữ, hành động và tình cảm của người mẹ, nên sự ổn định tình cảm của người mẹ rất quan trọng.

Trị liệu có thể tiến hành từ tư vấn đến điều trị bằng thuốc. Qua tư vấn, sản phụ và chồng cũng như các thành viên trong gia đình có thể nhận thức nhiều hơn về chứng trầm cảm sau sinh, phát hiện nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh, cùng sản phụ đối diện và giải quyết các vấn đề này.

Trị liệu bằng thuốc là phương pháp khá hiệu quả và rất nhanh chóng. Hiện nay người ra thường dùng thuốc chống trầm cảm và chống lo lắng, thuốc này rất an toàn và ít tác dụng phụ. Nhưng phải chú ý rằng có một số loại thuốc sẽ tiết ra theo sữa. Để tránh truyền thuốc cho em bé, nếu sản phụ cho con bú thì phải trao đổi chi tiết với Bác sĩ. Có những người thắc mắc, liệu những người mắc chứng trầm cảm sau sinh có phải là người bị tâm thần nặng không? Thực tế là không phải, trạng thái tâm sinh lý của người mẹ ảnh hưởng đến em bé rất nhiều nên người mẹ cần nhanh chóng phục hồi trạng thái tâm sinh lý, như thế mới có thể tạo ra môi trường tốt nhất cho em bé phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề