Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học

Trong cuộc sống gia đình, nếu biết cách điều hòa những xung đột tâm lý thì cha mẹ có thể đẩy lùi những phản ứng tiêu cực từ phía con cái.

  • Vô tình làm hư con
  • Cố ép con thành... thiên tài

Xung đột tâm lý và những hậu quả

Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về cùng một vấn đề. Theo TS Đỗ Hạnh Nga - Khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì con cái ở độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông dễ sảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhiều nhất.

Nếu như ở lứa tuổi trước con cái thường nghe lời cha mẹ trong mọi vấn đề từ học tập, cho đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình… thì giai đoạn này hoàn toàn ngược lại. Sẽ không ngạc nhiên gì khi bạn nhân thấy khó có thể áp đặt những quyết định của mình lên đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng trong giai đoạn này. Nếu có thì cũng phải trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt giữa cha mẹ và con cái. Và chúng sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng với tâm trạng ấm ức hoặc chỉ là cách để đối phó tạm thời với cha mẹ.

Trong khi con trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã có khả năng nhận thức thế giới một cách nhất định muốn chứng tỏ khả năng độc lập của bản thân đối với những công việc trong cuộc sống hàng ngày, thì những ông bố bà mẹ lại muốn duy trì sự phụ thuộc tuyệt đối của con cái vào mình. Đây là nguyên nhân sâu sa tạo nên xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học

Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái sẽ khiến con cái có những phản ứng tiêu cực

(Ảnh minh họa)

Phần lớn những xung đột nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến học tập, về quan hệ bạn bè, sở thích, cách ứng xử trong gia đình, cách sử dụng tiền và nhận thức về hình thức bên ngoài của con cái.

Thật sai lầm nếu như cha mẹ dùng các biện pháp giáo dục tiêu cực với con cái để buộc chúng phải tuân theo quyết định của mình trong giai đoạn này.Nó chỉ khiến cho sự xung đột giữa hai bên trở nên trầm trọng hơn. Không ít bậc làm cha làm mẹ đã ra sức cấm đoán, dọa nạt, thậm chí đánh đập con cái để buộc chúng tuân theo quyết định của mình dẫn đến những phản ứng không mong đợi. Nhẹ có thể là đứa trẻ sẽ lầm lì ít giao tiếp, xa cách với cha mẹ, nặng hơn có thể bỏ nhà đi bụi, xa vào các tệ nạn xã hội…

Xung đôt tâm lý giữa hai thế hệ trong gia đình, có thể gây nên những vết hằn không tốt trong tâm lý của con trẻ về cha mẹ. Chúng sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Cảm thấy bản thân thật bất hạnh khi cha mẹ không hiểu, không yêu thương, không tôn trọng chúng. Một số khác còn có tâm lý thù ghét cha mẹ. Vì vậy đứa trẻ sẽ càng không tuân thủ những quyết định chủa cha mẹ.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ

Giao tiếp thường xuyên với con cái: Các bậc cha mẹ cần biết rằng con trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên có những biến đổi về nhận thức từng ngày từng giờ. Vì vậy cha mẹ cần phải thường xuyên giao tiếp, trò chuyện để sớm nhận biết những thay đổi trong nhận thức của chúng. Để hạn chế khoảng cách trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về cùng một vấn đề thì giao tiếp là một phương pháp hữu hiệu.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học

Đừng quá gay gắt mà hãy tôn trọng quyết định của con cái trong

khuôn khổ nhất định(Ảnh minh họa)

Giao tiếp ở đây không phải là việc la mắng, quát tháo, to tiếng, mà là giao tiếp có kỹ năng thông qua việc chia sẻ mục tiêu. Hãy hỏi con của bạn về những ước mơ, mục tiêu trong tương lai và giải thích cho chúng hiểu nếu bạn thấy những mục tiêu đó không tốt cho chúng . Thông qua giao tiếp bạn sẽ định hướng nhận thức cho con cái, thắt chặt sự hiểu biết hòa hợp giữa các bên.

Tôn trọng quyết định của con trong khuôn khổ nhất định: Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là nhìn nhận sự xung đột giống như một cuộc chiến giành quyền kiểm soát và quyền ra quyết định.

Cha mẹ cần hiểu rằng chính trẻ là người ra quyết định. Bạn chỉ có thể tác động giúp chúng ra quyết định một cách đúng đắn hay không mà thôi. Đừng cố buộc chúng phải làm theo ý mình một cách thô bạo, nếu không chúng sẽ trở nên ngang bướng thậm chí tiêu cực để khẳng định quyền quyết định này.

Xung đột trong gia đình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất đồng quan điểm, thiếu trách nhiệm, không chung thủy,… Dù bắt nguồn từ nhiều vấn đề nhưng “chìa khóa” để giải quyết bất hòa luôn là sự thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Xung đột trong gia đình là vấn đề khó có thể tránh khỏi giữa các cặp đôi, giữa bố mẹ – con cái và anh chị em trong nhà

Xung đột gia đình là gì?

Xung đột là vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình chung sống. Nói một cách đơn giản, xung đột gia đình là tình trạng các thành viên không hòa hợp trong cách suy nghĩ, quan niệm, hành xử và định hướng tương lai. Xung đột được thể hiện thông qua lời nói, sự im lặng và đôi khi có đi kèm với các hành vi tác động đến thể chất.

Xung đột trong gia đình thường xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm và đôi khi cũng có thể xảy ra do tranh giành lợi ích. Không giống với những mối quan hệ khác, gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Chính vì vậy, cả ba mẹ lẫn con cái đều phải cư xử thấu đáo để vấn đề không đi quá xa.

Thực tế, mâu thuẫn và xung đột là điều khó tránh khỏi dù đó là mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay là gia đình. Xung đột trong gia đình thường có liên quan đến rất nhiều vấn đề và phụ thuộc khá nhiều vào tính cách của mỗi người. Dù có nguyên nhân đa dạng nhưng “chìa khóa” để hóa giải xung đột luôn là sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.

Nguyên nhân gây ra xung đột gia đình

Xung đột trong gia đình có thể xảy ra giữa bố mẹ với con cái, giữa con cái với nhau hoặc giữa vợ và chồng. Ngoài ra, mâu thuẫn cũng có thể xảy ra với những người thân khác trong gia đình.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây xung đột gia đình được các chuyên gia tâm lý chỉ ra:

1. Thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu

Chia sẻ và thấu hiểu là chìa khóa để duy trì và phát triển các mối quan hệ. Nếu các thành viên trong gia đình thiếu đi những yếu tố này, mối bất hòa sẽ dần xuất hiện và trở nên sâu sắc hơn. Thực tế, đây là nguyên nhân cốt lõi cho mọi bất hòa và mâu thuẫn trong gia đình chứ không phải là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc, tài chính hay khoảng cách giữa các thế hệ.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến xung đột trong gia đình

Nhiều gia đình cũng phải đối mặt với những vấn đề trên nhưng với sự thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm, các thành viên hoàn toàn không có xung đột. Ngược lại, ở những gia đình này, con cái luôn biết ơn bố mẹ, ngoan ngoãn và nỗ lực học tập. Vợ chồng thấu hiểu và cùng nhau cố gắng, đồng thời luôn dành sự tôn trọng và biết cách lắng nghe con cái.

Vì vậy, thiếu đi sự thấu hiểu chính là nguyên nhân cốt lõi của mọi vấn đề trong gia đình. Khi không có sự chia sẻ và thấu hiểu, mỗi người sẽ cố chấp giữ quan điểm của bản thân, không tiếp nhận và thay đổi trước lời khuyên của người khác. Nếu không được cải thiện, không khí gia đình sẽ trở nên nặng nề và tù túng.

2. Thiếu trách nhiệm

Ngoài việc thấu hiểu và chia sẻ, vô trách nhiệm cũng là nguyên nhân gây ra xung đột gia đình. Nhiều người nhầm tưởng chỉ có bố mẹ mới cần có trách nhiệm với con cái. Tuy nhiên, con cái cũng cần được giáo dục để ý thức về vai trò của gia đình và trách nhiệm của bản thân đối với bố mẹ.

Bố mẹ thể hiện trách nhiệm thông qua việc chăm sóc, nuôi dạy và làm việc để tạo ra thu nhập. Bên cạnh đó, con cái cũng cần thể hiện trách nhiệm bằng cách phụ giúp bố mẹ việc nhà, học hành chăm chỉ, rèn luyện bản thân và luôn thể hiện sự biết ơn đối với bậc sinh thành thông qua lời nói, hành động.

Thiếu trách nhiệm khiến mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẽo và dễ bị sứt mẻ. Con cái thiếu trách nhiệm thường bị bố mẹ la mắng, trách móc và dễ hình thành các hành vi chống đối. Trong khi đó, nếu bạn đời vô trách nhiệm, người còn lại sẽ cảm thấy nặng nề và áp lực với nhiều vấn đề phải xử lý.

Có thể nói, ngoài tình yêu thương, trách nhiệm là yếu tố quan trọng không kém đối với cuộc sống hôn nhân. Khi có trách nhiệm với gia đình, mỗi cá nhân sẽ ý thức được lời nói, hành vi của bản thân và nỗ lực hơn trong quá trình học tập, làm việc.

3. Không chung thủy

Xung đột trong gia đình cũng có thể liên quan đến việc bạn đời không chung thủy. Đối mặt với việc bạn đời ngoại tình, khó có ai duy trì được cuộc sống gia đình hạnh phúc như trước đây. Thực tế, nhiều người phụ nữ cố gắng nhẫn nhịn khi chồng ngoại tình để giữ hạnh phúc gia đình và mong muốn con cái lớn lên có đầy đủ bố mẹ.

Dù như vậy, xung đột cũng sẽ nhen nhóm thông qua lời nói lạnh nhạt và thái độ thờ ơ. Trong trường hợp này, xung đột không thể hiện rõ ràng thông qua lời nói và hành động. Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ sẽ phải đối mặt với sự nặng nề, tù túng và mệt mỏi.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Xung đột gia đình thường có liên quan đến việc bạn đời ngoại tình, không chung thủy

Trẻ nhỏ có thể không ý thức được mối bất hòa “vô hình” giữa bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ ở tuổi dậy thì trở lên sẽ tinh ý hơn và rất dễ nhận biết việc bố mẹ đang có vấn đề. Điều này ít nhiều cũng sẽ gây tổn thương và làm tăng sự nhạy cảm trong tâm lý của con. Ngoài những quy chuẩn đạo đức, ngoại tình còn bị lên án bởi những hậu quả nặng nề đối với đời sống gia đình và để lại tổn thương sâu sắc cho bạn đời lẫn con cái.

4. Bất đồng quan điểm trong cách sống

Giữa vợ chồng, bố mẹ – con cái và giữa anh chị em trong nhà rất dễ xảy ra xung đột nếu bất đồng quan điểm trong cách sống. Mỗi người sẽ có đặc điểm tính cách, cách nhìn nhận và tư duy riêng nên sẽ hình thành quan điểm sống khác biệt. Vì vậy, việc bất đồng về quan điểm sống là điều dễ hiểu.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Đặt lịch hẹn tham vấn cùng chuyên gia qua hotline: 096 589 8008.

Khi xảy ra bất đồng, phản ứng chung của mọi người là tranh cãi để bảo vệ quan điểm của chính mình. Tuy nhiên, cuộc trò chuyện sẽ trở nên căng thẳng và dễ dẫn đến xung đột nếu cả hai phía cứng nhắc, không chấp nhận thỏa hiệp. Rất nhiều người không giữ được bình tĩnh và liên tục có những lời nói làm tổn thương đối phương.

5. Ghen tuông thái quá

Trong cuộc sống hôn nhân, ghen tuông được xem là gia vị giúp cho tình cảm của cả hai trở nên khẳng khít hơn. Tuy nhiên, ghen tuông thái quá thực sự vấn đề và đôi khi chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong gia đình. Ghen tuông quá mức khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt, tù túng. Nếu không thay đổi, cả hai có thể đi đến quyết định ly thân hoặc ly hôn.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Giữa các cặp đôi có thể xảy ra bất hòa, mâu thuẫn do tính cách ghen tuông thái quá

6. Cách giáo dục con cái không đúng đắn

Giáo dục con cái không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong gia đình. Nếu bố mẹ quá nuông chiều con cái, con sẽ trở nên hư hỏng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm với gia đình và không tập trung cho việc học. Điều này sớm muộn cũng sẽ dẫn đến một loạt những hậu quả và gây ra xung đột giữa bố mẹ – con cái.

Ngoài ra, hà khắc quá mức với con cái cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn. Con cái cũng có nhu cầu được tôn trọng, quan tâm và chia sẻ. Việc bố mẹ quá nghiêm khắc và can thiệp thô bạo vào cuộc sống của con khiến con cảm thấy bí bách, ngột ngạt. Về lâu dài, giữa bố mẹ và con cái sẽ xảy ra xung đột. Nếu không khéo léo trong cách ứng xử, khoảng cách giữa con cái và bố mẹ sẽ trở nên xa cách hơn.

7. Bố mẹ thiên vị và thiếu công bằng

Con cái nên được đối xử như nhau dù là trai hay gái. Tuy nhiên trên thực tế, không ít trẻ đang bị bố mẹ đối xử thiếu công bằng. Các gia đình này thường nuông chiều con út, con trai hoặc trẻ có ngoại hình, thành tích học tập tốt. Việc thiên vị giữa các con khiến trẻ bị đối xử bất công hình thành tâm lý căm ghét bố mẹ, anh chị em ruột và cố tình có những hành vi chống đối.

Khi thấy trẻ có những hành vi phá phách, bố mẹ đều quy chụp là do con hư hỏng mà không hề biết được nguyên nhân sâu xe là do chính mình. Bố mẹ lại tiếp tục có những lời nói chì chiết, trách móc khiến con bị tổn thương sâu sắc. Đây không chỉ là nguyên nhân dẫn đến xung đột gia đình mà còn là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Gia đình thiên vị, đối xử không công bằng là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa bố mẹ và con cái

Đối xử bất công với con là cách giáo dục sai lệch hoàn toàn cần phải điều chỉnh sớm. Tất cả các con đều phải được đối xử công bằng với tình yêu thương và sự tôn trọng. Nếu phải chịu sự bất công từ chính gia đình của mình, giữa trẻ và bố mẹ sẽ luôn có khoảng cách.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây xung đột trong gia đình. Ngoài những nguyên nhân đã được đề cập, tình trạng này cũng có thể xuất phát do các vấn đề khác như bố mẹ quá kỳ vọng vào con cái, kiểm soát con cái quá mức, cả hai không thống nhất về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc,…

Cách giải quyết xung đột gia đình hiệu quả

Về cơ bản, xung đột gia đình là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này không hẳn là xấu vì trong nhiều trường hợp, xung đột giúp cả hai bên cùng nhìn lại bản thân, thay đổi để phù hợp và thấu hiểu hơn. Nếu ứng xử thấu đáo, mối bất hòa trong gia đình sẽ được giải quyết một cách triệt để.

Trái lại, trong trường hợp các thành viên trong gia đình đều cứng nhắc với quan điểm của mình, thiếu trách nhiệm và ích kỷ, xung đột sẽ trở nên sâu sắc dần theo thời gian. Hậu quả là gây sứt mẻ tình cảm khiến mối liên hệ giữa các thành viên trở nên lỏng lẽo và làm mất đi ý nghĩa thực sự của gia đình.

Nếu đang phải đối mặt với xung đột trong gia đình, những giải pháp sau sẽ giúp bạn giải quyết mâu thuẫn và xây dựng không khí gia đình hạnh phúc, ấm êm:

1. Học cách lắng nghe và tôn trọng

Giải pháp cốt lõi cho những xung đột trong gia đình là biết cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Tôn trọng và lắng nghe là “chìa khóa” giúp bạn giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình

Trong nhiều trường hợp, cả hai sẽ không thể thay đổi quan điểm của bản thân. Tuy nhiên, thay vì gạt đi suy nghĩ của người khác, bạn nên học cách lắng nghe và tôn trọng. Mỗi quan điểm đều có những lý lẽ riêng và đôi khi bạn không thể hiểu hết cảm nhận của người khác. Tôn trọng nhau sẽ giúp cho cuộc sống gia đình luôn thuận hòa, cả hai cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi chung sống.

Ngoài ra, bố mẹ và con cái cũng nên tôn trọng suy nghĩ của nhau. Ở độ tuổi dậy thì, con trẻ sẽ có những suy nghĩ khá bồng bột do chưa có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Dù vậy, bố mẹ vẫn nên tôn trọng và trò chuyện để con hiểu thêm những mặt tích cực, tiêu cực trong quan điểm của chính mình. Như vậy, con vừa cảm thấy được tôn trọng vừa biết cách suy nghĩ thấu đáo, kỹ lưỡng hơn.

Tham khảo phương pháp 4B cho một mối quan hệ tốt từ chuyên gia tâm lý.

2. Đặt bản thân vào vị trí của người khác

Một cách khác giúp bạn giải quyết xung đột trong gia đình là đặt bản thân vào vị trí của người khác. Nếu nhìn từ khía cạnh của bản thân, bạn sẽ có những đánh giá chủ quan về sự việc và thái độ, cách hành xử của đối phương. Vì vậy, nên đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu rõ hơn cảm xúc, suy nghĩ của họ thay vì cứng nhắc với những định kiến và đánh giá.

Đối với con cái, bố mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của con để hiểu con mong muốn điều gì từ gia đình. Vấn đề thường gặp ở những bậc cha mẹ Việt là kiểm soát con cái quá mức và thường la mắng con. Khi đặt mình vào vị trí của con, bố mẹ sẽ biết được cảm giác không hề thoải mái khi bị quản lý chặt chẽ và không được đưa ra bất cứ lựa chọn nào trong cuộc sống.

Chỉ khi đặt mình vào vị trí của người khác, bản thân bạn mới thấu hiểu được những vấn đề mà đối phương phải đối mặt. Có như vậy, gia đình mới có thể thấu hiểu và chia sẻ với nhau những vướng mắc, vấn đề khó nói. Nếu tất cả thành viên đều biết đặt mình vào vị trí của người khác, cuộc sống gia đình sẽ luôn hòa thuận và êm ấm.

3. Thẳng thắn bày tỏ mong muốn của bản thân

Để mỗi thành viên trong gia đình thêm thấu hiểu nhau hơn, bạn nên thẳng thắn bày tỏ mong muốn của bản thân. Nếu chồng là người vô tâm và không có trách nhiệm trong vấn đề nuôi dạy con cái, làm việc nhà, bạn nên thẳng thắn đề nghị để bạn đời thay đổi. Bày tỏ là cách đơn giản nhất để mọi người hiểu được mong muốn của những thành viên khác và biết cách thay đổi để phù hợp với nhau hơn.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Bày tỏ mong muốn của bản thân là cách để những thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn

Ngoài ra, con cái cũng nên chia sẻ với bố mẹ mong muốn và định hướng của bản thân. Nếu con thụ động trong vấn đề này, bố mẹ sẽ đinh ninh đưa ra quyết định thay con và lên kế hoạch lâu dài cho tương lai. Bên cạnh đó, con cũng có thể chủ động đặt ranh giới với bố mẹ để được tôn trọng về quyền riêng tư như bố mẹ không nên tự ý đọc nhật ký, xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của con,…

4. Hoàn thiện bản thân mỗi ngày

Ngoài những giải pháp trên, bạn cũng cần hoàn thiện bản thân mỗi ngày để tránh xung đột trong gia đình lặp lại. Bất cứ ai trong chúng ta đều có những khuyết điểm và hạn chế. Nhưng điều quan trọng nhất là mỗi người phải tự ý thức để thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn.

Nhìn chung, mâu thuẫn trong gia đình có thể bắt nguồn từ rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu trao đổi với thái độ mềm mỏng và thấu đáo hơn, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra dựa trên tinh thần đóng góp và thấu hiểu thay vì tranh cãi như trước đây. Chính vì vậy, việc hoàn thiện bản thân là vô cùng cần thiết để có thể giải quyết triệt để và hạn chế tối đa xung đột trong gia đình.

Cả bố mẹ và con cái đều cần hoàn thiện hơn mỗi ngày. Có như vậy, những thành viên trong gia đình mới có thể hòa hợp và bình tĩnh tìm ra giải pháp cho những vấn đề phải đối mặt. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện bản thân cũng mang lại sự tự tin và cảm giác thoải mái hơn trong đời sống gia đình.

5. Tìm gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết

Trên thực tế, một số xung đột trong gia đình khó có thể giải quyết thông qua những giải pháp trên – đặc biệt là vấn đề liên quan đến tài chính và ngoại tình. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được tham vấn. Mục đích của tham vấn là hỗ trợ về mặt tâm lý cho khách hàng, từ đó giúp khách hàng tự nhìn nhận và vượt qua vấn đề của chính mình.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học
Nên tìm gặp chuyên gia tâm lý nếu xung đột trong gia đình trở nên sâu sắc theo thời gian

Trong các cuộc cãi vã và xung đột, rất khó để giữ cho bản thân cách nhìn nhận sáng suốt. Vì vậy, nhiều người gặp phải tình trạng bi quan, mệt mỏi, chán nản và mất hy vọng khi gia đình xảy ra xung đột. Để tránh những tình huống đáng tiếc, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý khi cần thiết.

Tham vấn tâm lý cùng chuyên gia tâm lý, Master Coach hàng đầu Ủy ban NLP Hoa Kỳ

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là nơi hội tụ các chuyên gia tâm lý, Master Coach hàng đầu đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tâm áp dụng các phương pháp tâm lý trị liệu mới nhất để chữa lành tâm bệnh, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người Việt.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học

Không chỉ dừng lại ở phục hồi sức khỏe cho người trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ…, các chuyên gia tâm lý trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam còn nghiên cứu và đưa ra các liệu trình giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xung đột mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa con cái và bố mẹ, giữa anh chị em trong gia đình.

Giải pháp trị liệu tâm lý hòa hợp mối quan hệ mang đến cho khách hàng:

  • Nguyên nhân gốc rễ gây ra xung đột, mâu thuẫn.
  • Thấu hiểu vấn đề của chính mình: Mình đang mong cầu gì, mong cầu đó xuất phát từ đâu, tại sao mình lại có hành vi, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như vậy, hiểu lộ trình các mối quan hệ tốt vì sao dần dần xấu đi.
  • Biết cách yêu thương bản thân và những người xung quanh đúng cách.
  • Chữa lành các mối quan hệ của chính bạn với bạn, của chính bạn với những người xung quanh.
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững dựa trên niềm tin, tư duy tích cực và tương hỗ.

Liệu trình trị liệu tâm lý sẽ được xây dựng dựa trên vấn đề của từng cá nhân, từng mối quan hệ của khách hàng để tối ưu giá trị, lợi ích mà khách hàng nhận được.

Trước khi bước vào quá trình trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ tìm hiểu rõ mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ của khách hàng qua buổi tham vấn tâm lý cùng khách hàng đồng thời đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho khách hàng.

Các bạn có thể đặt lịch hẹn tham vấn tâm lý cùng chuyên gia tâm lý, Master Coach của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc điền thông tin đăng ký tại đây.

Tại sao có sự xung đột tâm lý giữa các thế hệ tâm lý học

Xung đột trong gia đình là vấn đề rất phổ biến – đặc biệt là với những cặp vợ chồng mới cưới và thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc, giáo dục con cái. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề quá lớn nên những thành viên trong gia đình biết cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng nhau.

Tham khảo thêm: