Tại sao có dải gaza

Bạo lực leo thang tại Dải Gaza, sau các cuộc không kích được Israel tiến hành từ ngày 5/8 vừa qua, nhằm vào các vị trí của Nhóm thánh chiến Hồi giáo, một nhóm vũ trang Palestine. Đáp trả lại, nhóm này đã bắn hàng trăm quả rocket sang Israel. Theo thông tin được Giới chức y tế tại Dải Gaza cung cấp ngày hôm nay, bạo lực tại khu vực này đã khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương

Xung đột leo thang đã bước sang ngày thứ 3, khiến cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

 Người dân tại Dải Gaza:“Ngôi nhà này là nơi sinh sống của không dưới 22 người, và xung quanh nó có 6 ngôi nhà khác đều bị hư hại. Các cuộc không kích diễn ra mà không có cảnh báo nào cả.”

Trong khi đó, phía Israel cho rằng, thương vong đến từ các cuộc tấn công của của phong trào Thánh chiến Hồi giáo.

Bà KEREN HAJIOFF, Người phát ngôn của Thủ tướng Israel: “Tối ngày 6/8, Phong trào thánh chiến hồi giáo đã bắn một quả tên lửa về phía Israel, tên lửa này rơi ngay trong khu vực dải Gaza, trúng một ngôi nhà của người Palestine ở khu vực Jabalia, khiến ít nhất 4 trẻ em thiệt mạng. Chúng tôi có video ghi lại toàn bộ sự việc. Không cso hoạt động nào của Israel tại Dải Gaza vào thời điểm đó.”

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Trung Quốc, Pháp, Na Uy và Ireland đã đề nghị tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) trong ngày mai để thảo luận về tình hình bạo lực hiện nay ở Dải Gaza và tìm cách đạt được hòa bình. 

Thực hiện : Kim Ngọc Anh Tuấn

15 tháng 5 2021

Tại sao có dải gaza

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Giao tranh leo thang giữa Israel và người Palestine đã khiến Liên Hợp Quốc cảnh báo về một "cuộc chiến toàn diện".

Vụ bạo lực mới nhất diễn ra sau một tháng gia tăng căng thẳng ở Jerusalem, mặc dù xung đột đã kéo dài hàng thập niên.

Anh đã nắm quyền kiểm soát khu vực được gọi là Palestine sau khi chính quyền cai trị, Đế chế Ottoman, bị đánh bại trong Thế chiến 1.

Vùng đất này là nơi sinh sống của thiểu số Do Thái và đa số Ả Rập.

Căng thẳng giữa hai dân tộc ngày càng gia tăng khi cộng đồng quốc tế giao cho Anh nhiệm vụ thành lập "ngôi nhà quốc gia" ở Palestine cho người Do Thái.

Đối với người Do Thái, đó là quê hương của tổ tiên họ, nhưng người Ả Rập Palestine cũng tuyên bố chủ quyền và phản đối việc di dời này.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ảnh chụp 1917

Giữa những năm 1920 và 40, số lượng người Do Thái đến đó ngày càng tăng. Nhiều người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp ở châu Âu và tìm kiếm quê hương trong Thế chiến thứ hai.

Bạo lực giữa người Do Thái và người Ả Rập, và chống lại sự cai trị của Anh, cũng gia tăng.

Năm 1947, Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu cho Palestine được tách thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập riêng biệt, với Jerusalem trở thành một thành phố quốc tế.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng tự vệ Do thái Haganah năm 1948

Kế hoạch đó đã được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng bị phía Ả Rập bác bỏ và không bao giờ thực hiện.

Năm 1948, không thể giải quyết được vấn đề, người Anh rời đi và các nhà lãnh đạo Do Thái tuyên bố thành lập nhà nước Israel.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhiều người Palestine phản đối và một cuộc chiến xảy ra sau đó. Quân đội từ các nước Ả Rập láng giềng tiến vào.

Hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn hoặc buộc phải rời khỏi nơi ở trong biến cố mà họ gọi là Al Nakba, hay "Thảm họa".

Vào thời điểm giao tranh kết thúc bằng lệnh ngừng bắn vào năm sau, Israel đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ.

Jordan chiếm vùng đất được gọi là Bờ Tây, và Ai Cập chiếm Gaza.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Jerusalem bị chia cắt giữa lực lượng Israel ở phía Tây và lực lượng của Jordan ở phía Đông.

Bởi vì không bao giờ có một hiệp định hòa bình - mỗi bên đổ lỗi cho bên kia - đã có nhiều cuộc chiến và giao tranh hơn trong những thập niên sau đó.

Trong một cuộc chiến khác vào năm 1967, Israel đã chiếm đóng Đông Jerusalem và Bờ Tây, cũng như hầu hết Cao nguyên Golan của Syria, Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập.

Hầu hết những người tị nạn Palestine và con cháu của họ sống ở Gaza và Bờ Tây, cũng như ở các nước láng giềng Jordan, Syria và Lebanon.

Cả họ và con cháu của họ đều không được Israel cho phép trở về nhà của họ - Israel nói rằng điều này sẽ hỗn loạn đất nước và đe dọa sự tồn tại một nhà nước Do Thái.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Israel vẫn chiếm đóng Bờ Tây, và mặc dù đã rút khỏi Gaza nhưng LHQ vẫn coi mảnh đất đó là một phần lãnh thổ bị chiếm đóng.

Israel tuyên bố toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của một nhà nước Palestine trong tương lai.

Mỹ là một trong số ít quốc gia công nhận yêu sách của Israel đối với toàn bộ thành phố.

Trong 50 năm qua, Israel đã xây dựng các khu định cư ở những khu vực này, nơi hiện có hơn 600.000 người Do Thái sinh sống.

Người Palestine cho rằng những điều này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và là trở ngại cho hòa bình, nhưng Israel phủ nhận điều này.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân Israel trong Chiến tranh 6 ngày năm 1967

Căng thẳng thường xuyên dâng cao giữa Israel và người Palestine sống ở Đông Jerusalem, Gaza và Bờ Tây.

Gaza được cai trị bởi một nhóm chiến binh Palestine có tên là Hamas, nhóm đã từng nhiều lần chiến đấu với Israel. Israel và Ai Cập kiểm soát chặt chẽ biên giới của Gaza để ngăn chặn vũ khí đến Hamas.

Người Palestine ở Gaza và Bờ Tây nói rằng họ đang đau khổ vì các hành động và hạn chế của Israel. Israel nói rằng họ chỉ hành động để bảo vệ khỏi bạo lực của người Palestine.

Tình hình leo thang kể từ khi bắt đầu tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo vào giữa tháng 4 năm 2021, với các cuộc đụng độ hàng đêm giữa cảnh sát và người Palestine.

Việc một số gia đình Palestine ở Đông Jerusalem bị đe dọa đuổi ra khỏi nhà cũng khiến sự tức giận gia tăng.

Có một số vấn đề mà Israel và Palestine không thể thống nhất.

Ví dụ như điều gì sẽ xảy ra với người tị nạn Palestine, liệu các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây bị chiếm đóng nên giữ lại hay bị dỡ bỏ, liệu hai bên có nên chia sẻ Jerusalem, và - có lẽ khó khăn nhất - liệu một nhà nước Palestine có nên được thành lập cùng với Israel hay không.

Các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra liên tục trong hơn 25 năm, nhưng cho đến nay vẫn chưa giải quyết được xung đột.

Tóm lại, tình hình sẽ không sớm được giải quyết.

Kế hoạch hòa bình gần đây nhất do Mỹ chuẩn bị khi Donald Trump làm Tổng thống - được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi là "thỏa thuận của thế kỷ" - đã bị người Palestine bác bỏ là phiến diện.

Bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai sẽ cần cả hai bên đồng ý để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Cho đến khi điều đó xảy ra, xung đột sẽ tiếp tục.