Tại sao cần rửa tay trước khi ăn và tẩy giun định kỳ

1. Thực trạng:

Khoảng 50% người Việt Nam tại các vùng có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Tỷ lệ trẻ em nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10-50%, trong khi ở miền Bắc - vùng có thói quen canh tác sử dụng phân tươi bón ruộng đất khá phổ biến - thì có nơi đến hơn 80% trẻ nhiễm giun sán. ( theo Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương)

2. Mục đích, ích lợi:

- Tình trạng nhiễm giun ảnh hưởng lớn tới tình trạng dinh dưỡng và gây nên những biến chứng nặng nề dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Đối với phụ nữ có thai, nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi… cho thai phụ, điều này cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

3. Nguyên tắc sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ:

3.1. Về thời gian: 4 – 6 tháng 1 lần

3.2. Về nguyên tắc tẩy giun:

3.2.1. Chọn lựa thuốc: 

Tập trung thuốc có nồng độ cao, bảo đảm loại thuốc được sử dụng có tác dụng hiệu quả đối với nhiều loại giun sán vì ở nước ta tình hình nhiễm nhiều loại giun sán phối hợp chiếm tỷ lệ cao.

3.2.2. Sử dụng thuốc:

- Sau khi uống thuốc điều trị giun sán, có thể dùng thuốc tẩy để tống nhanh giun sán ra khỏi cơ thể, tránh sự nhiễm độc do độc tố của giun, đồng thời phòng ngừa được khả năng giun sán có thể phục hồi sống trở lại

- Sau khi tẩy giun sán ra khỏi cơ thể, phải xử lý chúng để tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Có thể uống liều thứ 2 sau 2 – 3 tuần để trừ sạch giun.

- Sau đợt điều trị giun sán, nên có kế hoạch điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 - 12 tháng một lần để phòng chống tái nhiễm và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

3.2.3. Phương pháp điều trị:

- Điều trị hàng loạt: Điều trị hàng loạt có chu kỳ cho tập thể, giảm cường độ nhiễm bệnh và giảm tần số lan truyền bệnh.

- Điều trị chọn lọc: điều trị cho một nhóm người ở trong một khu vực nhất định. Mục đích của phương pháp này nhằm xây dựng biện pháp điều trị chọn lọc đối với các đối tượng bị nhiễm giun sán nặng như trẻ em, là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm giun sán cao nhất, cường độ nhiễm nặng nhất, ý thức vệ sinh kém nhất.

3.3. Về đối tượng:

3.3.1. Trẻ em: sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ

3.3.2. Người lớn: tẩy giun định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần

3.3.3. Phụ nữ có thai & cho con bú: 

- Nếu có kế hoạch mang thai, nên tẩy giun an toàn trước đó (định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần).

- Muốn tẩy giun trong thời kỳ mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận.

- Thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai. Trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun.

- Phụ nữ đang cho con bú phải thận trọng khi dùng thuốc bởi khi dùng cho mẹ đang cho con bú đều bài tiết qua sữa, hoặc ít hoặc nhiều, có thể gây hại cho con.

4. Các thuốc dùng tẩy giun:

4.1.  Pamoat pytantel 

4.1.1. Cơ chế tác dụng: 

Tác động bằng cách phong bế thần kinh cơ, làm tê liệt giun và tống chúng ra theo phân bởi nhu động ruột. Pyrantel pamoate tác động đồng thời lên cả dạng chưa trưởng thành và đã trưởng thành của giun

4.1.2. Điều trị: giun đũa, giun kim, giun móc

4.1.3. Liều và cách sử dụng: 

Combantrin dạng viên nén 125 mg và Helmintox dạng viên bao phim 125 mg & 250 mg.

- Trẻ em dưới 2 tuổi: chống chỉ định.

- Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: uống liều duy nhất 10mg/kg cân nặng, không uống quá 1g/liều.

4.1.4. Tác dụng phụ: buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt...

4.1.5. Thận trọng: thuốc nhóm C cho PNCT, thận trọng khi sử dụng.

4.2. Mebendazol

4.2.1. Cơ chế tác dụng: 

Ngăn hấp thu glucose, ức chế sự hình thành các vi ống ở giun, gây ra các thay đổi thoái hoá siêu cấu trúc ở ruột giun, chức năng tiêu hóa của giun bị rối loạn đến một mức độ mà quá trình tự phân giải xảy ra

4.2.2. Điều trị: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, ấu trùng giun

4.2.3. Liều và cách sử dụng:

- Vermox, Vermifar viên nén 100mg, ngày uống 2 viên, 3 ngày liên tiếp

- Fugacar viên nén nhai được 500mg uống liều duy nhất

4.2.4. Tác dụng phụ: nhức đầu, sốt, phù mạch, buồn nôn...

4.2.5. Thận trọng:

- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, người suy giảm chức năng gan

- Đối với phụ nữ có thai, cho con bú: thuốc nhóm C, có thể bài tiết ra sữa, thận trọng khi sử dụng

4.3.  Albendazol:

4.3.1. Cơ chế tác dụng: ức chế phản ứng trùng hợp tubulin. Tác động này phá vỡ sự chuyển hóa của giun, sán làm suy kiệt năng lượng, từ đó bất động và tiêu diệt các giun nhạy cảm

4.3.2. Điều trị: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn, ấu trùng giun, sán lá...

4.3.3. Liều và cách sử dụng:

Zentel: viên nhai

+  Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200mg liều duy nhất.

+  Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn uống 400mg liều duy nhất.

Có thể dùng chung thức ăn.

4.3.4. Tác dụng phụ: nhức đầu, ảnh hưởng chức năng gan, đau bụng, buồn nôn...

4.3.5. Thận trọng: 

- Đối với phụ nữ có thai & cho con bú: thuốc nhóm C, thận trọng khi sử dụng

- Thận trọng với người suy giảm chức năng gan.

5. Một số biện pháp phòng bệnh:

- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. 

- Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh Giun Sán, PGS. TS. Lê Diễm Hương, trang web Ykhoa.net

3. Anthelmintics, Antimicrobials, Drugs & Herbals, Medscape.com

Giun là một loại ký sinh trùng cư trú trong đường ruột của người. Trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm giun có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, như chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ; thiếu máu hoặc thậm chí là tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Giun là động vật đa bào, ký sinh chủ yếu trong đường ruột của người và động vật. Trong một số trường hợp nhiễm giun, giun có thể ký sinh ở các cơ quan nội tạng khác hoặc trong máu. Ở giai đoạn trưởng thành, một con giun đũa có thể đạt kích thước lên đến 15-30cm.

Nhiễm giun là tình trạng rất phổ biến tại Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ nhiễm giun cao trong khoảng 50%-97%, phân bố tùy thuộc vào từng vùng, miền. Ở nam giới có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn nữ giới.

Những loại giun phổ biến thường sống ký sinh ở người bao gồm: Giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim.

Giun đũa là loại giun có kích thước lớn. Giun cái trưởng thành dài khoảng 20-25 cm, giun đực trưởng thành dài khoảng 15-17 cm. Giun đũa cái có khả năng đẻ khoảng 200 ngàn trứng/ngày và có đời sống từ 13-15 tháng. Giun có màu trắng, hồng, đầu và đuôi thon, nhọn. Giun đũa thường phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Người dân sinh sống ở khu vực nông thôn thường có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn người dân ở thành thị. Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm giun đũa hơn là người lớn.

Tại sao cần rửa tay trước khi ăn và tẩy giun định kỳ

Giun đũa có kích thước lớn, màu trắng, hồng, đầu và đuôi thon, nhọn

Con người, đặc biệt là trẻ em là ổ chứa của giun đũa. Ổ chứa của trứng giun đũa là đất và nước nhiễm phân. Thông thường, con người có thể bị nhiễm giun đũa qua đường ăn uống. Nhiễm giun không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Thời gian từ khi nuốt phải trứng giun đũa, đến khi có các triệu chứng đầu tiên của nhiễm giun thường rơi vào khoảng từ 5-14 ngày. Thời gian người nuốt phải trứng có ấu trùng, cho đến khi giun trưởng thành và đẻ trứng khoảng 45-60 ngày.

Giun móc là loại giun ký sinh ở người, thuộc họ Ancylostomidae. Tùy thuộc trong ruột giun móc có máu hay không, mà màu sắc của loại giun này có sự thay đổi nhất định: từ màu trắng sữa, cho đến hơi hồng hoặc đỏ nâu. Kích thước của giun móc nhỏ hơn giun đũa. Giun móc đực chỉ dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài khoảng 10-13mm. Giun móc cái có thể đẻ từ 10 ngàn – 25 ngàn trứng/ngày. Giun móc có thể sống từ 4-5 năm trong cơ thể người nếu không được điều trị. Trong bao miệng giun móc có 2 đôi răng hình móc được bố trí cân xứng, giúp giun cắn chặt vào niêm mạc tá tràng để hút máu.

Tại sao cần rửa tay trước khi ăn và tẩy giun định kỳ

Giun móc có thể sống từ 4-5 năm trong cơ thể người nếu không được điều trị

Con người, đặc biệt là những người có tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với đất nhiễm phân, là ổ chứa của giun móc. Giun móc có thể lây truyền qua đường da, niêm mạc hoặc qua đường ăn uống. Giun móc không lây trực tiếp từ người sang người.

Thời gian từ khi ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể qua da, lên tim, phổi và bị nuốt trở lại vào dạ dày, ruột non, cho đến khi trưởng thành là khoảng 42-45 ngày. Trường hợp ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống thì không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp tại tá tràng hoặc ruột non. Có một số ít trường hợp, ấu trùng giữ trạng thái tiềm tàng ở các cơ quan, đến 8 tháng sau mới trở thành giun trưởng thành.

Hình thể giun tóc được chia thành 2 phần: phần đầu dài chiếm ⅔ cơ thể, phần thân ngắn và phình to. Giun tóc có màu màu hồng nhạt, hoặc trắng sữa. Giun cái dài khoảng 30-50 mm, giun đực dài khoảng 30-45 mm. Giun tóc cái có khả năng đẻ đến 2 ngàn trứng/ngày và có vòng đời từ 5-6 năm nếu không được điều trị.

Giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Người dân sinh sống ở nông thôn, có tập quán sinh hoạt lạc hậu, điều kiện vệ sinh kém thường có nguy cơ nhiễm giun tóc cao hơn người dân ở thành thị. Đặc biệt, nhiễm giun tóc thường gặp ở những người có thói quen dùng phân chưa qua xử lý bón ruộng.

Tại sao cần rửa tay trước khi ăn và tẩy giun định kỳ

Giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới và lây truyền qua đường ăn uống

Giun tóc lây truyền qua đường ăn uống, do con người ăn phải trứng giun tóc đã phát triển ở môi trường bên ngoài đến giai đoạn ấu trùng.

Thời gian ủ bệnh thường không rõ ràng. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng cho đến khi có các triệu chứng đầu tiên ở phổi là từ 5-14 ngày. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng cho đến khi giun tóc trưởng thành là từ 45-60 ngày.

Giun kim có đầu hơi phình và vỏ có khía, màu trắng sữa. Giun kim đực có thể dài khoảng 2-5 mm, đuôi cong và có gai sinh dục; giun kim cái dài 9-12 mm, đuôi dài và nhọn. Giun kim cái có khả năng đẻ 4 ngàn – 16 ngàn trứng, sau khi đẻ hết trứng, giun teo lại và chết.

Tại sao cần rửa tay trước khi ăn và tẩy giun định kỳ

Giun kim có thể lây truyền qua đường ăn uống,
do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn

Ổ chứa của giun kim là con người, đặc biệt là trẻ em. Giun kim có thể lây truyền qua đường ăn uống, do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn, nước uống. Ngoài ra, giun kim còn có con đường lây truyền bất thường: trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các rãnh hậu môn. Từ hậu môn, các ấu trùng giun kim di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành.

Nhiễm giun kim có thời gian ủ bệnh không rõ ràng. Thời gian nuốt phải trứng giun kim, cho đến khi giun trưởng thành là sau 2-4 tuần. Đời sống giun kim kéo dài khoảng 1-2 tháng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun ở người như:

  • Điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ở nước ta đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun;
  • Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Đi bộ chân đất cũng tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da;
  • Dùng phân chưa được xử lý để tưới bón cây trồng.

Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.

Người bị nhiễm giun sẽ có những triệu chứng điển hình sau:

  • Đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần;
  • Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm;
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân;
  • Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm;
  • Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất;
  • Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.

Có hai phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm nhiễm giun phổ biến nhất hiện nay là xét nghiệm máu và xét nghiệm phân.

Xét nghiệm máu được dùng nhiều trong chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng ở người, có khả năng phát hiện ký sinh trùng giun ẩn náu trong máu người bệnh.

Nếu kết quả xét nghiệm máu dương tính với kháng thể ký sinh trùng, nghĩa là người bệnh đã nhiễm giun. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm máu âm tính, nghĩa là người bệnh khỏe mạnh, không có ký sinh trùng giun trong cơ thể.

Thu thập và quan sát mẫu phân của người bệnh để tìm trứng giun có trong phân, từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán. Để thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ hoặc điều dưỡng lấy một mẫu phân có dấu hiệu nhiễm giun như: nhầy, lợn cợn, xuất huyết rồi cho vào lọ đậy kín, gửi đến phòng xét nghiệm.

Ngoài xét nghiệm máu và xét nghiệm phân, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp xét nghiệm khác nhau ở các trường hợp nghi ngờ nhiễm giun khác nhau như: xét nghiệm dịch màng phổi ở ấu trùng giun lươn, nội soi tìm giun lạc chỗ, kết hợp với siêu âm, chụp cắt lớp, chụp CT để cho ra kết quả chính xác nhất.

Nhiễm giun có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa, như cơ thể người bị nhiễm giun không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ. Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:

  • Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
  • Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.
  • Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.

Ngoài ra, nhiễm giun còn có thể gây những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, đau dạ dày khi giun chui lên dạ dày, viêm tụy cấp khi giun chui lên ống tụy, tắc ruột do búi giun, hay thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi giun di trú lên mắt, não,…

Nguyên tắc điều trị khi bị nhiễm giun là chọn những loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc và chỉ cần dùng một liều duy nhất đã mang lại hiệu quả cao.

WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả những người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được đưa ra mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Can thiệp này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun.

Điều trị định kỳ nhằm mục đích giảm mức độ nhiễm kí sinh trùng, và để bảo vệ những người có nguy cơ mắc giun. Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.

Các thuốc điều trị giun sán sử dụng phổ biến trên lâm sàng: Mebendazole, Praziquantel, Albendazole,…Cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị nhiễm giun.

*Lưu ý: thông thường thuốc tẩy giun thường dùng cho trẻ trên 2 tuổi trở lên, Tuy nhiên, nếu nghi ngờ trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm giun sán thì nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Albedazole and Mebendazole chống chỉ định cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và cần hết sức thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Những người suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Một số vấn đề cần lưu ý sau khi dùng thuốc:

  • Theo dõi dị ứng do thuốc, và hiện tượng đề kháng thuốc giun sán.
  • Cần theo dõi chặt chẽ sau khi dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Điều trị giun kim cho trẻ em cần phải phối hợp với vệ sinh hậu môn và điều trị cho cộng đồng trong gia đình (hoặc nhà trẻ) cùng một thời gian.

Nhiễm giun có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người bị nhiễm. Do đó, mỗi người dân cần thực hiện tốt những phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sau:

Tại sao cần rửa tay trước khi ăn và tẩy giun định kỳ

Ăn chín, uống sôi và giữ gìn vệ sinh cá nhân để đề phòng nhiễm giun

  • Ăn chín, uống sôi: chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cần nấu chín thực phẩm trước khi ăn, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống, trái cây nên được rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, thức ăn khi chưa ăn cần đậy kín;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: cắt ngắn móng tay, rửa tay và hậu môn bằng xà phòng sau mỗi lần đi đại tiện, đại tiện đúng nơi, đảm bảo vệ sinh và tuyệt đối không đi chân đất khi ra khỏi nhà;
  • Giữ vệ sinh môi trường sống: vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không dùng phân chưa xử lý để tưới bón cây trồng;
  • Tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu trong nhà có người bị nhiễm giun nên tẩy giun cho cả gia đình. Biện pháp tẩy giun áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn do nhiễm giun có thể được tẩy giun theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
  • Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.

Nhiễm giun hiện vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở nước ta. Do đó, mỗi người dân đều nên trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để phòng tránh nhiễm giun hiệu quả. Đừng quên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần và đưa người bị nhiễm giun đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu diễn biến nặng.