Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của GDCD 11

Bài 10
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. LÝ THUYẾT
1/ Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
a/ Dân chủ là gì?
Dân chủ là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân, là một hình thức Nhà nước gắn liền với giai cấp thống trị, do đó dân chủ mang bản chất giai cấp.
b/ Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Về bản chất: nền DC XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Biểu hiện:
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – Lê nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của toàn thể nhân dân lao động.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
2/ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa  ở Việt Nam.
a/ Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế. (đọc thêm)
b/ Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị:
  Mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
  Biểu hiện:
- Quyền bầu cử, quyền ứng cử.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Quyền kiến nghị, biểu quyết.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin.
- Quyền giám sát, khiếu nại, tố cáo.
Bên cạnh các quyền được hưởng, công dân phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
c/ Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa.
Thực hiện những quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa
Biểu hiện :
- Quyền tham gia vào đời sống văn hóa.
- Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình.
- Quyền sáng tác, phê bình văn học – nghệ thuật.
Ngoài ra, dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn được thể hiện ở việc giải phóng con người ra khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tinh thần và đưa văn hóa đến cho mọi người.
Bên cạnh các quyền được hưởng, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
d/ Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.
Thể hiện trước hết ở việc đảm bảo các quyền sau :
- Quyền lao động.
- Quyền bình đẳng nam nữ
- Quyền được hưởng an toàn xã hội , bảo hiểm xã hội.
- Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
- Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không cỏn khả năng lao động.
- Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ.
Nghĩa vụ: Công dân tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học,..
3/ Những hình thức cơ bản của dân chủ.
a/ Dân chủ trực tiếp: là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định các công việc của công đồng, của nhà nước.
Một số hình thức dân chủ trực tiếp:
 - Trưng cầu ý dân.
 - Thực hiện sáng kiến pháp luật.
 - Nhân dân tự quản, xây dựng các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật.
b/ Dân chủ gián tiếp ( dân chủ đại diện): là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước.
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của
A. quảng đại quần chúng nhân dân.                B. tầng lớp trí thức.
C. những người lãnh đạo.                                D. giai cấp công nhân.
Câu 2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với
A. đạo đức.               B. phong tục.       C. pháp luật.        D. truyền thống.
Câu 3. Một trong những nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền
A. bình đẳng nam nữ.          B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. tự do kinh doanh.                      D. lựa chọn nơi ở và việc làm.
Câu 4. Quyền nào dưới đây là một trong các nội dung của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền sáng tác văn học.                            B. Quyền bình đẳng nam nữ.
C. Quyền lao động.                                         D. Quyền tự do báo chí.
Câu 5. Quyền lao động thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.         B. Văn hóa.                C. Chính trị.            D. Xã hội.
Câu 6. Quyền phê bình văn học thể hiện dân chủ trong lĩnh vực
A. văn hóa.                 B. giáo dục.                  C. chính trị.             D. xã hội.
Câu 7. Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được thông tin.                  B. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.  D. Quyền khiếu nại.
Câu 8. Dân chủ trực tiếp là nhân dân tham gia trực tiếp quyết định công việc của
A. cá nhân.            B. công chức.            C. nhân dân.                D. nhà nước.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
A. Nhân dân thảo luận góp ý kiến xây dựng các văn bản luật.
B. Anh H tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
C. Chị C tố cáo hành vi tham nhũng.
D. Anh B tham gia vào các lễ hội ở địa phương.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường.
B. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.
C. Chi B tham gia phê bình văn học.
D. Anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật.
Câu 11. Hành vi nào dưới đây không phải là hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân?
A. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường.
B. Thảo luận, góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.
C. Giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương.
D. Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật.
Câu 13. Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản của nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Gián tiếp.           B. Trực tiếp.     C. Hợp pháp.   D. Thống nhất.
Câu 14. Trong buổi họp thôn, bác A tham gia góp ý kiến về việc xây dựng đường bê tông của thôn mình. Vậy, bác A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp.           B. Gián tiếp.             C. Mở rộng.     D. Đại diện.
Câu 15. A đã 18 tuổi, A rất vui mừng vì đây là lần đầu mình được cầm lá phiếu đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Vậy A đã thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp.           B. Gián tiếp.             C. Mở  rộng.       D. Nhân dân.
Câu 16. Thấy anh Y đang chặt trộm gỗ ở rừng phòng hộ, X  liền tố cáo anh Y, vậy X  đang thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.                 B. Chính trị.              C. Văn hoá.          D. Xã hội.
Câu 17. Phường H chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách là thể hiện dân chủ ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Kinh tế.                  B. Chính trị.               C. Văn hóa.        D. Xã hội.
Câu 18. Trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013, nhân dân được tham gia góp ý xây dựng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Việc làm này của nhân dân được thực hiện thông qua hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp.               B. Gián tiếp.                 C. Tự do.          D. Công khai.
Câu 19. Ông A thường nghe đài phản động nói về Việt Nam không có nền dân chủ và nói chuyện với ông Y là Việt nam vi phạm nhân quyền, B là học sinh lớp 11 nghe được câu chuyện trên và giải thích cho ông A rằng Việt Nam đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân. Nhưng ông A không đồng ý với ý kiến của B. Theo em ai là người hiểu không đúng về dân chủ?
A. Ông A.                   B. Ông Y.     C. Ông A và Y.         D. Bạn B.
Câu 20. Trong giờ học cô giáo luôn đặt ra nhiều câu hỏi và các tình huống yêu cầu các em học sinh trả lời nhưng không ai giơ tay phát biểu. G cho rằng quyền phát ngôn là thích nói gì thì nói, H thì cho rằng biết thì mới nói, K bảo thích thì nói không thích thì thôi, S cho rằng  mọi người có quyền phát biểu là quyền dân chủ của mọi công dân. Vậy ai là người hiểu đúng về quyền dân chủ?
A. Bạn G và K.          B. Bạn H và K.            C. Bạn S.    D. Bạn S và H

Bài 11
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM


I. LÝ THUYẾT
1/ Chính sách dân số:
a/ Tình hình dân số nước ta( đọc thêm)
b/ Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số.
Mục tiêu:
- Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
- Ổn định qui mô dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí.
- Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
Phương hướng:
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với công tác dân số.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, huy động toàn xã hội tham gia.
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.
- Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
2/ Chính sách giải quyết việc làm:
a/ Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.
- Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn.
- Tình trạng thất nghiệp.
- Thu nhập thấp.
- Dân số trong độ tuổi lao động tăng.
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp.
- Số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ít.
- Dòng di chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng.
b/ Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
Mục tiêu:
- Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Mở rộng thị trường lao động.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề.
Phương hướng:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tự do hành nghề.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
3/ Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm
- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số.
- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.
- Động viên mọi người cùng chấp hành tốt, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.
- Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học- công nghệ, chủ động tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân.
II. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là
A. sớm ổn định về quy mô, lượng dân số.
B. sớm ổn định về quy mô, cơ cấu dân số.
C. tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.
D. ổn định mức sinh tự nhiên.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây là một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?
A. Sớm ổn định về quy mô, cơ cấu dân số.
B. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí đối với công tác dân số.
C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, phân bố dân cư hợp lí.
D. Phân bố dân số hợp lí.
Câu 3. Đảng và nhà nước ta coi chính sách dân số là một yếu tố cơ bản để
A. nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội.        B. ổn định quy mô dân số.
C. phát huy nhân tố con người.                       D. giảm tốc độ gia tăng dân số.
Câu 4. Đảng và Nhà nước ta coi đầu tư cho công tác dân số là
A. đúng đắn nhất để phát triển đất nước.
B. đầu tư cho phát triển bền vững.
C. cơ sở cho sự phát triển kinh tế xã hội.
D. yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước.
Câu 5. Chất lượng dân số được đánh giá bằng yếu tố nào dưới đây?
A. Tinh thần, niềm tin, mức sống.                   B. Tinh thần, trí tuệ, di truyền.
C. Thể chất, tinh thần, nghề nghiệp.               D. Thể chất, trí tuệ, tinh thần.
Câu 6. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là
A. thúc đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ.
B. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
C. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. phát triển nguồn nhân lực.
Câu 7.  Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là khuyến khích
A. người lao động tự học nâng cao trình độ.
B. làm giàu theo pháp luật.
C. đào tạo nghề cho người lao động.
D. các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm.
Câu 8.  Nội dung nào dưới đây đúng với tình hình việc làm hiện nay ở nước ta?
A. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động.
B. Tỉ lệ thất nghiệp thấp.
C. Thiếu việc làm cho người lao động ở thành phố lớn.
D. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị.
Câu 9.  Nội dung nào dưới dưới đây đúng với phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
A. Khuyến khích công dân làm giàu.           B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Đào tạo nguồn nhân lực.                            D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 10.  Để giải quyết việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp
A. tạo ra nhiều việc làm mới.                          B. tạo ra nhiều sản phẩm.
C. tăng thu nhập cho người lao động.             D. bảo vệ người lao động.
Câu 11.  Việc làm nào dưới đây là thực hiện chính sách giải quyết việc làm?
A. Mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.
B. Mở rộng hệ thống trường lớp.
C. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí.
D. Nâng cao trình độ người lao động.
Câu 12. Việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước?
A. Tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
B. Cung cấp các phương tiện tránh thai.
C. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
D. Cung cấp các dịch vụ dân số.
Câu 13. Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, là yếu tố quyết định để phát huy
A. nhân tố con người.                  B. ngành nghề truyền thống
C. cơ cấu ngành nghề.                  D. khả năng làm việc.
Câu 14. Số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định gọi là?
A. Chất lượng dân số.
B. Phân bố dân cư.
C. Quy mô dân số.
D. Cơ cấu dân số.
Câu 15. Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số.
B. Nâng cao hiệu quả của người dân về chính sách dân số.
C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình.
D. Tạo điều kiện cho người dân tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Câu 16.  Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số.
B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số.
C. Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lí đối với công tác dân số.
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
Câu 17.  Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của nước ta nhằm mục đích gì dưới đây?
A. Đa dạng hóa các ngành nghề.
B. Giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Phát huy tay nghề của người lao động.
D. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Câu 18.  Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập, anh đã tự mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn. Anh T đã thực hiện tốt chính sách nào dưới đây của nhà nước?
A. Phát triển kinh tế cá nhân.                          B. Giải quyết việc làm.
C. Làm giàu tư nhân.                                       D. Phát triển hộ gia đình.
Câu 19.  Chị M sinh được hai con gái là S và H, chồng chị là anh T muốn chị sinh thêm để có được con trai. Mẹ T ra điều kiện M không sinh sẽ tìm người khác làm việc đó vì bà nhất định phải có cháu trai nói dõi tông đường. Chị M không biết tính sau, chị N là cán bộ hội phụ nữ xã biết chuyện nên tìm đến gia đình khuyên giải.  Ai là người thực hiện không đúng chính sách dân số của nhà nước?
A. Chị M và anh T.                                         B. Anh T và mẹ T .
C. Anh T, S và mẹ T.                                      D. Anh T, chị M, H và chị N.
Câu 20. T tốt nghiệp đại học nhưng không xin được việc làm. Để có thu nhập, T đã chung vốn với Q cùng mở của hàng kinh doanh đồ ăn uống, nhưng bố mẹ T phản đối vì không muốn con mình làm nghề tự do nên đã không cho tiền làm vốn. Thấy vậy K là anh trai của T đã giúp T và Q vay tiền để kinh doanh. Ai là người thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm?
A. T và Q.                B. Bố mẹ T.         C. K, T và Q.              D. T và K.

Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I/ LÍ THUYẾT
1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. (đọc thêm)
2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 
a. Mục tiêu
Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường               góp phần phát triển kinh tế,
Bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng MT   nâng cao chất lượng cuộc sống.
b. Phương hướng
        - Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Hoàn chỉnh hệ thông pháp luật; ban hành chính sách KT gắn với BVMT; tài nguyên sử dụng phải nộp thuế
        - Giáo dục, tuyên truyền xây dựng ý thức trách nhiệmbảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người
        - Coi trọng công tác nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực
        - Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên
        - Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên
        - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác và xử lí
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 
- Chấp hành chính sách, PL về bảo vệ TN, MT.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ TN, MT như trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn...
- Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm PL về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
II/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1.  Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. bảo tồn đa dạng sinh học.
    B. khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
C. nâng cao chất lượng mội trường.
D. bảo vệ môi trường.
Câu 2.  Nội dung nào dưới đây là một trong các mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ?
A. Khai thác nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
B. Sử dụng hợp lí tài nguyên.
C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường.
D. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí chất thải.
Câu 3.  Một trong những mục tiêu tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường.
B. tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động thực vật.
C. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
D. bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 4.  Một trong những phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. xây dựng nếp sống vệ sinh.
B. đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.
C. ban hành các chính sách bảo vệ môi trường.
D. thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Câu 5.  Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay?
A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ
B. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
C. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ
D. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Câu 6.  Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của
    A. Đảng và nhà nước ta.                                            B. các cơ quan chức năng.
C. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.                            D. thế hệ trẻ.
Câu 7.  Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây?
A. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
B. Trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. Mở rộng diện tích rừng.
Câu 8. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định.
B. Chôn chất thải độc hại vào đất.
C. Đốt các loại chất thải.
    D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải.
Câu 9.  Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm.  B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt.
C. Dùng điện để đánh bắt thủy sản.                   D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 10.  Việc làm nào dưới đây gây ô nhiễm đất ?
A. Sử dụng nhiều phân bón hóa học trong trồng trọt.
B. Chôn chất thải để làm phân bón.
C. Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu.
D. Sử dụng phân vi sinh cho cây trồng.
Câu 11.  Chị H mở nhà hàng đặc sản kinh doanh thú rừng. Việc làm của chị H là hành vi
A. hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh.
B. kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng.
C. phá hoại tài nguyên, môi trường.
D. vi phạm Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường.
Câu 12.  Nhà nước ta chủ trương khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí.
B. Giữ gìn, không sử dụng nguồn tài nguyên đất nước.
C. Ngăn chặn việc khai thác các loại tài nguyên.
D. Cấm các hoạt động khai thác tài nguyên.
Câu 13.  Hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây không được khuyến khích?
A. Sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
B. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
C. Sử dụng năng lượng sạch.
D. Chôn lấp các loại rác thải vào đất.
Câu 14.  Hành vi nào dưới đây không phải là bảo vệ môi trường?
    A. Quản lí chất thải.                      B. Phòng, ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
C. Khai thác gỗ bừa bãi.               D. Phân loại rác.
Câu 15.  Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm?
A. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh.
B. Thả động vật lại môi trường sống của chúng.
C. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm.
D. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm.
Câu 16.  Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?
    A. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi.
    B. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng.
C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.
D. Mở rộng diện tích rừng.
Câu 17.  Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm này nhằm
A. xây dựng tinh thần đoàn kết.
B. xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ.
C. phát huy sức mạnh cá nhân trong bảo vệ môi trường.
D. đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
Câu 18.  Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định.
B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường.
C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt.
D. Báo với công an.
Câu 19.  Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sau khi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi chôn xuống cát ở bờ biển. Em chọn nhận xét nào sau đây về việc làm đó?
A. Bình thường không cần quan tâm.
B. Cần được khuyến khích vì có ý thức bảo vệ môi trường.
    C. Thực hiện đúng quy định về vệ sinh nơi công cộng.
D. Cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường.
Câu 20. Ông X là giám đốc công ty Z, chất thải công ty rất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Anh S là cô vấn công ty nhiều lần đề xuất đầu tư nâng cấp hệ thống xử lí chất thải, phó giám đốc công ty là anh K rất đồng tình ý kiến trên. Ngại tốn kém ông X cho qua dẫn đến bè cá của chị G và Q nuôi gần đó do ô nhiễm nước của công ty thải ra bị chết hàng loạt. Ai không thực hiện đúng chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Ông X và phó giám đốc K.                          B. Công ty Z và anh S.
C. Anh S, chị G và Q.                                       D. Chỉ có ông X.