Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và vĩ mô cho ví dụ

Vĩ mô là một cụm từ thể hiện tầm rộng lớn hay rất lớn, nó thường chỉ quy mô và phạm vi hoạt động của nền kinh tế.

Trái với vĩ mô vi mô. Theo danh từ thì vi mô chỉ đối tượng có quy mô nhỏ trong hệ thống, là cấp thấp nhất. Theo tính từ thì nó thuộc cấp đơn vị kinh tế cơ sở, đối lập nếu so với vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kinh tế vĩ mô chuyên nghiên cứu về nền kinh tế trong tổng thể của nền kinh tế. Bao gồm cấu trúc, đặc điểm và hành vi của cả nền kinh tế nói chung.

2. Kinh tế vĩ mô (Macroeconamics)

Kinh tế vĩ mô trong tiếng Anh là gì? Kinh tế vĩ mô – Macroeconomics. Dựa trên khái niệm phân tích về đề kinh tế tổng thể thì nó mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức của con người.

Trong xã hội thì kinh tế là lĩnh vực tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của con người và thiên nhiên. Mục đích là đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường.

Còn khái niệm kinh tế vi mô, tiếng anh là microeconomics chỉ tập trung nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng doanh nghiệp. Đồng thời xác định giá và lược của các nhân tố và sản phẩm trên thị trường. Con người sẽ nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực kinh tế để sử dụng với mục đích khác nhau.

>>> Chỉ số Nonfarm payroll là gì?

>>> Chỉ số Lạm phát

>>> Chỉ số YOY

>>> Chỉ số ROS

3. Sự khác nhau giữa kinh tế vĩ mô và vi mô

Vĩ mô và vi mô là 2 cụm từ trái nghĩa nhau. Nhưng không phải vì thế mà kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô lại khác nhau hoàn toàn. Nó có điểm giống nhau về mặt kinh tế thì là bộ phận cấu thành đều cần bổ sung cho nhau, không thể tách rời.

Trong quản lý kinh tế nếu chỉ giải quyết vi mô, chỉ quản lý kinh doanh mà không có sự điều chỉnh về kinh tế vi mô, nằm trong tầm quản lý kinh tế nhà nước thì nền kinh tế chung sẽ bất ổn. Hậu quả là nền kinh tế của quốc gia không thể phát triển được.

>>>Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

>>>Tổng quan về kinh tế vĩ mô và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và vĩ mô cho ví dụ

4. Kinh tế vi mô

  • Mục tiêu nghiên cứu: bao gồm nghiên cứu về cung cầu, giá của của hàng hoá, dịch vụ, mức tiêu thụ, phúc lợi kinh tế…Nó sẽ phân tích thất bại của thị trường bắt nguồn từ đâu cũng như điều kiện cần có để cạnh tranh hoàn hảo.
  • Đối tượng nghiên cứu: Là các biến số kinh tế cá thể
  • Ứng dụng: Trong hoạt động nội bộ.
  • Phạm vi nghiên cứu: trong lý luận cơ bản kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường. Các lý thuyết về hành vi tiêu dùng, hành vi sản xuất, cấu trúc thị trường, Lao động, vốn, tài nguyên…
  • Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hoá, phương pháp phân tích, so sánh tĩnh…
  • Vai trò: Kinh tế vi mô có vai trò xác định giá của một sản phẩm cùng giá của các yếu tố sản xuất.

Kinh tế vi mô là gì?

5. Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô bao hàm toàn bộ nền kinh tế lớn như sản lượng của toàn quốc gia, tăng trưởng kinh tế, sự thất nghiệp hay lạm phát… Chính vì ở tầm nghiên cứu rộng như vậy mà nó khác với vi mô kinh tế học ở điểm:

  • Mục tiêu nghiên cứu: Toàn bộ vấn đề thu nhập quốc gia, mức giá chung, phân phối việc làm, tiền tệ…Nó có sự liên kết giữa chính phủ với các tập đoàn lớn để giúp họ phát triển và đánh giá chính sách kinh tế các chiến lược quản trị hiệu quả.
  • Phạm vi nghiên cứu: Tổng sản phẩm, chu kỳ kinh tế vĩ mô của chính phủ, vai trò ổn định kinh tế…
  • Đối tượng nghiên cứu: Các biến số kinh tế tổng hợp
  • Ứng dụng trong môi trường và các vấn đề bên ngoài có liên quan.
  • Vai trò: Nhằm duy trì ổn định giá chung và giải quyết các vấn đề kinh tế nổi cộm như lạm phát, giảm phát, thất nghiệp, đói nghèo.
  • Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hoá. Mỗi mục tiêu nghiên cứu thì kinh tế vĩ mô sẽ mô tả bằng một mô hình riêng cùng các giả thiết tương đồng với mô hình đó.

Môi phương pháp phân tích, nghiên cứu về kinh tế đều không thể có sự hoàn hảo hoàn toàn. Nó vẫn còn tồn tại về hạn chế khó tránh khỏi. Ví dụ trong kinh tế vĩ mô khi phân tích bằng sự sai sót của các thành phần liên quan. Nó sẽ không chứng minh được toàn bộ sự thật vì với một tổng thể thì đúng còn với một cá nhân thì không.

6. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cần quan tâm

Trong khi tìm hiểu về vĩ mô là gì thì có rất nhiều các khái niệm liên quan. Nếu bạn nghiên cứu các khái niệm này để đảm bảo có sự phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô là gì chính xác nhất

Các chỉ số cần lưu ý bao gồm:

GDP

GDP là chỉ số quan trọng nhất trong khi tìm hiểu về từ vĩ mô là gì. Nó là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của quốc gia. Chỉ số thu nhập được tính trong giai đoạn nhất định.

Chỉ số GDP tốt sẽ phản ánh thước đo chính sách của nền kinh tế và dự báo về các khoản phúc lợi an sinh xã hội được đầu tư.

Công thức tính GDP là: GDP = C + I + G + X – M

Trong đó:

C: Tiêu dùng của hộ gia đình

I: Đầu tư tư nhân

G: Chi tiêu của chính phủ

X: Xuất khẩu

M: Nhập khẩu

Ngoài ra, các tính GDP còn dựa vào phương pháp thu nhập và phương pháp sản xuất.

Phương pháp thu nhập: GDP = W + R + I + Pr + OI + Te +Dep

Trong đó:

W: Thu nhập lao người lao động được nhận

R: Tiền cho thuê tài sản

I: Lợi nhuận ròng

Pr: Lãi thu về của doanh nghiệp

OI: thu nhập của doanh nhân

TE: Thuế gián thu

DEP: khấu hao tài sản cố định

–         Phương pháp sản xuất: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Chỉ số CPI

CPI là chỉ số giá tiêu dùng. Nó phản ánh một cách tương đối về hướng, mức độ biến động của các mặt hàng bán lẻ. Đồng thời là tác động của chúng tới sinh hoạt của các gia đình hiện nay.

Chỉ số này tăng thì giá trung bình trên thị trường tăng và ngược lại.

Trong kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI được tính bằng công thức: CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ T/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở X 100%

Chỉ số Tỷ giá hối đoái

Tổng quan về tỷ giá hối đoái

Đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia đang hợp tác với nhau. Tỷ giá hối đoái sẽ được tính toán, quyết định bởi nguồn Cung và Cầu ngoại tệ:

Nguồn cung: Là lượng tiền nước ngoài mà thị trường mục tiêu muốn bán ra để thu về tiền nội tệ

Nguồn cầu: Là lượng tiền ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào thông qua việc sử dụng tiền nội tệ.

Trong sự phân tích của kinh tế vĩ mô thì nguồn cung lớn cầu thì giá trị đồng ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái tăng. Nếu nguồn cung nhỏ hơn cầu thì giá trị đồng ngoại tệ tăng và tỷ giá hối đoái giảm.

Lợi suất trái phiếu

Lợi suất trái phiếu được tính bằng tiền của nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Công thức tính là: Lợi suất trái phiếu = Tổng trái tức năm/Mệnh giá trái phiếu

Nguyên tắc chung thì các chỉ số, điều kiện môi trường thay đổi có thể ảnh hưởng đến tầm quan trọng của nền kinh tế vĩ mô. Một ví dụ thực tế của nền khủng hoảng ở Mỹ vào năm 2007. Nó sụp đổ trong lĩnh vực bất động sản mà các nhà phân tích tập trung vào các chỉ số liên quan đến thị trường này.

7. Tạm kết

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu trong lĩnh vực tổng quát, rộng lớn nhưng chủ yếu ở 2 lĩnh vực là:

  • Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả đối với biến động ngắn của thu nhập quốc gia.
  • Nghiên cứu yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của kinh tế.

Vĩ mô là gì bắt nguồn từ những học thuyết trong kinh tế chính trị. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển mô hình để giải quyết các trong nền kinh tế của quốc gia như Thu nhập, Sản lượng, tiêu dùng hay thất nghiệp, lạm phát…Hiểu rõ được nó sẽ được ra được các chiến lược cụ thể và chính xác nhất. 

 5,527 total views

Kinh tế vi mô là gì? Là một môn khoa học kinh tế, cung cấp các kiến thức về lý luận, phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào trong bài viết dưới đây.

Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và vĩ mô cho ví dụ
Kinh tế vi mô là gì? Tổng quan các thông tin hữu ích

Kinh tế vi mô là gì? Tổng quan các thông tin hữu ích

Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô có tên gọi trong tiếng Anh là microeconomics. Đây là một ngành của kinh tế học, nghiên cứu về hành vi của người dùng và doanh nghiệp cũng như quá trình xác định giá và lượng của các đầu vào và sản xuất trong thị trường cụ thể.

Trong quá trình phân tích nền kinh tế vĩ mô, người ta nghiên cứu chủ yếu về cách thức phân bổ nguồn nhân lực kinh tế khan hiếm cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, tìm kiếm các phát hiện từ những yếu tố chiến lực; từ đó quyết định tới việc sử dụng nguồn nhân lực.

Hiểu một cách đơn giản nhất, kinh tế vi mô là nghiên cứu hành vi của cá nhân, doanh nghiệp như người tiêu dùng, người sản xuất,….và sự tương tác giữa họ dựa trên các thị trường cụ thể.

Ví dụ cụ thể như:

  • Nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng như người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ như thế nào khi ngân sách hạn chế.
  • Kinh tế vi mô nghiên cứu mối quan hệ giữa cung cấp hàng hóa với sự tương tác của chúng trong việc hình thành giá cả thị trường.
  • Nghiên cứu các mô hình thị trường như thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,….

>>> Bài viết tham khảo: Lợi tức là gì, các loại lợi tức trên thị trường hiện nay

Kinh tế học vi mô?

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi của chủ thể kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình,…tại một môi trường cụ thể. Mục tiêu chính từ hoạt động nghiên cứu đó chính là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả giữa các mặt hàng và dịch vụ một cách tương đối, cùng với đó là sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau.

Đối tượng nghiên cứu của nền kinh tế vi mô

Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và vĩ mô cho ví dụ
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô

Như bạn đã biết, kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế, cung cấp các kiến thức về lí luận và phương pháp kinh tế đối với các môn quản lý doanh nghiệp trong các ngành của nền kinh tế. Nói cách khác thì nó chính là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Đối tượng nghiên cứu chính của kinh tế học vĩ mô đó là nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản của từng lĩnh vực, đơn vị kinh tế; nghiên cứu tính quy luật, xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô của nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ.

Nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô tập trung vào việc nghiên cứu một số nội dung quan trọng như các vấn đề về kinh thế cơ bản (thị trường, sản xuất, lợi nhuận,…) và quyết định cung cấp thị trường các yếu tố đầu vào, hạn chế của kinh tế thị trường đó chính là sự can thiệp của chính phủ.

Kinh tế vi mô nghiên cứu về các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
  • Lý thuyết về doanh nghiệp
  • Cạnh tranh và độc quyền
  • Thị trường và các yếu tố sản xuất
  • Các hạn chế của thị trường và sự can thiệp của chính phủ.
  • ……

Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô

  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chung của khoa học kinh tế, nắm chắc các vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động của nền kinh tế vi mô.
  • Gắn chặt với việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành trong quá trình học tập để củng cố, nâng cao nhận thức về lý luận,…
  • Đơn giản hóa việc nghiên cứu với các mối quan hệ phức tạp
  • Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, xem xét từng đơn vị vi mô, không xem xét sự tác động đến các vấn đề khác
  • Sử dụng các mô hình hóa như công cụ toán học, phương trình vi phân để lượng hóa các quan hệ kinh tế.

Kinh tế vĩ mô là gì? Tổng quan các nội dung chi tiết

Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế học vĩ mô còn được biết đến với tên gọi là kinh tế tầm lớn. Là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về các đặc điểm, cấu trúc và hành vi của nền kinh tế nói chung.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát có 2 khu vực nghiên cứu điển hình đó là:

  • Nghiên cứu những yếu tố quyết định tới khả năng tăng trưởng của nền kinh tế bền vững.
  • Nghiên cứu về nguyên nhân, hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia.
Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và vĩ mô cho ví dụ
Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết kinh tế chính trị, kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi nền kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát đã triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng hay tiêu dùng,….

Tổng hợp các ký hiệu, công thức tính trong kinh tế vĩ mô

Ký hiệu Tên Công thức tính
AD Tổng cầu AD=C+I+G+Xn
C Tiêu dùng C=Co+Cm*Yd
Xn Xuất khẩu ròng Xn=X-M
M Nhập khẩu M=Mo+Mm*Y
Yd Thu nhập khả dụng  Yd=Y-T+Tr=Y-Tn=C+S
Tn Thuế ròng Tn=T-Tr
S Tiết kiệm S=Yd-C
G Chi tiêu chính phủ G=Go
X Xuất khẩu tự định X=Xo
Y Sản lượng Y=mt*Tno+m*Ado
K Số nhân K=(D+(Cu/D+1))/(D+(Cu/D+R/D))=(1+Cu/D)/(R/D+Cu/D)
I Đầu tư I=Io+Imy*Y+Imi*i
T Thuế T=To+Tm*Y
Tr Trợ cấp
To Thuế biên
Mo Nhập khẩu dự định
Mm Nhập khẩu biên
lo Đầu tư tự định
lmy Đầu tư biên theo thu nhập Y
lmi Đầu tư biên theo lãi suất i
Go Chi tiêu tự định

Phân biệt kinh tế vi mô và vĩ mô

Kinh tế vi mô và vĩ mô được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế hiện nay. Thế nhưng có rất nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Vậy nên ruaxetudong.org sẽ giúp bạn phân biệt 2 thuật ngữ này. Cụ thể:

Tiêu chí Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô
Giống nhau Là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Khác nhau
Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể nền kinh tế bao gồm cả nền kinh tế quốc gia và quốc tế Nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố của nền kinh tế tổng thể như: Đầu tư vốn, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát,….thu nhập quốc dân. Các yếu tố của nền kinh tế cá thể như cung cầu hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp, chi phí,….
Mục tiêu Duy trì sự ổn định ở mức chung nhất, giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như lạng pháp, giảm pháp, tỷ lệ thất nghiệp,… Giữ vai trò quan trọng đối với việc xác định giá của sản phẩm với giá của các yếu tố sản xuất như đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn,…
Các yếu tố tác động – Thu nhập quốc gia

– Mức giá chung

– Phân phối việc làm, tỷ lệ thất nghiệp

– Tiền tệ

– Vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ

– Cung – Cầu

– Giá cả của hàng hóa và dịch vụ

– Giá cả của các yếu tố sản xuất

– Mức tiêu thụ

– Phúc lợi kinh tế

– Vai trò của chúng phủ đối với nền kinh tế thị trường.

Mối quan hệ giữa nền kinh tế vĩ mô và vi mô

Sự khác biệt giữa kinh tế vi mô và vĩ mô cho ví dụ
Mối quan hệ giữa nền kinh tế vĩ mô và vi mô

Mặc dù kinh tế vĩ mô và vi mô là 2 đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Cụ thể:

  • Kết quả của nền kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hành vi của nền kinh tế vi mô. Nghĩa là kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp, của các tế bào kinh tế dưới sự tác động của kinh thế vĩ mô.
  • Kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra hành lang, môi trường và tạo điều kiện cho nền kinh tế vi mô phát triển.

=> Kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của nền kinh tế vi mô. Để phát triển nền kinh tế thì cần phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Các hành vi của doanh nghiệp, các tế bào kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối với nền kinh tế vĩ mô.

Một số khái niệm liên quan đến kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô độc quyền là gì?

Kinh tế vi mô độc quyền là kinh tế vi mô xét ở 2 yếu tố đó là độc quyền bán và độc quyền mua.

  • Độc quyền bán: Là trạng thái thị trường chỉ có một người bán và sản xuất ra sản phẩm đó và không có sản phẩm nào thay thế được. Có thể nói, đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.
  • Độc quyền mua: Là một trong những điều kiện thị trường mà ở đó chỉ có một người mua. Trong nền kinh tế vi mô độc quyền, một người mua duy nhất sẽ thống trị thị trường, trong khi đó người bán duy nhất sẽ kiểm soát thị trường độc quyền.

Kinh tế vi mô sản xuất là gì?

Là quá trình làm ra các sản phẩm để sử dụng hoặc trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất sẽ dựa trên các vấn đề như sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác nguồn nhân lực tạo ra sản phẩm?,…

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, tùy thuộc vào từng sản phẩm, yếu tố sản xuất sẽ được khai thác và nghiên cứu dựa trên 3 khu vực sau:

  • Khu vực I: Nông – Lâm- Ngư nghiệp
  • Khu vực II: Công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ và xây dựng
  • Khu vực III: Dịch vụ

>>> Bài viết tham khảo: Trái phiếu là gì? Các loại trái phiếu trên thị trường

Mong rằng, nội dung trong bài viết “Kinh tế vi mô là gì? Phân biệt kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô” sẽ giúp ích cho bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kinh tế, quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org để tìm hiểu.