Steam la gì

Giáo dục STEAM đang dần trở thành xu hướng của giáo dục hiện đại. Nó trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 từ đó khơi dậy sự sáng tạo mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Vậy giáo dục STEAM là gì ? Vì sao giáo dục STEAM lại quan trọng ?

Định nghĩa giáo dục STEAM ?

STEAM là tên viết tắt của Science, Technology, Engineering, Art và Math. Giáo dục STEAM là một khái niệm giảng dạy liên ngành kết hợp với các môn STEM truyền thống: Khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEAM chú trọng đến việc học tập dựa thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống tập trung vào lý thuyết.

Nhờ sự kết hợp kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, phương pháp giáo dục STEAM còn giúp học sinh phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Mỗi bài học trong chương trình sẽ là một chủ đề, tình huống thực tế. Học sinh cần phải vận dụng kiến thức đã được giảng dạy vào trong bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách hiệu quả nhất. Từ đó, giúp học sinh hiểu rõ vấn đề và áp dụng dễ dàng vào trong thực tế.

Tại sao giáo dục STEAM lại quan trọng ?

giáo dục steam

Sự thay đổi của thế giới và cách mạng công nghiệp 4.0

“Sáng tạo chỉ đơn giản kết nối các vấn đề lại với nhau. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ tạo ra thứ gì đó, họ cảm thấy hơi gượng gập bởi họ thật sự không làm gì cả, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ sáng tỏ theo thời gian. Điều này là do họ có thể kết nối và tổng hợp kinh nghiệm của mình thành kiến thức mới. Họ có thể làm được điều đó, lý do đơn giản họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác” – Steve Jobs

Giáo dục STEAM ra đời không chỉ cứu thế giới mà còn cứu những đứa trẻ bằng cách làm cho tương lai của chúng tươi sáng hơn. Ở Mỹ, quốc gia áp dụng giáo dục STEAM từ những năm 90, giáo dục STEAM tăng trưởng một cách đều đặn 16% từ năm 2014 và dự kiến sẽ kéo dài liên tục đến năm 2024. Từ đó, kéo theo nhu cầu lao động và mức thu nhập của các ngành khoa học và kỹ thuật đã tăng gấp đôi so với các công việc khác. Những công việc đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề thường có thu nhập tốt hơn. Tại Việt Nam, STEAM được biết đến thông qua các cuộc thi Robot tại Mỹ, sau đó lan rộng ra dưới nhiều hình thức, cách thức khác nhau và được sự đón nhận của rất nhiều phụ huynh.

giáo dục STEAM là gì

Để thích nghi được với thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Học sinh cần được trang bị 10 kỹ năng được chia thành 4 nhóm: giải quyết vấn đề, quản lý bản thân, làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ và phát triển công nghệ.

  • Tư duy phân tích đổi mới
  • Học tập chủ động và chiến lược
  • Giải quyết vấn đề phức tạp
  • Tư duy phản biện và phân tích
  • Tư duy sáng tạo, độc đáo và sáng kiến
  • Khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội
  • Sử dụng công nghệ, gíam sát và kiểm soát
  • Thiết kế và làm chương trình trên nền tảng công nghệ
  • Khả năng phục hồi, chịu đựng áp lực và tính linh hoạtLi
  • Lý luận giải quyết vấn đề lý tưởng

Sự chuẩn bị cho tương lai

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vai trò và tác động quan trọng của giai đoạn khởi đầu của quá trình giáo dục mầm non và tiểu học, đối với sự phát triển và trưởng thành trong sự nghiệp con người. Học STEAM sớm không phải là học kiến thức sớm mà là tạo cơ hội trải nghiệm cho học sinh, kích thích sự phát triển các giác quan và cảm xúc mang đến niềm vui và hứng thú cho việc học tập sau này.

Tổng hợp các nghiên cứu và báo cáo gần đây cho thấy 05 đặc điểm chính của giáo dục STEAM khác biệt so với các chương trình giáo dục khác đó là:

  • Tập trung vào sự tích hợp
  • Liên hệ với thực tế
  • Hướng tới phát triển kỹ năng của thể kỷ 21
  • Thách thức học sinh vượt lên chính mình
  • Có tính hệ thống và gắn kết với bài học

Hướng nghiệp ngay từ bậc mầm non

Hướng nghiệp thường được hiểu là giúp học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp tương lai và tìm ra đam mê của mình cũng như phát hiện ra các kỹ năng phù hợp từ sớm.

Ngoài ra, thông qua phương pháp giáo dục sáng tạo của STEAM, học sinh có thể tự tìm thấy năng lực bản thân phù hợp với hoạt động hay công việc nào đó. Giáo dục STEAM giúp thắp sáng và truyền ngọn lửa đam mê cho học sinh từ các hoạt động trải nghiệm và thực hành.

Áp dụng giáo dục STEAM cho mầm non

Giáo dục STEAM với phương pháp tiếp cận liên ngành và liên môn học trong một chương trình đào tạo. Thông qua chương trình giáo dục STEAM, học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của kiến thức của các môn khoa học, toán học, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật. Từ đó hướng tới sự vận dụng khoa học công nghệ vào trong giải quyết các vấn đề thực tế, tăng thêm sự yêu thích đối với các môn học, đồng thời cũng hình thành những cảm quan thẩm mỹ và cảm xúc trong cuộc sống.

Ngay từ bậc mầm non, chương trình giáo dục tích hợp STEAM vào trong giảng dạy thông qua các chủ đề học tập đa dạng, phong phú chú trọng đến thực hành. Ví dụ: thông qua các trò chơi làm mô hình chong chóng quay, mô hình núi lửa,… Tuy chỉ là đồ chơi đơn giản nhưng chúng được xây dựng có hệ thống, vận dụng nhiều kiến thức lại với nhau. Nhờ các kỹ năng thực hành khoa học và kỹ thuật góp một phần quan trọng vào việc áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề và phát triển sản phẩm.

Lợi ích của giáo dục STEAM

Ưu điểm của giáo dục STEAM chính là việc kết hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề lại với nhau trong một hoạt động học tập duy nhất. Chính vì vậy , lượng kiến thức và kỹ năng của học sinh sẽ được tăng lên nhiều đáng kể.

Giáo dục STEAM là giáo dục hiện đại

Trái ngược với những mô hình giáo dục truyền thống nơi mà thầy giảng dạy học sinh ghi chép và học thuộc lòng. Thì mô hình giáo dục hiện đại dạy cho học sinh tự khám phá và tìm tòi kiến thức mới. Phương pháp giáo dục STEAM cũng phù hợp với triết lý giáo dục thực nghiệm của John Dewey – cha đẻ của nền giáo dục hiện đại, khai sinh ra phương pháp giáo dục Learning by doing – học qua việc làm.

Phương pháp của nhà giáo dục John Dewey đã được sử dụng trong một trăm thập kỷ vừa qua, và đó đã mang lại những kết quả tích cực đến mức nó đã tạo ra một cuộc cách mạng giáo dục trên toàn cầu.

Ngày nay, phương pháp “Learning by doing” đã được nhiều người biết đến và thực hành, với nhiều phương pháp hướng dẫn khác nhau. Nhìn chung phương pháp giáo dục STEAM cũng như vậy khuyến khích sự tự học, tự trải nghiệm của học sinh mang đến sự học tập hiệu quả dành cho học sinh.

Hình thành phát triển kỹ năng thế kỷ 21

Giáo dục STEAM giúp hình thành những kỹ năng, năng lực cần thiết cho học sinh ở thể kỷ 21. Những kỹ năng này rất quan trọng để học sinh tự khám, tìm tòi, học hỏi những lĩnh vực, môn học, ngành nghề nào mình yêu thích.

STEAM thường được giảng dạy thông qua các dự án, thì nghiệm, nghiên cứu khoa học để học sinh được khám phá nâng cao kiến thức liên quan đế khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học thậm chí là mỹ thuật. Do có tính liên ngành STEAM cho phép hoc sinh phát triển những kỹ năng cần thiết: kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng truy vấn, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm.

Ngoài những kỹ năng được đề cập ở trên, những ưu điểm ích lợi mà giáo dục STEAM mang lại cho học sinh là vô cùng đa dạng. Nó giúp tăng cả cường cả hai bán cầu nào trái và phải giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình.

Theo nghiên cứu gần đây, 66% học sinh có tác động tích cực đến nhân cách trong chủ đề STEAM và tránh được các vấn đề tâm lý, con số này nhiều hơn 52% so với những học sinh không tham gia vào STEAM.

Truyền cảm hứng học tập cho học sinh

Sự thành công của hệ thống giáo dục STEAM là nhờ phương pháp dạy học tích hợp các môn lại với nhau mà nó đang sử dụng. Trong quá trình học, trong quá trình học tập, học sinh vô cùng thích thú và chủ động tìm tòi, khám phá, thực hành các thí nghiệm. Từ đó hình thành quá trình tự học, tự đào tạo mang đến một lượng kiến thức, kỹ năng vô cùng lớn, đa chiều và rất hữu ích trong cuộc sống hằng ngày.

Không giống như những môn lý thuyết khác, giáo dục STEAM mang tính thực tiễn cao. Sau khi học tập và trải nghiệm xong, học sinh có thể vận dụng các kỹ năng và kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Đây là lý do giáo dục STEAM được nhiều học sinh trên toàn thế giới yêu thích.

Học sinh học qua tình huống cụ thể

Như đã đề cập ở trên phương pháp giáo dục STEAM hoàn toàn khác biệt với các phương pháp giáo dục truyền thống khác. Giáo dục STEAM chú trọng đến thực hành song song kết hợp với lý thuyết vận dụng vào thực tế. Ở đây, học sinh sẽ được học qua các tình huống cụ thể, từ đó vận dụng các kiến thức được học để đi giải quyết vấn đề được nêu ra.

Bằng cách sử dụng phương pháp này, trẻ sẽ đạt được những kỹ năng của thể kỷ 21 như đã nêu ở trên. Mang đến cho học sinh cơ hội theo đuổi những sở thích mới, hình thành thêm nhiều kỹ năng khác nhau và phát triển trong nhiều bối cảnh khác nhau sẽ cho phép học sinh xử lý các tình huống trong tương lai hiệu quả. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong thực tế sẽ giúp ích rất nhiều cho các em học sinh trong tương lai.

Khơi gợi khả năng sáng tạo và đam mê

Các phương pháp giáo dục truyền thống mà giáo viên giảng dạy lý thuyết cho học sinh quá nhiều sẽ khiến học sinh lười biếng mang lại hiệu quả không cao. Giáo dục STEAM là mô hình giáo dục hiện đại tập trung khai thác quá trình thực hành áp dụng kiến thức của học sinh vào các tình huống cụ thể. Phát triển khả năng sáng tạo niềm đam mê của học sinh.

Việc học sinh say mê khám phá, tìm hiểu về các môn học mới sẽ gợi trí tò mò thúc đẩy học sinh hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Học sinh vừa học vừa chơi

Một trong những điều quan trọng nhất mà phương pháp giáo dục STEAM mang lại cho học sinh đó là lồng ghép các bài học thông qua các hoạt động, các trò chơi, thí nghiệm khoa học. Tạo ra không khí học tập vui vẻ, sôi nổi vừa học vừa chơi.

STEAM là món gì?

Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non.

Công nghệ trong STEAM là gì?

I. STEAM là gì? Giáo dục STEAM là một khái niệm dạy học liên nghành kết hợp giữa nghệ với các môn học STEM truyền thống : Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, kiến thức lý thuyết.

STEAM có gì đặc biệt?

STEAM ở Việt Nam Đặc biệt, trẻ ở cấp mẫu giáo và tiểu học được đánh giá là học hiệu quả nhất. Trẻ chủ yếu học qua hình ảnh, trải nghiệm với các giác quan. Do vậy, việc áp dụng mô hình STEAM giúp trẻ hứng thú học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

CLB STEAM là gì?

Câu lạc bộ STEM nơi giúp học sinh trau dồi kỹ năng học tập của mình môi trường học tập giúp học sinh áp dụng vào các tình huống thực tế trong cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này, câu lạc bộ STEM đang giữ một vai trò rất quan trọng trong môi trường giáo dục STEM hiện nay.