Sốt nhiễm trùng máu là gì năm 2024

Nhiễm trùng máu ở trẻ em là biến chứng của nhiễm khuẩn, có thể nhanh chóng đe dọa đến sự sống nên cần được chẩn đoán đúng và điều trị sớm nhất có thể. Đây là bệnh lý bố mẹ nên lưu ý cập nhật đầy đủ thông tin để ghi nhớ, phòng khi cần đến biết cách xử trí nhanh chóng để bảo vệ an toàn cho con mình.

1. Nhiễm trùng máu ở trẻ em có thể gây ra những nguy hiểm gì?

Nhiễm trùng máu ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào trong hệ tuần hoàn máu của trẻ rồi sản sinh độc tố gây nhiễm độc cho trẻ và khiến trẻ đứng trước nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây tử vong.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em nếu không được can thiệp y tế sớm và đúng dễ nguy hiểm đến sự sống

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu cao đến 20 - 50%. Bệnh dễ dàng diễn tiến nặng trong một khoảng thời gian cực ngắn và tiên lượng khó. Trẻ bị nhiễm trùng máu có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng:

- Sốc nhiễm khuẩn dẫn đến đột quỵ, suy tim, suy hô hấp, suy đa cơ quan, tử vong.

- Tăng đông máu gây tắc mạch ở nhiều cơ quan của cơ thể, thiếu máu, nhồi máu não, nhồi máu phổi, tử vong.

Nhìn chung, nhiễm trùng máu sẽ khiến cho hàng loạt cơ quan trong cơ thể của trẻ bị tổn thương, sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Mặt khác, cơ chế đông máu khi xảy ra nhiễm trùng cũng khiến cho lưu lượng máu di chuyển đến các cơ quan bị giảm xuống nên cơ thể nhanh chóng bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Trường hợp xấu nhất, trẻ bị sốc nhiễm khuẩn khiến cho chức năng của nhiều cơ quan suy giảm và dẫn đến tử vong.

Những biến chứng nguy hiểm trên đây có thể được ngăn chặn nếu nhiễm trùng máu ở trẻ em được phát hiện sớm và áp dụng biện pháp điều trị tích cực ngay.

2. Dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ em và phương pháp điều trị

2.1. Dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ em

Dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ em ban đầu khá giống với các bệnh nhiễm trùng hay gặp nhưng sẽ diễn tiến nhanh hơn và khiến tổng trạng của trẻ ngày càng trở nên tồi tệ.

Trẻ bị nhiễm trùng máu thường có các dấu hiệu: sốt, mệt mỏi, lừ đừ, giảm bú, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn, thở nhanh hoặc khó thở, có vết loét da hoặc phát ban trên da, nhịp tim nhanh, co giật,...

Cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ để phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Ngay khi thấy con khó thở, dễ nôn ói, ngủ nhiều, ngất, lừ đừ, mất ý thức, co giật, sốt, đầu không cúi xuống được,... cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được cấp cứu.

Sốt cao là một trong các dấu hiệu nhiễm trùng máu ở trẻ em

2.2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng máu

Bất cứ trẻ em nào cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết nhưng nguy cơ cao hơn ở những trẻ có tổn thương ngoài da vì bệnh là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn như E.coli, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae,...

Trẻ bị suy dinh dưỡng, sinh non, chưa chích ngừa, suy giảm miễn dịch, bị bệnh tim bẩm sinh, đang dùng thuốc corticoid để điều trị bệnh,... cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu là một rối loạn phức tạp có liên quan tới sự hoạt hóa và tương tác của nhiều cơ chế khác nhau trong cơ thể khi nhiễm bệnh.

3. Chẩn đoán nhiễm trùng máu ở trẻ em

Để chẩn đoán chính xác trẻ bị nhiễm trùng máu bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.

- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cặn nước tiểu.

- Xét nghiệm định lượng CRP hoặc Procalcitonin.

- Chụp X-quang phổi.

- Siêu âm ổ bụng, nội soi tai mũi họng,...

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu cha mẹ cho trẻ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để tìm nơi bị nhiễm trùng và nguyên nhân gây nhiễm trùng.

4. Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em

Đối với việc điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ, nguyên tắc đang được khuyến cáo thực hiện là:

Trẻ bị nhiễm trùng máu cần được điều trị cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn sự sống

- Kiểm soát tình trạng nhiễm trùng: ưu tiên hàng đầu khi điều trị là loại bỏ tác nhân gây nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Thường thì người bệnh sẽ được truyền kháng sinh tĩnh mạch từ những giờ đầu tiên sau khi có nghi ngờ bệnh và đã lấy máu cấy.

- Khi đã có được kết quả cấy máu để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ tương ứng, người bệnh sẽ được điều chỉnh kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt mầm bệnh đồng thời giảm độc tính của thuốc.

- Hồi sức tích cực: từ giai đoạn sớm của nhiễm trùng huyết nếu người bệnh được điều trị cải thiện chức năng tuần hoàn và tim mạch thì tỷ lệ tử vong sẽ được giảm đáng kể.

- Điều trị bổ sung: dùng thuốc chống viêm, chống đông máu, chống chảy máu, tăng huyết áp,...

Thời gian điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em sẽ không giống nhau ở các trường hợp mắc bệnh vì phụ thuốc rất nhiều vào tác nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị. Những trường hợp đáp ứng tốt thường điều trị khoảng 7 - 14 ngày và trẻ có thể trở về cuộc sống bình thường. Một số ít trẻ không đáp ứng tốt sẽ phải thực hiện xét nghiệm chuyên sâu, thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Về cơ bản, nhiễm trùng máu ở trẻ em được xếp vào bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng vì tác nhân gây bệnh khiến cho cơ thể trẻ mất kiểm soát với nhiễm trùng nên rối loạn đa cơ quan. Mọi biến chứng nguy hiểm vẫn có thể được ngăn ngừa nếu trẻ được chẩn đoán đúng từ sớm và thực hiện kết hợp nhiều biện pháp điều trị cùng thời điểm.

Những chia sẻ trên đây tuy không thể thay thế cho chẩn đoán y khoa nhưng hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe của con mình. Nếu có nghi ngờ dấu hiệu bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em, tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để trẻ được bác sĩ thăm khám và thực hiện những thao tác hỗ trợ y tế cần thiết, tránh rơi vào tình huống không tốt cho sức khỏe.

Tại sao nhiễm trùng máu lại chết?

Nhiễm trùng máu do vi khuẩn, virus và nấm gây ra, khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng sốc nhiễm trùng khiến cho các cơ quan, hệ thống chính của cơ thể như thận, gan, phổi và hệ thần kinh trung ương ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng máu bao lâu mới khỏi?

Mất bao lâu để chữa khỏi nhiễm trùng máu tùy thuộc vào bệnh nhân và tình trạng nhiễm trùng. Thường mất ít nhất vài ngày tuy nhiên nếu gặp vi khuẩn kháng kháng sinh, có thể mất nhiều thời gian hơn. Thời gian nằm viện trung bình đối với nhiễm trùng máu là 4 đến 5 ngày.

Bệnh nhiễm trùng máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng máu là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của một tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân rất nặng, gây choáng [sốc], suy đa tạng và tử vong nhanh. Các triệu chứng có thể là: Sốt: Sốt cao trên 38 độ C là dấu hiệu sớm và quan trọng nhất của nhiễm trùng máu.

Làm sao để biết bị nhiễm trùng máu?

Trong đó, xét nghiệm cấy máu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Máu của người bệnh nên được lấy tại thời điểm sốt cao hoặc rét run, trước khi được sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên không vì thế mà việc chỉ định kháng sinh bị trì hoãn ở những trường hợp bệnh nặng.

Chủ Đề