Sốt covid trong bao lâu

Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine ngày 10/3. Giai đoạn ủ bệnh tương đồng với các ước tính trước đây từ cơ quan y tế công cộng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 14 ngày là thời gian hợp lý để cách ly người có yếu tố dịch tễ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ [CDC] đã áp dụng tiêu chí này trong tình hình dịch bệnh hiện nay, từ đó khuyến cáo công dân nên tự cách ly trong vòng hai tuần sau khi đi du lịch đến các khu vực có dịch như Italy, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. 

Nghiên cứu cũng cho thấy các biện pháp sàng lọc và kiểm tra y tế như đo nhiệt độ tại cửa khẩu vẫn có thể để lọt nhiều bệnh nhân. Đây là lý do vì sao CDC nỗ lực sàng lọc hơn 46.000 người "có biểu hiện không đáng kể như sốt, ho và khó thở". 

Để tính toán thời gian ủ bệnh, các nhà khoa học phân tích dữ liệu từ hơn 180 báo cáo các ca Covid-19 tại những khu vực không có tình trạng truyền nhiễm trong cộng đồng, bệnh nhân lây nhiễm sau khi ra nước ngoài. 

Người dân Tokyo đeo khẩu trang để phòng Covid-19 khi đi làm vào giờ cao điểm ngày 25/2. Ảnh: Bloomberg

Nghiên cứu này được tiến hành từ sớm, khi các ca bệnh chủ yếu tập trung ở Vũ Hán, Trung Quốc. So sánh thời điểm bệnh nhân du lịch đến Vũ Hán với sự xuất hiện triệu chứng, các nhà khoa học ước tính thời gian ủ bệnh là 5 đến 12 ngày. 

Covid-19 tiến triển khá nhanh trong cơ thể. Ngày đầu, bệnh nhân bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, đau cơ và ho khan. Một số người bị tiêu chảy hoặc buồn nôn. Triệu chứng kéo dài khoảng 2 đến 3 hôm. Đến ngày thứ 5, đa số bệnh nhân biểu hiện khó thở, đặc biệt là những người cao tuổi có bệnh nền. Theo nghiên cứu từ Đại học Vũ Hán, người bệnh thường nhập viện ở ngày thứ 7. Đến ngày thứ 8, các triệu chứng chuyển nặng [đối với khoảng 15% bệnh nhân], có hội chứng suy hô hấp tiến triển [ARDS] xảy ra khi dịch lỏng tích tụ ở phổi. ARDS dễ gây tử vong. 

Bill Hanage, Phó giáo sư dịch tễ tại Trường Y tế Công cộng Harvard nhận định "không nghiên cứu nào có thể khẳng định chính xác thời gian ủ bệnh [của Covid-19] lúc này". Song ông cũng cho rằng ước tính của giới chuyên gia là "hợp lý". 

Đến nay, cả CDC và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đều lưu ý người nhiễm nCoV có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào. Giới chuyên gia hiện chưa rõ liệu các bệnh nhân này có thể lây truyền virus hay không. 

Ủng hộ quyết định cách ly 14 ngày với người về từ vùng dịch, nghiên cứu mới lưu ý biện pháp không phù hợp với một số người. 

"Chúng ta đã tập trung quá lâu vào công tác phòng ngừa. Trong thời điểm virus có xu hướng lây lan mạnh mẽ hơn tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, mục tiêu cuối cùng không phải là không có trường hợp dương tính sau khi cách ly", Justin Lessler, Phó giáo sư dịch tễ tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, tác giả của nghiên cứu cho biết. 

Ông nhận định trọng tâm là giảm thiểu tác động của virus đối với cộng đồng khi Covid-19 đã lan rộng, và làm chậm diễn biến của dịch bệnh. 

Theo TS.BS Nguyễn Đình Tỉnh – giảng viên bộ môn nhi, khoa y học lâm sàng, Trường đại học Y tế công cộng – trung bình mỗi ngày ông nhận được 30-40 cuộc gọi xin tư vấn của bố mẹ liên quan đến trẻ mắc COVID-19, chủ yếu là triệu chứng sốt.

Làm gì khi trẻ bị sốt do mắc COVID-19?

Bác sĩ Tỉnh cho biết sốt là triệu chứng rất thường gặp, không chỉ đối với các bệnh nhi mắc COVID-19 mà trẻ bình thường mọc răng, tiêm phòng cũng có biểu hiện sốt. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt và gắn thêm chữ COVID-19 thì bố mẹ thường lo lắng hơn.

Nhiều cuộc gọi đến chỉ cung cấp cho bác sĩ thông tin: “Con nhà em tự dưng bị sốt cao” khiến bác sĩ gặp khó khăn trong nắm bắt tình hình của trẻ và chẩn đoán. “Những trường hợp như vậy tôi nhắc nhở phụ huynh ghi đầy đủ thông tin tình hình con: sốt thời điểm nào, sốt trong bao lâu, sốt bao nhiêu độ.

Thông thường, khi trẻ mắc COVID-19 triệu chứng sốt xuất hiện nhiều nhất. Trường hợp sốt nhẹ sẽ khỏi trong 1-2 ngày, nhưng cũng có trường hợp sốt liên tục trong 3-5 ngày” – bác sĩ Tỉnh nói.

Ông lưu ý, khi trẻ bị sốt do virus COVID-19 gây ra thì cũng sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng khuyến cáo. Thời điểm em bé sốt cao thì ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ có thể pha nước ấm để chườm, lau người cho bé [trong trường hợp nhiệt độ cho phép].

Trong thời tiết lạnh ở Hà Nội, nếu trẻ ở trong phòng kín, bố mẹ có thể bỏ bớt áo cho trẻ chỉ mặc đủ ấm, không nên chườm nước ấm. Đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng biện pháp chườm mà có thể bỏ bỉm cho bé, việc này cũng có thể giúp bé hạ sốt.

Bố mẹ không nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt. Nhiều trường hợp do quá lo lắng khi cho con uống thuốc rồi mà cơn sốt chưa hạ, bố mẹ quá sốt ruột lại cho con uống tiếp một loại thuốc hạ sốt khác với mong muốn hạ sốt ngay, có thể sẽ dẫn đến việc trẻ bị sử dụng thuốc hạ sốt quá liều.

“Trong trường hợp em bé vẫn sốt cao liên tục trong nhiều ngày cần báo với y tế địa phương để đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết”, bác sĩ Tỉnh khuyến cáo.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Khi trẻ sốt thì thường sẽ mệt, mất nước, mất năng lượng… Các bé sẽ ăn rất ít, bỏ ăn, nôn trớ… Trong trường hợp này bố mẹ nên chia khẩu phần ăn của con thành các bữa nhỏ, cho ăn ít một và quan sát xem con có nôn trớ hay không.

Nên ưu tiên nhóm thực phẩm giàu năng lượng, nếu ăn các loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng thì trẻ sẽ không có đủ năng lượng.

Đặc biệt với những trẻ béo phì là nhóm có nguy cơ chuyển nặng cao hơn. Ngoài việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, các bé cần có chế độ vận động và tập hít thở từ sớm chứ không chờ đến lúc ho nhiều, khó thở mới tập. Đối với nhóm đối tượng này, khi trẻ mắc COVID-19 nên có máy SpCO2 để theo dõi hằng ngày.

ThS.BS Đinh Ngọc Hoa – khoa nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn – cho biết thời gian dịch bệnh kéo dài, trẻ phải ở nhà, ít vận động khiến tỉ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng lên nhiều hơn so với trước.

“Trẻ ở nhà thường xuyên, mỗi gia đình đều có rất nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng, trong đó có cả thức ăn nhanh như gà rán, bim bim… là những thứ các bạn nhỏ rất thích.

Khi chăm sóc nhóm trẻ này, bố mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho con, giảm lượng thức ăn nhanh, thay vào đó là rau xanh, hoa quả để trẻ có thêm lượng viatmin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, trẻ cần được tăng cường tham gia vận động, hít thở.

Đối với các bạn nhỏ dưới 5 tuổi, thông thường chúng ta sẽ không sử dụng các biện pháp giảm cân mà tìm cách tăng chiều cao cho trẻ” – bác sĩ Hoa nói.

Bác sĩ Hoa khuyến cáo khi trẻ có các biểu hiện thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú hoặc ăn uống, tím tái môi, đầu ngón tay, chân, SpO2 < 95% cần liên hệ ngay với cơ sở y tế phường hoặc 115 để cấp cứu kịp thời.

F0 triệu chứng nhẹ bao lâu khỏi bệnh?

Sau thời điểm tiếp xúc với virus và bị chúng len lỏi vào cơ thể, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sau từ 2 - 14 ngày, trung bình sẽ mất khoảng 4 - 5 ngày.

Covid sốt như thế nào?

Người bệnh sốt cao dưới 38 độ C, toàn thân đau nhức, ho nhiều và nhiều đờm hơn. Ngoài ra, cần chú ý các dấu hiệu nặng như khó thở, tiêu chảy, nôn ói nhiều. Có những người sau 7 ngày, các triệu chứng trở về bình thường.

Bệnh nhân Covid điều trị trong bao lâu?

Ở những ca không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ không kèm theo viêm phổi thì có thể bình phục sau khoảng từ 1 - 2 tuần. Còn đối với trường hợp có biểu hiện nặng hơn như viêm phổi hay suy hô hấp thì sẽ mất nhiều thời gian điều trị, thời gian chữa khỏi sẽ lâu hơn [tầm 3 - 6 tuần] tùy ca bệnh.

Covid có triệu chứng sau bao nhiêu ngày?

Thông thường, các trường hợp sau khi phơi nhiễm Covid-19 thì sau thời gian từ 2 - 14 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Trung bình thường là sau 5 ngày đối với các trường hợp cơ thể bình thường, không có bệnh này hay những vấn đề sức khoẻ khác.

Chủ Đề