Sông Cả là ranh giới tự nhiên của vùng nào

Ta yêu say đắm những mùa hoa lạ nở rộ trên những cung đường Tây Bắc, yêu hương ngọt nồng của thảm lúa vàng ươm đang vào vụ và đôi khi chợt thấy yêu những khúc giao mùa đỏng đảnh chốn non cao. Nhưng có lúc lòng bỗng bồi hồi nhớ về một Tây Bắc bồng bềnh sương khói, một Tây Bắc lãng đãng như nhớ thương tuôn theo những sợi chỉ mây giăng mắc khắp đại ngàn. Vậy vùng núi Tây Bắc có vị trí nằm ở đâu? Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là gì? Diện tích của vùng là bao nhiêu?…Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Câu hỏi: Ranh giới của vùng núi Tây Bắclà?

A. Sông Hồng và sông Đà.

B. Sông Đà và Sông Mã.

C. Sông Hồng và sông Cả.

D. Sông Hồng và sông Mã.

Trả lời:

Đáp án: C. Sông Hồng và sông Cả.

Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là Sông Hồng và sông Cả.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án C

Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

Vùng núi Tây Bắc được biết đến là một vùng lãnh thổ nhỏ hẹp ở phía Tây Bắc nước ta với địa hình toàn đồi núi và có nhiều hạn chế trong việc phát triển kinh tế.

Mặt khác, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Hiện nay, vùng núi Tây Bắc có 04 tỉnh, bao gồm: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Về địa hình ranh giới của vùng núi Tây Bắc là Sông Hồng và sông Cả.Đây là vùng núi có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta có hướng địa hình Tây Bắc – Đông Nam.

Vùng núi Tây Bắc có các bộ phận chính như: Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng cao 3143m; phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Châu.

>>> Xem thêm: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về miền Tây Bắc.

Câu 1: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là?

A. Tây bắc - Đông nam

B. Vòng cung

C. Tây-đông

D. Đông bắc-Tây nam

Đáp án đúng: A. Tây bắc - Đông nam

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc với những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sa

Câu 2: Hai tỉnh ở Tây Bắc nước ta có chung biên giới với Lào là?

A. Lai Châu, Lào Cai

B. Thanh Hóa, Nghệ An

C. Hà Giang, Cao Bằng

D. Điện Biên, Sơn La

Đáp án đúng: D. Điện Biên, Sơn La

Câu 3: Đỉnh núi Phan Xi Păng – cao nhất nước ta nằm ở trên dãy núi nào của vùng Tây Bắc?

A. Pu Đen Đinh

B. Pu Sam Sao

C. Hoàng Liên Sơn

D. Tây Côn Lĩnh

Đáp án đúng: C. Hoàng Liên Sơn

Câu 4: Từ vùng núi cao Tây Bắc đến vùng biển Bắc Thừa Thiên có đặc điểm tự nhiên nổi bật là?

A. Nhiều dải núi cao, sông sâu hướng tây bắc - đông nam.

B. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính do độ cao, hướng núi.

C. Có tài nguyên phong phú nhưng cũng nhiều thiên tai.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú là?

A. Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

B. Mường Lát, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

C. Mường Thanh, Mộc Châu, Than Uyên.

D. Mường Lò, Mường Thanh, Mường Kim.

Đáp án đúng: A. Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

Giải thích: Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,… Còn Mộc Châu là cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La; Mường Kim, Mường Lát là địa danh thuộc tỉnh Thanh Hóa.

--------------------------

Trên đây Top lời giải đã cho các bạn đáp án đúng nhất về ranh giới của vùng núi Tây Bắc, các câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về miền Tây Bắc. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có những kiến thức thiết thực và hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

Dãy núi Bạch Mã được nhiều nhà khí hậu xác định là ranh giới giữa 2 miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Đồng thời Dãy Bạch Mã cũng là ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu hỏi: Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của:

A. Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

C. Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

D. Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án B

Trong sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam, Vũ Tự Lập xác định trên lãnh thổ Việt Nam có 3 miền địa lí tự nhiên: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Đoạn ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ tại dãy Bạch Mã

Hai miền này cùng thuộc xứ Đông Dương nhưng có sự khác biệt về đới tự nhiên. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thuộc đới rừng gió mùa á xích đạo nên khác hẳn với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc đới rừng gió mùa chí tuyến. Dãy núi Bạch Mã được xác định là ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Dãy núi Bạch Mã là khối núi granit hùng vĩ có độ cao trung bình trên 1000 m. Đường thiên lí Bắc - Nam và đường quốc lộ 1A vượt qua dãy Bạch Mã ở đèo Hải Vân có độ cao 496 m. Điều đáng chú ý là dãy núi Bạch Mã đồng thời cũng được nhiều nhà khí hậu xác định là ranh giới giữa 2 miền khí hậu: miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam.

Từ đường chia nước của dãy núi Bạch Mã còn có thể xác định hai hệ thống lưu vực sông: phía Bắc là các hệ thống sông nhỏ thuộc tỉnh Bình Trị Thiên và phía Nam là hệ thống sông Thu Bồn chủ yếu nằm trên lãnh thổ của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, là một trong chín hệ thống sông lớn của nước ta có diện thích trên 10.000 km2.

Như vậy, ta đã biết được dãy Bạch Mã là ranh giới giữa 2 miền khí hậu phía Bắc và phía Nam và là ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về địa hình đồi núi ở nước ta

Câu 1: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Dãy Hoàng Liên Sơn.

B. Dãy Pu Sam Sao.

C. Dãy Hoành Sơn.

D. Dãy Bạch Mã.

Đáp án: C

Giải thích: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã. Núi Bạch Mã hay Dãy Bạch Mã là một dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Dãy núi này nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã.

Câu 2: Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm?

A. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế.

B. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam.

C. Sự tương phản về địa hình giữa hai sường đông – tây.

D. Các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía Bắc.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có sự tương phản giữa hai sườn Đông – Tây.

Câu 3: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A. Thung lũng sông Đà.

B. Thung lũng sông Mã.

C. Thung lũng sông Cả.

D. Thung lũng sông Thu Bồn.

Đáp án: C

Giải thích: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là thung lũng sông Cả.

Câu 4: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở?

A. Rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

B. Rìa phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long.

C. Rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.

D. Phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở rìa phía Bắc và phía Tây của vùng Đồng bằng sông Hồng. Một số tỉnh điển hình nằm ở vùng trung du chuyển tiếp này là tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,…

Câu 5: Khu vực có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan là:

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: D

Giải thích: Khu vực Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất với các bậc thềm phù sa cổ và các bề mặt phủ badan. Đất badan và phù sa cổ thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cao su, cà phê, điều, tiêu,…

----------------------

Qua bài viết do giáo Top lời giải tổng hợp và biên soạn ở trên, các bạn đã trả lời được câu hỏi “Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của vùng núi nào?”. Chúng tôi hi vọng, các bạn đã có những kiến thức hữu ích phục vụ cho việc học tập của mình. Chúc các bạn học tốt !