So sánh xã hội là gì

Theo quan điểm của Robertsons: Vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay một nhóm xã hội trong kết cấu xã hội cũng như quan hệ của cá nhân và nhóm xã hội đó với xã hội xung quanh.

Quan điểm của H. Fischer: vị thế là vị trí của một người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. VỊ thế xã hội là vị trí (địa vị) hay thứ bậc mà những người đang sổng chung với một người đó dành cho anh ta một cách khách quan.

Như vậy, vị thế là một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người trong kết cấu xã hội, được sắp xếp, thẩm định hay đánh giá của xã hội nơi người đó sinh sống. Khi nói đến vị thế là nói đến vị trí, thứ bậc cao, thấp gắn với những trách nhiệm và những quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng với vị trí đó.

 

1.2 Đặc điểm của vị thế

+ Vị thế không nhất thiết phải gắn với những người có uy tín và địa vị cao

+ Vị thế không thuần túy phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người về chính mình.

+ Vị thế của mỗi người cần đối chiếu hay gắn với những tiêu chuẩn khách quan của xã hội

+ Vị thể của mỗi người có tính ổn định tương đối, nó không đơn giản phụ thuộc vào những ý kiến đánh giá thay đổi thất thường của những người xung quanh.

 

1.3 Những yếu tố cấu thành nên vị thế

Có nhiều yếu tố cấu thành nên vị thế cùa mỗi con người như:

- Dòng dõi, nguồn gốc giai tầng xã hội, đẳng cấp, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc... Là một trong những yếu tổ quan trọng cấu thành vị thế cho con người.

+ Của cải: Địa vị kinh tế cũng tham gia vào cấu thành nên địa vị của con người. Tuy nhiên, hình thức của cải khác nhau thì mức độ tham gia vào việc câu thành vị thế cũng khác nhau.

+ Nghề nghiệp: Những nghề nghiệp khác nhau có ý nghĩa khác nhau trong việc cấu thành vị thể cho con người. Đương nhiên, nó cũng được biến đổi theo thời gian, tùy theo ý nghĩa thiết thực và lợi ích mà những nghề đó mang lại.

+ Chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại: Chức vụ khác nhau tiếng nói và quyền lợi cũng khác nhau. Ví dụ: Ông giám đốc ngân hàng, được xã hội suy tôn, kính trọng hơn một nhân viên.

+ Trình độ học vấn: Người có trình độ học vấn càng cao thì vị thế xã hội càng cao. Ví dụ: Ông giáo sư có vị thế xã hội cao hơn một cô y tá.

+ Các cấp bậc, chức sắc trong tôn giáo, dòng họ, làng, bản..., cũng tham gia tạo ra vị thế xã hội.

+ Những đặc điểm về sinh lý, giới tính: Cũng là những yếu tố quan trọng đóng góp vào cấu tạo vị thế của con người.

+ Một số tập họp những thuộc tính khác như: Sắc đẹp và sức mạnh thể chất, trí thông minh, sắc sảo, sự táo bạo, gan dạ, ý chí dám mạo hiểm, dám nghĩ, dám làm, khả năng tế nhị trong giao tiếp, ý chí biết kiềm chế những thỏa mãn nhất thời, tuổi kết hôn, địa vị người bạn đời... cũng góp phần tạo nên vị thế của con người trong xã hội.

Có thể nói, những yếu tố cấu thành vị thế nói trên không đứng riêng rẽ, tách bạch với nhau mà được phối hợp, sắp xếp theo những cách khác nhau. Tùy theo từng người, từng thời gian, hoàn cảnh hoặc sự hiện diện của hệ thống những giá trị chuẩn mực hay tập quán truyền thống của từng giai đoạn lịch sử cụ thể, từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia mà một số vị thế của những người nào đó được hình thành.

Các vị thế thường có sự tác động tương hỗ, củng cố bổ sung cho nhau song vị thế then chốt luôn có vai trò chi phối chế ước chính lên toàn bộ nhân cách xã hội của cá nhân.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau vì tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, do đó có nhiều vị thế tương ứng. Tuy nhiên, trong số các vị thế của cá nhân, vị thế nghề nghiệp có vai trò chủ đạo trong các loại vị thế bời nghề nghiệp là hoạt động cơ bản nhất trong đời sổng xã hội của con người.

Tóm lại: Vị thế xã hội là vị trí của một cá nhân hay nhóm người trong hệ thống cấu trúc xã hội. Vị thế xã hội quy định “thế và lực” và cách ứng xử cùa cá nhân, nhóm người trong mối liên hệ, quan hệ với những người xung quanh.

 

2. Vai trò xã hội

2.1 Khái niệm vai trò xã hội

Theo Robertson, vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định

Có tác giả lại cho rằng: vai trò xã hội là kiểu hành vi, hoạt động mà xã hội mong đợi cá nhân hay nhóm người cần phải thực hiện một cách tương ứng với vị thế của họ.

Vai trò xã hội là một tập họp những khuôn mẫu tác phong và hành vi để thực hiện nhiệm vụ nhất định. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó, đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội xứng đáng với những đóng góp của mình.

Định nghĩa này cho thấy, tương ứng với các vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi chính là vai trò của vị thế xã hội đó. Vị thế của một cá nhân luôn xác định một cách khách quan với vai trò của cá nhân đó. Đồng thời vị thế của cá nhân ấy chỉ có thể được củng cố khi cá nhân đó thực hiện đúng vai trò của mình.

 

2.2 Những nội dung nghiên cứu vai trò xã hội

Khi nghiên cứu về vai trò cần chú ý một số nội dung sau:

Thứ nhất: Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tác phong.

Thứ hai: Vai trò không bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài mà còn bao hàm cả những khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong.

Thứ ba: Nội dung của bất cứ vai trò xã nội nào cũng luôn được liên hệ đến những vai trò xã hội khác. Khi một người nào đó thực hiện vai trò của mình thì đồng thời họ đã hành động trong sự tương quan với vai trò của người khác.

Thứ tư: Mức độ thực hiện vai trò cỏ sự co giãn nhất định, song mức độ của sự co giãn chỉ được chấp nhận đến một giới hạn nhất định, vượt khỏi giới hạn đó thì sẽ dẫn đến sai lệch, có nghĩa là người đó không đóng đúng vai trò.

Thứ nãm: Mức độ nhiều hay ít các vai trò phụ thuộc vào mức độ tham gia nhiều hay ít của một người vào các đoàn thể, tổ chức xã hội.

Thứ sáu: Căng thẳng vai trò xảy ra khi cá nhân thấy rằng vai trò không thích hợp và họ thấy khó khăn trong việc thực hiện vai trò đỏ, nhất là những vai trò được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều.

 

2.3 Các loại vai trò

Khi nghiên cứu về vai trò người ta phân ra thành các loại sau:

  • Vai trò chỉ định

Vai trò chỉ định là vai trò gán cho một người nào đó từ bên ngoài mang tính chất tự nhiên mà người đó dù muốn hay không muốn cũng không thể tự mình lựa chọn được.

Nhưng cũng có thể vai trò chỉ định là những vai trò được tạo ra do sự bàri bạc, thoả thuận, ngã giá của những người khác đối với một người nào đó.

  • Vai trò lựa chọn:

Là vai trò do một người nào đó chủ động tự mình nắm lấy vai trò bằng những nỗ lực và quyết định cá nhân của mình.

  • Vai trò then chốt:

Trong cuộc sổng và công việc một người có nhiều vai trò khác nhau nhưng có một vai trò luôn nổi lên được gọi là vai trò then chốt.

Những vai trò chính, then chốt không phải cố định, bất biến mà thay đổi theo từng thời gian

Ví dụ: Khi đi làm vai trò then chốt của anh là kiếm tiền, tạo thu nhập nuôi gia đình, nhưng khi về hưu, anh đóng vai trò là người nội trợ thì đây lại là vai trò then chốt.

  • Vai trò tổng quát:

Sự phối hợp các vai trò khác nhau trong một con người tạơ ra bộ mặt chung - đặc trưng cho người đó.

Ví dụ: Giáo sư trong một trường đại học là một loại vị thế tổng quát, tương ứng với vị thế này người giáo sư phải thực hiện một loạt các vai trò vừa phải giảng dạy, vừa làm nghiên cửu khoa học, vừa là người hướng dẫn nghiên cứu sinh, cũng có thể là nhà quản lý.

 

3. Phân biệt giữa vị thế và vai trò

Vị thế là một vị trí xã hội, là chỗ đứng của một người hay một nhóm người trong cơ cấu xã hội. Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi của một người trên cơ sở vị thế của người đó.

Nói đến vị thế là nói đến sự đánh giá cao thấp, là sự so sánh với người khác. Trong khi đó, vai trò liên quan trước hết đến công việc của một người nào đó, trả lời cầu hỏi anh ta làm gì hay anh ta đóng vai trò gì?

Vị thế liên quan trực tiếp đến địa vị xã hội của một giai cấp, một tầng lớp, một thứ hạng trong xã hội; vai trò liên quan đến nhân cách của một người nhất định. Nó là những yếu tố tạo ra nhân cách.

Vị thế như là kết quả của sự phổi hợp và áp dụng những tiêu chuẩn về giá trị đang hiện diện và thịnh hành ưong xã hội.

Tóm lại: Trong cuộc sống mỗi cá nhân, nhóm, tập đoàn xã hội đứng ở vị thế nào thì sẽ phải thực hiện các vai trò khác nhau tưong ứng với từng vị thế đó. Qua đó thấy được vai trò của các cá nhân, các nhóm, các tập đoàn, tổ chức xã hội đối với sự vận động và phát triển của đất nước.

 

4. Nhóm xã hội

4.1. Khái niệm nhóm xã hội

Nhóm xã hội là một kiểu quan hệ giữa người với người tạo nên một hệ thống xã hội nhất định.

Hay nói cách khác: nhóm xã hội là tập hợp người có quan hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.

Như vậy, cả hai khái niệm trên đều đề cập đến vị thể, vai trò và những nhu cầu lợi ích, mục tiêu xã hội. Ở định nghĩa thứ nhất nhấn mạnh các kiểu quan hệ tương tác giữa thành viên với nhau trong nhóm, ở định nghĩa thứ 2 lại nhấn mạnh tới các mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm dựa trên sự khác nhau về vị trí, vai trò trên cơ sở chia sẻ những nhu cầu, lợi ích của mỗi thành viên.

 

4.2. Phân loại nhóm xã hội

Nhóm là những bộ phận hữu cơ để cấu thành nên xã hội. Tùy theo cách phân chia, xã hội học phân nhóm theo nhiều loại hình, cấp độ khác nhau như:

Theo quy mô, chúng ta có các nhóm lớn, nhóm nhỏ.

Nhóm nhỏ (hay nhóm theo nghĩa hẹp) là một tập hợp ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau. Những quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ được thể hiện dưới hình thức tiếp xúc cá nhân là cơ sở để nảy sinh những quan hệ tình cảm cũng như các giá trị đặc thù và những chuẩn mực của cách ứng xử.

Nhóm lớn (hay nhóm theo nghĩa rộng) là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ sở các dấu hiệu xã hội chung có liên quan trước hết đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm trong xã hội hiện có. Đặc trưng của nhóm lớn là các mối quan hệ giữa các cá nhân có thể là gián tiếp bởi vì số lượng các thành viên quá lớn mà một cá nhân khó có thể gặp gỡ trực tiếp từng người trong nhóm. Mối quan hệ trong nhóm lớn thường được ràng buộc bởi các qui chế, điều lệ của tổ chức.

• Theo tính chất và lĩnh vực hoạt động có thể phân biệt những nhóm nghề nghiệp, học vấn, lứa tuổi, giới tính lãnh thổ, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hiệp hội; nhóm cơ bản và không cơ bản; nhóm chính thức và thứ yếu; nhóm chỉ huy, lãnh đạo, và nhóm bị chỉ huy; nhóm quyền uy và nhóm phục tùng.

Trong thực tế các nhà xã hội học còn tiến hành phân loại nhóm thành nhóm “quy ước” và nhóm có tổ chức. Nhóm quy ước là nhóm không nhất thiết phải được tổ chức kết cấu một cách chặt chẽ, xác định mà chủ yếu được người chủ định lựa chọn, sắp xếp theo một dấu hiệu nhất định nào đó.

Đặc trưng quan trọng nhất của tất cả các loại nhóm là nhóm lớn hay nhỏ, nhóm chính thức hay nhóm không chính thức đều phải có người đứng đầu (thủ lĩnh) để lãnh đạo, người đứng đầu nhóm đòi hỏi phải có uy tín, năng lực, phẩm chất được các thành viên trong nhóm suy tôn. Người đứng đầu có thể là do tự phát, hoặc thông qua các thủ tục, cơ chế bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm từ trong nhóm hoặc từ ngoài nhóm. Chính vì vậy, nhóm có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu cơ cấu xã hội để thấy được sự đóng vai trò của nhóm đổi với sự phát triển của xã hội.

Tóm lại: Nghiên cứu nhóm xã hội là nghiên cứu các thành phần, cấu trúc, quá trình hình thành của nhóm, các chuẩn mực và giá trị nhóm cùng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.

 

5. Thiết chế xã hội

5.1 Khái niệm thiết chế xã hội

Theo Robertsons: Thiết chế là một tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội.

Theo G.v. Oxipon, thiết chế là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực thi bằng hệ thống phối hợp của nhưng quy chuẩn về hành vi, chuẩn mực giá trị, được định hướng một cách hợp lý.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển một số nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: Thiết chế xã hội là một hệ thong các cách thức, các quy tắc chính thức và phi chính thức được con người tạo ra để điều chỉnh hành vi, hoạt động của các cá nhăn, các nhóm, các tổ chức nhằm đáp ưng những nhu cầu nhất định của xã hội

Dù theo cách hiểu nào thì thiết chế xã hội cũng bao gồm các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò được quy định thành các quy tắc, các luật lệ và các hình thức kiểm soát nhằm duy trì tổ chức của các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội. Thiết chế xã hội là một thành tố đặc thù đảm bảo tính kế thừa và tính ổn định tương đối của những mối liên hệ trong khuôn khổ của một tổ chức xã hội nhất định. Tất cả các thiết chế đều có các quy tăc chuân mực, điểu luật và cả cơ chế vật chất cùa nó mà các thiết chế của xã hội là do con người tạo ra, nó là sản phẩm, là phương tiện con người sáng tạo ra. Do đó, con người có thể thay đổi, bổ sung, phát triển sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của mình

 

5.2 Các đặc điểm của thiết chế xã hội

- Các thiết chế xã hội thể hiện tính bền vững tương đối của các chuẩn mực và các quy phạm xã hội trong khuôn khổ của một trật tự xã hội và có khả năng tổ chức các lợi ích xã hội, làm cho xã hội phát triển nề nếp.

  • Mỗi thiết chế xã hội thường có một đối tượng điều chỉnh riêng nhằm thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của xã hội.
  • Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc và bổ sung vào nhau, duy trì những giá trị chuẩn mực chung, phản ánh mục tiêu chung được xã hội thừa nhận.
  • Các thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của những vấn đề xã hội chủ yếu. Các thiết chế được thiết lập trên cơ sở của những nhu cầu xã hội cơ bản nhằm duy trì sự ổn định xã hội.

 

5.3 Các loại thiết chế

Có nhiều loại thiết chế tham gia vào để đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội, các nhà xã hội học đã đưa ra một số thiết chế cơ bản sau:

  • Thiết chế chính trị nhàm bảo đảm việc thiết lập và giữ vững quyền hạn chính trị của gia cấp lãnh đạo được đặc trưng bằng nhà nước với chức năng quản lý hành chính, gồm những cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và ranh giới địa lý nhất định trong toàn bộ hệ thống chính trị.

- Thiết chế kinh tế là các quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng: sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng của cải vật chất, hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho đời sổng. Thiết chế này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các thiết chế khác cũng như toàn xã hội.

  • Thiết chế giáo dục chịu trách nhiệm xã hội hóa các thành viên mới trở thành những người trường thành, có khả năng thích ứng và đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của xã hội. Thiết chế này thực hiện năm chức năng:

+ Chuẩn bị nghề nghiệp xã hội cho cá nhân

+ Chuyển giao di sản văn hóa qua các thế hệ

+ Giúp cho cá nhân làm quen dần với các giá trị xã hội

+ Thực hiện các vai trò xã hội của cá nhân

+ Tham gia điều chỉnh và kiểm soát hành vi và quan hệ xã hội của cá nhân.

  • Thiết chế tôn giáo nhằm đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡng, về niềm tin và sự giao cảm với các thế lực siêu nhiên và thần thánh, đồng thời còn điều chỉnh các hành vi, hoạt động của các tín đồ tôn giáo.
  • Thiết chế gia đình là hệ thống các quy định về hôn nhân và gia đình, nó điều tiết hành vi tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái của các thành viên trong gia đình. Thiết chế này thực hiện các chức năng: Điều chỉnh hành vi tình dục; Duy trì sự tái sản sinh/ duy trì nòi giống; Chăm sóc. nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình; Là đơn vị kinh tế và tiêu dùng.
  • Thiết chế đạo đức là các quy tắc chuẩn mực giá trị về các đối xử của mọi người trong xã hội...
  • Thiết chế văn hóa là các quy định về các hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật.

Với các thiết chế thuộc nhiều phương diện khác nhau như thế, mỗi nền văn hóa không chỉ cung cấp cho từng cá nhân những phương thức và phương tiện làm thỏa mãn các nhu cạu ăn, mặc, ở, đi lại, nương tựa lẫn nhay, sự an toàn, duy trì nòi giống, xoa dịu nhưng lo âu sợ hãi, mà quan trọng hơn còn giúp cho con người xác định được ý nghĩa cuộc sống và sự vận hành ổn định của toàn xã hội.

Mỗi thiết chế xã hội đều được đặc trưng bởi những mục đích hành động, chức năng xã hội, hệ thống chế tài đảm bảo cho cái đang có và ngăn chặn cái lệch lạc. Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và sự phát triển của xã hội không thể có được nếu không có quản lý xã hội và kiểm soát xã hội. Sự rối loạn của thiết chế sẽ dẫn đến sự rối loạn xã hội, không có thế chế xã hội thì cũng không có kỷ cương xã hội. Do vậy thiết chế xã hội phải có chức năng quản lý xã hội và kiểm soát xã hội. Nó được quyền sử dụng những biện pháp thưởng phạt các thành viên trong xã hội khi có những hành vi sai lệch không đúng các quy tắc, chuẩn mực, yêu cầu do xã hội đặt ra hoặc khen thưởng khi những thành viên làm những việc tốt, có ích cho xã hội.

 

6. Một số yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội

- Nhóm xã hội (social group)

Nhóm xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ tương trong đó các cá nhân có quan hệ trực tiếp và tương đối ốn định. Những quan hệ trong nhóm được thể hiện dưới hình thức giao tiếp cá nhân. Đó là cơ sở làm nảy sinh những quan hệ tình cảm gắn bó, thân thiện và các giá trị đặc thù. Chẳng hạn như nhóm gia đình, hội nghề nghiệp, đơn vị, cộng đồng dân cư.

Nhóm thứ cấp (secondary group) là nhóm bao gồm số lượng người đông đảo (các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhà nước, đảng phái, công đoàn, đoàn thanh niên, tập đoàn xã hội, trường học, doanh nghiệp,...). Trong nhóm thứ cấp, các mối quan hệ xã hội được thiết chế hóa, thành lập theo một quy trình chặt chẽ và các thành viên của nhóm ý thức được nhóm của họ tồn tại để đạt được một mục đích nào đó. Các mối quan hệ giữa các thành viên được thể hiện cụ thể qua các quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. Hay nói cách khác, trong nhóm này, quan hệ quyền lực được phân bố trong mạng lưới theo thứ bậc từ trên xuống dưới.

Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, nhóm bao gồm một tập hợp các vị thế và vai trò được xác lập theo quy định của pháp luật. Mỗi thành viên có vị thế xác định trong nhóm, tức là khi đã là thành viên của nhóm, họ được trao những trách nhiệm và quyền hạn cho dù họ là những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực. Để đảm bảo ổn định nhóm, các cá nhân phải thực hiện đúng các quy định của nhóm, quy định của pháp luật, ý thức được những hành vi được phép và những hành vi không được phép.

hội khi công việc đó phù hợp với các chuẩn mực xã hội mà không phụ thuộc tính đặc thù cá thể của cá nhân, vì vai trò xã hội xuất phát từ các quan hệ trên cá nhân và sự ràng buộc giữa cá nhân trong quá trình hoạt động song. Yeu tố định hướng hành vi nào là đúng đắn, phù họp với vai trò đó chính là các giá trị chung của xã hội như: công lý, công bằng, tôn trọng tài sản cá nhân, bảo vệ cuộc sống gia đình... Những giá trị đó các cá nhân tiếp thu được thông qua quá trình xã hội hóa.

- Thiết chế xã hội (social institution)

Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò, nhóm xã hội lập ra có chủ định vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội.

Phần trên đã chỉ ra, nhóm xã hội là một tập hợp người được liên kết với nhau bởi các quan hệ xã hội. Các quan hệ này được hình thành từ những tương tác thường xuyên, ổn định, lâu dài, có định hướng. Trong quá trình tương tác này khuôn mẫu hành vi, vai trò được thiết chế hóa, tức là biến thành các thiết chế xã hội. Các nhóm xã hội, các cá nhân thực chất chỉ là tập hợp người thực hiện các thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Những yếu tố tạo thành thiết chế xã hội có khuynh hướng kết hợp và tăng cường lẫn nhau.

Mỗi thiết chế xã hội đều có một đối tượng riêng hướng tới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan đến đối

Sự vận động và phát triển của cơ cấu xã hội - nhân khẩu tác động lớn đến sự vận động và phát triển của xã hội. Sự thay đổi về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ như lương thực, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, tiết kiệm đầu tư, sử dụng nguồn nhân lực, nguồn lực về vốn, đất đai, công nghệ. Các tham số cơ bản của dân số như mức sinh, tỉ lệ tử vong, di dân quyết định quy mô, thành phần nguồn lao động trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số là yếu tố trọng tâm trong nghiên cứu xã hội học pháp luật nhằm phát hiện những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội - nhân khẩu với những thay đổi về kinh tế - xã hội, từ đó đánh giá về hiệu quả của các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến việc ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số.

Dân số nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ngày 01/4/2019 dân số đạt 96,2 triệu người, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, nghĩa là bằng dân số một tỉnh trung bình. So với các nước trên thế giới và trong khu vực ASEAN, dân số Việt Nam đứng thứ 15 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực sau Indonesia (248,8 triệu người) và Philippines (99,4 triệu người). Năm tỉnh, thành phố có số dân đông nhất cả nước bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh có 8.993.082 người, tiếp đến là Hà Nội với 8.053.663 người, Thanh Hóa 3.640.128 người, Nghệ An 3.327.791 người và Đồng Nai 3.097.107 người. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ nhiều mặt”. Do đó, vào thời kì này “sinh đẻ có kế hoạch” hay “kế hoạch hóa gia đình” được coi là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của đất nước. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua.

Pháp lệnh dân số được ban hành năm 2003 với quan điểm: Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Pháp lệnh được sửa đổi năm 2008 và Quốc hội sẽ ban hành Luật Dân số. Năm 2011, Quyết định số 2013/QĐ-TTg về Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.