So sánh paracetamol và ibuprofen

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Ibuprofen + Paracetamol

Phân loại: Thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS). Dạng kết hợp.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): M01AE51.

Brand name: Alaxan.

Generic : Ibuprofen + Paracetamol, Protamol

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén Ibuprofen 200mg, paracetamol 325mg.

Thuốc tham khảo:

ALAXAN
Mỗi viên nén có chứa:
Ibuprofen………………………….200 mg
Paracetamol………………………….325 mg
Tá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Giảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân.

Giảm nhức đầu, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống. Uống thuốc ngay sau bữa ăn.

Liều dùng:

Giống như các thuốc kháng viêm không steroid-khác, nên dùng ibuprofen + paracetamol ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất mà có hiệu quả tốt.

Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không được dùng thuốc để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày, trừ khi do bác sỹ hướng dẫn.

4.3. Chống chỉ định:

Người bệnh mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, các thuốc kháng viêm không steroid khác hay aspirin (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).

Người bệnh bị loét dạ dày-tá tràng tiến triển, bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, suy gan hoặc suy thận.

Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.

Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).

Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn, cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).

4.4 Thận trọng:

Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Dùng thận trọng ở người cao tuổi, người nghiện rượu.

Tránh uống rượu khi dùng thuốc.

Không dùng chung với các thuốc khác có chứa paracetamol.

Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.

Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.

Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.

Thận trọng khi sử dụng cho người lái tàu xe hoặc vận hành máy.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Các tác dụng khống mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, mỏi mệt và rối loạn thị giác có thể có khi uống các thuốc kháng viêm không steroid. Nếu bị ảnh hưởng, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có nghiên cứu sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai , tránh sử dụng trong thời kì cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp: sốt, mỏi mệt, chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn, mẩn ngứa, ngoại ban.

Ít gặp: phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay, đau bụng, chảy máu dạ dày-ruột, làm loét dạ dày tiến triển, lơ mơ, mất ngủ, ù tai, rối loạn thị giác, thính lực giảm, thời gian máu chảy kéo dài, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu), thiếu máu, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp: phù, nổi ban, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc, tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Rượu, isoniazid, các thuốc kháng lao, các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturate, carbamazepine) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi paracetamol.

Dùng chung phenothiazine với paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.

Metoclopramide có thể làm gia tăng sự hấp thu của paracetamol.

Ibuprofen và các thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolone lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.

Ibuprofen với các thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.

Magnesium hydroxide làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen, nhưng nếu nhôm hydroxide cùng có mặt thì không có tác dụng này.

Ibuprofen làm tăng độc tính của methotrexate.

Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemide và các thuốc lợi tiểu.

Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.

4.9 Quá liều và xử trí:

Quá liều paracetamol thường có 4 giai đoạn vơi các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Rối loạn ăn uống, buồn nôn, nôn, khó chịu, và ra mồ hôi nhiều.

Đau hoặc sờ vào thấy đau ờ vùng bụng trên bên phải; gan lớn biểu hiện bằng cảm giác đầy bụng, tăng men gan và bilirubin trong máu, thời gian prothrombin kéo dài, và đôi lúc có giảm lượng nước tiểu.

Triệu chứng rối loạn ăn uống, buồn nôn, nôn, khó chịu tái phát, dấu hiệu suy gan và có thể bị suy thận.

Hồi phục hoặc tiến triển đến suy gan hoàn toàn gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp nhất của quá liều ibuprofen gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lơ mơ. Các triệu chứng khác là nhức đầu, ù tai, ức chế hệ thần kinh trung ương, co giật. Nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, ngưng thở hiếm khi xảy ra.

Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc quá liều đề nghị, hãy hỏi ỷ kiến bác sĩ ngay lập tức.

Điều trị gồm có súc rửa dạ dày. N-acetylcysteine là thuốc giải độc hiệu quả nếu được bắt đầu trong vòng 10 – 12 giờ sau khi uống quá liều; tuy nhiên N-acetylcysteine vẫn có tác dụng nếu được điều trị trong vòng 24 giờ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Phối hợp tác động kháng viêm, giảm đau của ibuprofen và tác động giảm đau của paracetamol.

Có hiệu quả giảm đau mạnh hơn tác dụng của ibuprofen hoặc của paracetamol liều cao dùng riêng lẻ.

Cơ chế tác dụng:

Paracetamol

Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt bằng cách ức chế sự tổng hợp prostaglandin. Thuốc giảm đau bằng cách làm tăng ngưỡng chịu đau và hạ sốt thông qua tác động trên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. Ở liều điều trị, tác dụng giảm đau và hạ sốt của paracetamol tương đương với acetylsalicylic acid. Paracetamol không ảnh hưởng bất lợi trên – chức năng tiểu cầu và sự đông máu.

Ibuprofen

Ibuprofen là một dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Tác dụng điều trị của thuốc, như một chất chống viêm không steroid (NSAID), ibuprofen có tác dụng ức chế enzyme cyclooxygenase, kết quả là làm giảm sự tổng hợp prostaglandin. Ibuprofen được đánh giá là loại thuốc an toàn nhất trong số các chất chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Paracetamol

Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 30 phút đến 60 phút sau khi uống. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Độ thanh thải thận là khoảng 10 mL/phút, ít phụ thuộc vào tốc độ dòng tiểu và không phụ thuộc vào pH.

Ibuprofen

Ibuprofen dược hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa và nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1 – 2 giờ sau khi uống. Ibuprofen được gắn kết mạnh với protein huyết tương và thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Thuốc nhanh chóng được bài tiết qua nước tiểu, khoảng 1% được bài tiết trong nước tiểu ở dạng không thay đổi và khoảng 14% ở dạng ibuprofen liên hợp.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Lactose Monohydrate, Tinh bột ngô, Povidone, FDC Yellow # 6, Sodium Starch Glycolate, Syloid 244, Magnesium stearate vừa đủ.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.