So sánh nhu cầu với nhu cầu du lịch

VOV.VN - Kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới [UNWTO] cho biết niềm tin du lịch trên thế giới đã giảm sút trong 4 tháng cuối năm 2022. Những thách thức từ vấn đề kinh tế, xung đột, lạm phát, giá năng lượng... có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi ngành du lịch trong năm 2023.

Theo thống kê mới nhất của UNWTO, ước tính khoảng 700 triệu người đã đi du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2022, bằng 63% mức năm 2019. Trong kịch bản lạc quan nhất, ngành du lịch toàn cầu năm 2022 sẽ chỉ phục hồi ở mức 65% trước đại dịch Covid-19. Doanh thu xuất khẩu từ du lịch năm 2022 có thể đạt từ 70 - 80% mức của năm 2019, tức là khoảng 1.200 - 1.300 tỷ USD.

Trong tháng 9/2022, lượng khách quốc tế tại nhiều nơi đã vượt qua mức trước đại dịch, như Trung Đông [+3% so với năm 2019] và vùng Caribe [+1%]. Các điểm đến đạt lượng khách quốc tế đến vượt mức trước đại dịch trong 9 tháng đầu năm là Albania, Ethiopia, Honduras, Andorra, Puerto Rico, Cộng hòa Dominica, Colombia, El Salvador và Iceland.

Ảnh minh họa.

Tỷ lệ lấp đầy khách sạn toàn cầu đạt 66% vào tháng 9/2022, từ mức 43% trong tháng 1. Châu Âu dẫn đầu với tỷ lệ lấp đầy là 77% vào tháng 9/2022, tiếp đó là châu Mỹ [66%], Trung Đông [63%] và châu Phi [61%]. Chia theo tiểu vùng thì Nam Địa Trung Hải [79%], Tây Âu [75%] và châu Đại Dương [70%] là những nơi đạt tỷ lệ lấp đầy cao nhất vào tháng 9/2022.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, việc nhiều điểm đến mở cửa như Nhật Bản, Hàn Quốc đã giúp lượng khách đến khu vực này trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách đến châu Á - Thái Bình Dương vẫn thấp hơn 83% so với mức của năm 2019. Trung Quốc - một thị trường nguồn quan trọng của khu vực này vẫn đóng cửa.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát mới nhất của UNWTO cho biết niềm tin du lịch trên thế giới đã giảm sút trong 4 tháng cuối năm 2022. Những thách thức từ các vấn đề kinh tế, xung đột, lạm phát, giá năng lượng tăng cao... có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi ngành du lịch trong quý IV và sang năm 2023. Vì vậy những tháng sắp tới, các dự báo cho ngành du lịch sẽ trở nên thận trọng hơn./.

7 dự đoán về xu hướng du lịch năm 2023

VOV.VN - Theo nền tảng Booking.com, xu thế chung của du khách toàn cầu đang dịch chuyển từ trạng thái không chắc chắn sang chủ động thích ứng. Nếu năm 2022 du lịch đã trở lại mạnh mẽ, thì năm 2023 du khách sẽ suy nghĩ về chuyến du lịch một cách sáng tạo hơn, giữa những biến động và bất ổn.

Tổng lượt khách du lịch đến Huế năm 2022 ước đạt 2,05 triệu; trong đó, có hơn 260 ngàn lượt khách quốc tế. Năm 2023, ngành du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đón khoảng 3 – 3,5 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế đón được khoảng 20 - 30%. Có nghĩa là, trong năm 2023 ngành du lịch đặt mục tiêu tăng khoảng 3 lần lượng khách quốc tế so với năm 2022, với con số cụ thể rơi vào khoảng 700 – 800 ngàn lượt khách.

Nếu so sánh thị phần khách quốc tế và nội địa một thời gian của du lịch Cố đô, thì con số 20 - 30% khá khiêm tốn. Ở thời điểm trước xảy ra dịch bệnh, con số luôn xấp xỉ 50 - 50 giữa hai thị phần khách quốc tế và nội địa.

Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch cho hay, có thể thấy tình hình du lịch quốc tế có nhiều thay đổi so với trước, dù trước đó dự báo năm 2023 sẽ là năm bùng nổ của du lịch thế giới và Việt Nam. Tình hình xung đột giữa các nước chưa chấm dứt, nền kinh tế toàn cầu bị tác động. Khách Trung Quốc đã đi du lịch trở lại nhưng chưa nhiều. Vì thế, nhu cầu đi du lịch trung bình của toàn bộ khách quốc tế chỉ đang đạt mức 25% so với trước dịch.

“Cũng giống như khách quốc tế vào Việt Nam, số lượng khách trong nước đặt tour du lịch quốc tế đang còn thấp. Nhu cầu đang tập trung vào một số thị trường gần, có mức giá tour vừa phải. Có thể khẳng định, chỉ khi nhu cầu khách trong nước đi ra nước ngoài bình thường trở lại thì du lịch trên toàn thế giới mới thật sự bình thường. Vì vậy, con số khách quốc tế từ 20 – 30% của 3 – 3,5 triệu lượt khách mà Huế hướng đến trong năm 2023 là phù hợp”, ông Minh phân tích.

Vai trò của khách quốc tế đối với điểm đến trong phát triển du lịch rất quan trọng. Khách quốc tế thường đi theo tour, giúp điểm đến chủ động cung ứng các dịch vụ, tạo ra nguồn thu cao hơn và ổn định hơn cho điểm đến. Lãnh đạo Sở Du lịch cũng nhấn mạnh, khách quốc tế đến Huế thường có mức chi tiêu cao hơn so với khách nội địa.

Sau những ngày đón Tết Nguyên đán, lượng khách Thái Lan đến Huế đã nhiều hơn từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, nhưng vẫn xảy ra câu chuyện bỏ điểm khi tham quan. Thời gian du khách lưu lại Huế ngắn nên nguồn thu không cao. Hay vào những ngày đầu năm mới này, một số điểm đến trong cả nước đã đón một số thị trường khách mới như Ấn Độ, Trung Quốc, nhưng ở Huế vẫn chưa. Điều này đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp mới trong thu hút khách quốc tế trở lại.

Du khách đến tham quan di sản Huế

Cần có những giải pháp hiệu quả hơn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nêu ví dụ, trong ít tháng nữa Nhà ga T2 của Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài sẽ đưa vào hoạt động. Đây là cơ hội rất lớn của du lịch. Điều đặt ra là dù nâng cấp lên 5 triệu lượt khách/năm mà không có nguồn khách, không có đường bay thương mại quốc tế thì cũng không hiệu quả. Vì thế, ngay từ bây giờ, ngành du lịch cần chủ động tham mưu các thị trường khách trọng điểm, có xu hướng lựa chọn Huế làm điểm đến để những tham mưu cho tỉnh có kế hoạch về mở đường bay mới.

Chủ Đề