So sánh canon 200d và 800d

In case you are wondering which of these cameras you should buy, then this is the right place to find an answer. Here you will find listed all the main differences among Canon EOS 200D and Canon EOS 800D, calculated by the CameraRace iCamRank algorithm.

  • Overall, Canon EOS 200D [58] and Canon EOS 800D [58] are equivalent from the technical point of view.
  • The image quality of Canon EOS 200D [47] is similar to that of Canon EOS 800D [47].
  • Canon EOS 800D [45] performs better than Canon EOS 200D [41] in terms of speed.
  • Canon EOS 200D [84] and Canon EOS 800D [84] are characterized by similar versatility.
  • The handling of Canon EOS 200D [70] is more effective than that of Canon EOS 800D [65].

But, as you may know, the technical performance is meaningless if applied to the wrong context. This is the reason why the iCamRank "weights" differently the camera technical features for each type of photography. Thus, below you'll find our suggestions, based on your preferred photography genre:

Canon EOS 800D is better for landscape or sport photography; Canon EOS 200D is instead your choice if you shoot street photography or for everyday use.

EOS 200D sẽ là lựa chọn xứng đáng nếu bạn muốn mang theo một chiếc máy ảnh mang trong mình sức mạnh của những “chiến binh” ở phân khúc bán chuyên, mà lại phải thật gọn nhẹ, tiện dụng, mang dáng vẻ truyền thống, nhưng lại thời trang, thậm chí là “cute”.

Bối cảnh ra đời

Được ra mắt cùng lúc với EOS 6D Mark II [29-6-2017], tuy nhiên khác với người anh em đang được cả thế giới đổ dồn sự chú ý, thì 200D lại có phần “lặng lẽ” hơn khá nhiều. Với ý đồ thay thế cho mẫu EOS 100D vốn đã xuất hiện được gần 4 năm và cũng là để rút kinh nghiệm cho sản phẩm trước đó không thật sự thành công, thì 200D được Canon trang bị những gì tinh túy và phù hợp nhất với tầm giá của nó mang lại.

Tổng quan công nghệ

Vậy chúng ta cùng điểm xem những đặc điểm chính của 200D so với 100D bao gồm những gì nào.

  • Bộ xử lý ảnh mới nhất DIGIC 7, tương tự trên EOS 77D/800D
  • Cảm biến CMOS APS-C 24,2mpx với Dual Pixel CMOS AF.
  • Hệ thống AF 9 điểm với điểm chính giữa là cross-type.
  • Tốc độ chụp liên tiếp tối đa 5 hình/giây.
  • AF trong live view cũng như quay video bởi Dual Pixel CMOS AF, thay vì Hybrid CMOS AF II.
  • Khả năng quay video FHD 60p.
  • Kết nối không dây wifi, NFC, Bluetooth.
  • Giao diện mới, trực quan hơn với người dùng mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh.

Điểm qua thì những gì mà 200D mang trong mình là khá mạnh mẽ, tương đương với những chiến binh ở dòng cao cấp hơn, dù vẫn giữ một số tính năng khá hạn chế nhằm phân biệt rõ các phân khúc. Tuy nhiên đối với người dùng amateur, thì đây vẫn là những nâng cấp rất đáng kể, dành cho những ai muốn sở hữu một chiếc DSLR thật nhỏ gọn, mà lại thời trang.

Hãy cùng 50mm Vietnam đi tìm hiểu sâu hơn về chiếc máy này nào.

200D thuộc phân khúc nào?

Cách đặt tên như hiện nay của Canon dường như đang hơi rối cho người tiêu dùng. Bởi nếu như không tìm hiểu sâu, người tiêu dùng sẽ cho rằng mới nhất thì phải là 800D chứ không phải 200D. Tuy nhiên, đội ngũ kỹ thuật viên và marketing của Canon lại nghĩ khác.

Thực tế là Canon đang duy trì tới 4 dòng máy dùng cảm biến crop cấp thấp, mà cao nhất là 77D, tiếp sau là 800D, thứ 3 và cũng là mới nhất: 200D, chót bảng là 1300D [Đã được thay thế bằng 1500D và có dòng thấp hơn là 3000D]. Trong khi 77D và 800D giá vẫn còn tương đối cao với số đông người dùng phổ thông, 1500D hay thậm chí 3000D nhỏ gọn hơn cả nhưng lại quá “yếu đuối”.

Tựu chung lại, so với chính các anh em họ hàng Canon hoặc hàng xóm Nikon, thì 200D lại khắc phục được cả 2 điểm trên: một chiếc máy tương đối mạnh mẽ, tiện dụng, mà nhỏ gọn, thời trang, vẫn mang dáng vẻ truyền thống.

50mm Vietnam cũng đã có video đánh giá nhanh về sản phẩm này:

Hình thức bên ngoài

Điều đầu tiên, mà cũng là đáng chú ý nhất, đó là màu sắc.

Canon ra liền 3 phiên bản khác nhau của 200D: đen, bạc [với phần da phủ màu nâu], trắng [phần da màu xám]. Không khó để thể thấy rõ ý đồ của Canon trong việc thiết kế ra 200D, một chiếc DSLR nhỏ gọn, tiện dụng, nhiều màu sắc, mà chỉ với thân máy trắng dường như sẽ “cưa đổ” con tim các chị em từ cái nhìn đầu tiên.

Đúng như tiêu chí nhỏ gọn đến hết mức có thể, tương tự như 100D, số nút chức năng của 200D được giảm đến tối đa, phần màn hình được làm lớn hơn, choán gần hết không gian ở lưng máy.

Tuy nhiên một điểm rất đang chú ý đó là sự xuất hiện của màn hình xoay lật cảm ứng, mà trên người tiền nhiệm 100D là màn hình cố định. Với màn hình xoay lật, việc chụp góc cao, thấp sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, cũng như rất tiện lợi nếu các chị em muốn selfie.

Bên cạnh đó, cũng nhờ màn hình này, nó sẽ tăng thêm tính “cơ động” cho các vlogger nếu họ muốn vừa quay vừa di chuyển.

Các cổng kết nối của 200D được chia đều sang 2 bên, thay vì dồn hết về trái như các máy khác của hệ EOS.

Xét một cách tổng thể, 200D vẫn mang dáng dấp của 100D, tuy nhiên đã cải thiện đi khá nhiều giúp tiện dụng hơn cho quá trình sử dụng.

Công nghệ bên trong

Cũng giống như bộ đôi 77D/800D ra trước đó 4 tháng, 200D được trang bị thêm giao diện kiểu mới, trực quan hơn với người dùng mới lần đầu tiếp xúc máy ảnh. Dĩ nhiên Canon vẫn giữ nguyên giao diện cũ, các bạn có thể vào menu để chọn hiển thị giao diện mới hoặc giao diện truyền thống tùy theo ý muốn của mình.

Theo cá nhân tôi việc trang bị giao diện mới này lên những máy cấp thấp như 200D là đúng đắn, bởi lẽ chúng đều là đích ngắm của những người mới chơi, giúp họ tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

Bộ xử lý hình ảnh

Về bộ xử lý hình ảnh, 200D được trang bị DIGIC 7, tương tự người họ hàng xa 6D Mk II cùng thời điểm ra mắt. Với bộ xử lý ảnh mới nhất này, sức mạnh của 200D được nâng lên đáng kể, vượt xa những người anh em khác như 750D hay 100D.

Nhờ có DIGIC 7 mà khả năng sửa lỗi quang học của ống kính của 200D giờ đây chắc chỉ thua một vài bậc đàn anh mạnh mẽ như 1DX Mark II hay 5D Mark IV, với đầy đủ tùy chọn sửa tối góc, quang sai, cầu sai, nhiễu xạ. Tính năng sửa lỗi nhiễu xạ sẽ có ích nếu bạn chụp ở khẩu độ f/11 trở xuống, tuy nhiên khả năng chỉnh sửa chỉ có giới hạn, nên các bạn tránh chụp ở khẩu độ nhỏ.

Mặc dù được trang bị DIGIC 7, nhưng 200D lại không có tính năng anti-flicker, do 200D chỉ mang theo cảm biến đo sáng có từ thời EOS 7D. Đây là tính năng mình đánh giá rất cao, bởi khi chụp trong nhà thì ảnh luôn có nguy cơ bị ám màu từ các nguồn ánh sáng nhân tạo, và khi bật tính năng này, 90% số ảnh của chúng ta sẽ tránh được vấn đề này.

Mặc dù tốt, nhưng mặt trái của nó là tốc độ chụp liên tiếp tối đa bị giảm xuống, do việc nhả màn trập bị làm trễ lại, để tránh những lúc đèn đang “nhấp nháy”.

Cảm biến hình ảnh

Cảm biến hình ảnh của 200D được Canon đưa xuống từ 77D/800D, độ phân giải 24,2mpx, do đó chất lượng hình ảnh là giống hệt nhau với cùng điều kiện và thông số chụp.

Với số megapixel là khá lớn, lên tới 24mpx, nên bạn cũng khá an tâm với việc in ấn hay cắt crop. Bạn có thể xem video dưới đây. Từ khoảng 1:11:00

Độ nhạy sáng – ISO

Tiếp theo là Độ nhạy sáng – ISO. Nhờ việc trang bị bộ xử lý DIGIC 7 mà 200D có dải ISO chuẩn 100-25600, so với 100-25600 của 100D/750D, chưa tính ISO mở rộng. Điều này vô cùng hữu ích khi các bạn muốn chụp trong điều kiện trời tối, thoải mái kéo ISO lên 3200 hoặc 6400. Dĩ nhiên là còn cả 12800, 25600 và H: 51200 nữa, tuy nhiên nếu không đến mức buộc phải có ảnh mang về thì có lẽ các bạn không cần dùng tới các giá trị này, vì chất lượng ảnh sẽ giảm đi rất nhiều.

Bạn có thể thử ngó ảnh chụp thử ở ISO 3200 ở các máy lần lượt: 800D, 750D và 200D ở dưới đây.

Canon EOS 800D ở ISO 3200Canon EOS 750D ở ISO 3200Canon EOS 200D ở ISO 3200

.

Chế độ cân bằng trắng mới

Cũng giống như các máy kể từ EOS 5Ds/5DsR, 200D được Canon trang bị thêm tính năng AWB:W và Picture Style: Fine Detail.

Vậy, AWB:W là gì?

AWB:W là Auto White Balance: White : cân bằng trắng tự động ưu tiên trắng, được sử dụng trong những môi trường mà ánh sáng chủ đạo là ánh sáng nhân tạo, có màu vàng. AWB:W giúp cho ảnh được chụp trong các môi trường này có màu sắc trung thực hơn nữa so với AWB thông thường, “trắng trẻo” hơn.

Thế còn Picture Style: Fine Detail?

Đây là tùy chọn mới, hữu ích khi các bạn muốn in ấn khổ lớn, mà trong ảnh có nhiều chi tiết nhỏ. Khi sử dụng FD, máy sẽ tự động gia tăng sharpness và thêm chút clarity vào các chi tiết nhỏ, đảm bảo khi in ấn ảnh cực lớn, vẫn đảm bảo các chi tiết nhỏ được sắc nét.

Ngoài ra nó cũng đem lại một chút nổi bật về màu sắc hơn so với việc dùng các chế độ như Standard. Nhưng bạn nhớ là Picture Style này chỉ có tác dụng khi chụp JPEG thôi nhé.

Khả năng chụp liên tiếp và AF

EOS 200D được kế thừa từ frame rate và hệ thống AF từ 700D, tối đa 5 hình/giây và 9 điểm AF xếp thành hình thoi, trong đó điểm chính giữa là điểm lấy nét chữ thập [cross-type].

Hệ thống AF 9 điểm này có thể khiến một cơ số fan Canon cảm thấy thất vọng, nếu so 800D nay đã lên đến 45 điểm cross-type. Tuy nhiên, đây là 2 sản phẩm với định hướng khách hàng khác hẳn nhau. 200D được thiết kế nhỏ gọn cho những người dùng quay vlog, hoặc những cô gái muốn một chiếc máy thật “cute” và nhỏ gọn, nên việc được trang bị đến 45 điểm là quá thừa thãi. Mặt khác một chiếc máy cấp gần-như-thấp-nhất nhưng được trang bị bộ AF mạnh sẽ khiến thị phần của 750D/800D bị đe dọa.

Khung ngắm của EOS 100D với 9 điểm AF, điểm chính giữa là cross-type

Nhờ việc dùng chung cảm biến với 77D/800D mà 200D cũng có Dual Pixel CMOS AF [DAF]. Nhờ vào DAF thế hệ 2 mà AF qua liveview của 200D giờ đây rất nhanh và chính xác, có khả năng tracking chủ thể vô cùng mượt.

Minh họa về DAF và Hybrid CMOS AF.

Do đó bạn có thể dùng live view của 200D để chụp thể thao, nhưng lưu ý rằng nếu bật servo AF thì tốc độ chụp liên tiếp tối đa sẽ bị giảm còn 3,5 fps, nên đừng cố làm gì, trừ phi bạn là “thánh may mắn”.

Để hiểu rõ hơn về DAF, các bạn có thể xem thêm tại đây.

Khả năng quay video

200D có thể quay video ở độ phân giải FHD 60p hoặc HD 60p ở định dạng MP4, so với FHD 30p trong quá khứ của người tiền nhiệm 100D. Đối với những người dùng nâng cao, việc thiếu sót định dạng MOV hoặc độ phân giải 4K sẽ là cái gì đó khó mà chấp nhận được với một chiếc máy ảnh năm 2017, nhưng với các vlogger hoặc các cô gái thì điều này chả quan trọng lắm, họ chỉ cần một chiếc máy tiện dụng dễ quay là được.

Video demo quay từ EOS 200D.

Nằm trong xu thế chung, giờ đây EOS 200D cũng được trang bị khả năng quay video time-lapse FHD ở định dạng MOV.

Tuy nhiên, có 1 điểm trừ đáng chú ý của 200D là không được trang bị khả năng chống rung trên thân máy. Tính năng này thật sự hữu ích khi người dùng quay video khi đang di chuyển, mặc dù mặt trái của nó là đôi khi hình ảnh quay ra hơi có cảm giác khó chịu.

Kết nối và chia sẻ ảnh

Có thể nhận thấy rõ ràng đội ngũ kỹ thuật viên của Canon đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như công nghệ của đối thủ để ngày càng hoàn thiện hơn nữa khả năng kết nối và chia sẻ ảnh giữa máy ảnh cùng các thiết bị khác, thậm chí là tốt nhất hiện nay.

Với Wi-Fi, NFC, Bluetooth mà bây giờ các bạn có thể thiết lập kết nối máy ảnh của mình với nhiều thiết bị khác, ví như nếu bạn cài đặt Canon Camera Connect thì bạn có thể chuyển ảnh từ máy ảnh sang điện thoại ngay, xem lại ảnh trong thẻ nhớ thông qua điện thoại, đồng thời dùng nó làm điều khiển từ xa để chụp ảnh, mà chắc chắn các cô gái sẽ chẳng thích thú gì khi phải cài đặt hẹn giờ rồi chạy vội vàng về với bạn bè.

Hướng dẫn kết nối máy ảnh với các thiết bị khác.

Nút bật wifi đặt phái trên, bên trái máy

Bên cạnh đó, wifi sẽ giúp bạn gửi lệnh in đến các máy in có bộ phận thu tín hiệu wifi cũng do Canon sản xuất, như Selphy CP 1300.

Pin và các phụ kiện khác.

Tránh lặp lại sai lầm từ LP-E12 chỉ được trang bị cho duy nhất 100D [sau này có thêm M10], và cũng để thay thế cho pin LP-E8 đã trở nên già cỗi, Canon đang dần phổ cập LP-E17 cho tất cả các máy xxxD kể từ 750D. Và 200D cũng không là ngoại lệ.

Với LP-E17, trong điều kiện phòng thí nghiệm, chỉ dùng ống ngắm quang học, 200D có thể chụp đến tối đa 840 tấm, một con số khá ghê gớm so với mặt bằng chung của các máy entry, gần như ngang ngửa pin LP-E6 thần thánh của các máy cao cấp hơn. Trong thực tế, số lượng ảnh chụp có thể sẽ dao động 400-500 tấm. Đối với các vlogger hay các tín đồ du lịch thì thời lượng pin khủng như thế này sẽ là điểm cộng rất lớn.

Cuối cùng, đi kèm theo body 200D, ống kit 18-55mm f/4-5.6 IS STM, pin LP-E17 sẽ còn có dây đeo, cục sạc, dây sạc.

Có nên mua 200D hay không?

Câu hỏi này thật sự rất khó để trả lời, bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính cùng ý thích cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, nếu bạn là nữ, mong muốn một chiếc máy ảnh DSLR thật nhỏ gọn, tiện dụng, “user-friendly” hoặc bạn là một vlogger thì 200D sẽ là lựa chọn cực kì xứng đáng, chắc chắn bạn sẽ không phải cảm thấy hối tiếc về sự lựa chọn của mình.

Đáng tiếc rằng trên thị trường Việt Nam hiện nay việc tìm mua 200D vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt là hàng chính hãng, dù rằng 50mm Vietnam trong thời gian qua đã nhận được rất nhiều câu hỏi về sản phẩm này. Và hiện tại sản phẩm này đã có cả “chính hãng” lẫn “xách tay”, tuy nhiên giá thành vẫn chưa đủ hấp dẫn người tiêu dùng nếu ta nhìn rộng ra khi có EOS 750D với giá thấp hơn tương đối. Do đó hi vọng trong thời gian tới sản phẩm này sẽ có hàng và có giá thành dễ chịu hơn, giúp người dùng với hầu bao không quá rủng rỉnh có thể dễ dàng sở hữu.

Chủ Đề