So sánh cân đơn và cân kép

Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếMỤC LỤCBài 1: Phép cân ...................................................................................................2Bài 2: Kỹ thuật nghiền, tán, rây, trộn đều .....................................................10Bài 3: Đo thể tích chất lỏng..............................................................................13Bài 4: Phép lọc...................................................................................................16Bài 5: Đo độ cồn – Pha cồn...............................................................................18Bài 6: Cồn quế...................................................................................................23Bài 7: Siro đơn..................................................................................................25Bài 8: Siro acid citric .......................................................................................26Bài 9: Potio an thần .........................................................................................27Bài 10: Hỗn dịch Lưu huỳnh ...........................................................................30Bài 11: Nhũ dịch thầu dầu ..............................................................................32Bài 12: Thuốc trứng Natri borat ....................................................................34Bài 13: Thuốc đạn Cloral hydrat.....................................................................36Bài 14: Dung dịch Lugol ..................................................................................37Bài 15: Dung dịch Dalibour ...........................................................................38Bài 16: Thuốc nhỏ mắt Kẽm sulfat 0.5%..........................................................41Giáo trình Thực Hành Bào Chế 11Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếPHẦN 1: MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢNBài 1: PHÉP CÂNMỤC TIÊU1. Học sinh nhận biết - lựa chọn – sử dụng và bảo quản các loại cân thường dùngtrong bào chế.2. Nhắc lại được các điểm lưu ý khi sử dụng cân.3. Liệt kê được trình tự của phép cân đơn và cân kép.4. Sử dụng được phép cân kép Borda để cân chất rắn, chất lỏng.5. Sử dụng được phép cân kép Mendeleep để cân chất độc với lượng nhỏ và để cânnhiều chất cùng một lúc.NỘI DUNG1. CÁC LOẠI CÂN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG BÀO CHẾ1.1. Cân phân tích• Sức cân tối đa 200g.• Sai số < 0,1 mg.• Cân phân tích có kiểu: 1 quang cân, 2 quang cân, dùng điện hoặc không dùngđiện.1.2. Cân kỹ thuật• Sử dụng nhiều trong bào chế.• Sức cân tối đa 200g .• Độ chính xác 0,02g – 0,05g.• Có các kiểu cân: cân đĩa (Roberval), cân quang (Trébuchet).• Cách đọc thăng bằng cân+ Cân đĩa: đòn cân nằm ngang và kim chỉ số 0.+ Cân quang: kim dao động đối xứng qua số 0 trước bảng chia vạch.1.3. Cân thường• Loại nhỏ: sức cân 500g, độ chính xác 0,5g.• Loại lớn: sức cân 5 – 10 kg, độ chính xác 5 – 10g.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 12Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế• Có các kiểu cân: cân đĩa, cân đồng hồ, cân đòn.2. ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂN-Lau cân sạch sẽ bằng khăn mềm.-Lót 2 đĩa cân bằng giấy (có xếp 4 góc – hình vuông).-Khi cân phải ngồi hoặc đứng chính diện với bảng chia độ của cân.-Dưới 20g dùng kẹp để gắp quả cân.-Khi cầm các chai hóa chất, nhãn chai phải hướng phía trên để dễ nhìn tên, tiệnkiểm soát và thuốc không bị dính vào nhãn.-Lấy hoá chất rắn từ trong chai ra bằng vảy mica…-Lấy hóa chất lỏng bằng đũa thủy tinh, cốc (becher) hay ống hút (pipette).-Các hoá chất dễ oxy hóa (iod…), chảy lỏng (KI…), dễ dính (vaselin…) phải cântrên mặt kính đồng hồ.-Khi thêm bớt hóa chất hay quả cân phải nhẹ nhàng tránh dao động làm hư mòn daocân.-Đối với cân Trebuchet không được thêm bớt các quả cân hay vật cân khi cân chưaở trạng thái nghỉ.-Khi thả cân dao động hay cho cân nghỉ phải thả từ từ nhẹ nhàng để tránh hư hạicho cân.-Xem kết quả thăng bằng khi kim cân dừng lại vị trí 0 hoặc dao động qua lại vị trí 0(đối với bảng chia vạch trước kim cân).* Lưu ý-Một số chất không được sử dụng bằng pipette: glycerin, dầu, parafin, siro,…-Chất màu dễ gây bẩn, cân trên giấy láng hoặc mặt kính đồng hồ (xanh metylen).-Không để hóa chất rơi lên đĩa cân .3. CÁC PHÉP CÂN (ÁP DỤNG CÂN KỸ THUẬT)3.1. Phép cân đơn• Phải thăng bằng cân trước khi cân.• Cân 1 lần, cân 1 chất.• Ít áp dụng.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 13Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế+ Ví dụ 1: Cân 30g tinh bột.+ Ví dụ 2: Tìm trọng lượng lọ đựng thuốcNHẬN XÉT• Lưu ý: Sử dụng quả cân từ lớn tới nhỏGiáo trình Thực Hành Bào Chế 14Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế• Khi cân đơn, lúc vật cân và quả cân thăng bằng nhau ta có 2 momen bằngnhau:W1A1 = W2A2200x2 = 100x4• Vì vậy trong phép cân đơn chiều dài của 2 cánh tay đòn ảnh hưởng đến phépcân.3.2. Phép cân kép• Loại trừ được sai số do ảnh hưởng chiều dài 2 cánh tay đòn.• Cân 2 lần mới được kết quả khối lượng muốn cân.• Không cần phải thăng bằng cân.• Bì được giữ nguyên trong hai lần thăng bằng.• Ở lần thăng bằng thứ hai trên cùng một đĩa cân trọng lượng của quả cân đượcthay thế bằng vật cân.3.2.1. Cân kép Borda+ Ví dụ 1: Cân 5g acid citricGiáo trình Thực Hành Bào Chế 15Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế+ Ví dụ 2: Cân 10g siro+ Ví dụ 3: Tìm trọng lượng 10 viên thuốc* Lưu ý: Sử dụng quả cân từ lớn tới nhỏ3.2.2. Cân kép Mendeleep+ Áp dụng cân khối lượng thật nhỏ.Ví dụ: Cân 50mg Digitalin+ Áp dụng để cân nhiều chất cùng một lúcGiáo trình Thực Hành Bào Chế 16Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếVí dụ: Cân 10g parafin rắn và 5g sáp ong4. BẢO QUẢN CÂN• Đặt cân lên một mặt phẳng vững chắc, thoáng mát, thông gió, không di chuyển.Cân chính xác được đặt một nơi.• Khi không sử dụng phải để cân nghỉ. Khi di chuyển phải tháo quang cân nhẹnhàng xếp vào hộp.• Không cân 1 trọng lượng quá sức chịu đựng ghi trên đòn cân.• Không đặt quá nóng hay quá lạnh lên đĩa cân, không bôi dầu mỡ vào dao cân.• Lau cân bằng vải mềm. Để tránh bụi nên đặt cân vào hòm kín co chất hút ẩm.• Khi cân phải lót giấy trên đĩa cân, không để rơi các hóa chất lên đĩa cân, nếu cóphải lau ngay+ Dính kiềm lau bằng acid boric.+ Dính acid lau bằng NaHCO3.+ Dính chất oxy hóa lau bằng bột than thảo mộc.+ Dính dầu mỡ lau bằng eter hay cồn eter.+ Quả cân bằng đồng thau bị rỉ lau bằng acid acetic loãng rồi rửa bằng nướccất, lau khô bằng khăn mềm.• Với cân chính xác phải thường xuyên kiểm tra cân nhất là những quả cân nhỏvà con mã.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 17Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế5. QUY TRÌNH CÂN ĐIỆN TỬ1. Cắm nguồn điện cho cân2. Chỉnh cân bằng (giọt nước nằm trong vòng tròn)3. Khởi động cân: Nhấn nút “ON-OFF” chờ màn hình hiện lên “0.00”4. Kiểm tra đơn vị cân. Chỉ sử dụng đơn vị tính là “g”, nếu không đúng đơn vị thìđiều chỉnh như sau: Nhấn giữ nút “PRINT” cho đến khi màn hình hiện chữ “g”buông tay ra ngay5. Đặt giấy lót cân và dụng cụ đựng lên dĩa cân, nhấn nút “TARE” để màn hình trởvề số “0.00 g”(trừ bì)6. TIẾN HÀNH CÂN6.1. Trường hợp cân 1 chất: Cho thuốc lên cân cho đến khi màn hình lên đúng sốcần cân, lấy thuốc xuống, tiếp tục cân thuốc khác6.2. Trường hợp cân nhiều chất 1 lượt: Cho chất thứ nhất lên cân, khi màn hìnhhiện lên đúng số cần cân- nhấn nút “TARE” để màn hình trở về số “0.00 g”tiếp tục cân chất thứ 2, đủ khối lượng lại nhấn nút “TARE” màn hình về số“0.00 g” tiếp tục cân chất thứ 3….Tắt cân: Trước khi tắt cân phải lấy hết vật trên cân xuống, kể cả giấy lót cân. Nhấnnút “ON-OFF” để màn hình hiện số “0.00 g”. Nhấn giữ nút “ON-OFF” cho đến khimàn hình lên chữ “OFF”. Tắt nguồn điện.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 18Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếTHỰC HÀNH1- Cân kép BordaCân 1,2g amidonCân 15g glycerin2- Cân kép MendeleepCân 0,5g acid benzoicCân 1,1g acid benzoic và 0,6 g acid salicilic3- Cân 2,3g glycerin bằng cân điện tửCÂU HỎI LƯỢNG GIÁ1. Liệt kê chính xác tất cả các dụng cụ cần thiết để cân 17g siro đơn?2. Liệt kê chính xác tất cả các dụng cụ cần thiết để cân 3,2g iod?3. Lựa chọn quả cân để cân 13,8g?4. Mô tả trình tự các giai đoạn để cân 0,8g bột talc?5. Mô tả trình tự các giai đoạn để cân 17g siro đơn?6. Mô tả trình tự các giai đoạn để cân cùng lúc 1g bột talc và 2,2g bột nghệ?7. Trước khi cân bằng cân điện tử cần phải chú ý điều gì để kết quả cân đượcchính xác?8. Thứ tự lấy quả cân theo qui tắc gì?9. Tại sao phải xếp chéo tờ giấy cân khi đặt lên đĩa cân Robervan?10. So sánh cân đơn và cân kép?11. Phân biệt cân kép Borda và cân kép Mendeleep?12. Làm sao để biết được cân đang thăng bằng?Bài 2 : KỸ THUẬT NGHIỀN, TÁN, RÂY, TRỘN ĐỀUGiáo trình Thực Hành Bào Chế 19Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếMỤC TIÊUSử dụng và bảo quản đúng kỹ thuật các dụng cụ nghiền tán và rây.NỘI DUNG1. DỤNG CỤ NGHIỀN TÁN: CỐI – CHÀY1.1. Các loại cối chày- Cối chày có nhiều cỡ và nhiều loại khác nhau. Chúng có thể được làm bằng sành,sứ, thủy tinh, kim loại, đá mã não,....- Khi nghiền tán phải chọn cối chày có dung tích và bản chất phù hợp với chất cầnđược nghiền. Chẳng hạn khi nghiền chất có tính oxy hóa mạnh (iod) và chất dễ gâybẩn (xanh methylen) phải chọn cối thủy tinh, nghiền chất kích ứng niêm mạc hôhấp, chất độc phải dùng cối có nắp đậy.1.2. Các thao tác• Đâm giã+ Áp dụng cối chày kim loại, đáy sâu.+ Di chuyển chày mạnh mẽ, lên xuống nhẹ nhàng thẳng góc với đáy cối.• Nghiền (tán)+ Di chuyển chày theo vòng tròn ở đáy và thành cối.+ Dùng lực ấn mạnh ở đầu chày.• Nhồi+ Dùng chày để tạo thành khối dẻo.+ Đảo đều khối bột với tá dược dính liên tục cho đến khi không còn dính vàođầu chày.• TrộnGiáo trình Thực Hành Bào Chế 110Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế+ Cho từng thứ bột vào theo nguyên tắc đồng lượng.+ Dùng chày đảo nhẹ một chiều theo vòng tròn thành cối, thao tác giốngnghiền nhưng không dùng lực.• Đãi+ Cho dược chất vào cối đáy sâu thêm nước vừa đủ để tán thành bột nhão,sau đó thêm nước để pha loãng rồi lắng.+ Gạn lấy phần dung dịch ở trên chứa những chất tan.• Hòa tan+ Dùng cối chày để hòa tan nhanh hơn vì làm gia tăng sự tiếp xúc giữa chấttan và dung môi.1.3. Sử dụng cối chày-Rửa sạch, để ráo nước.-Sấy khô 100°C/ 20 phút.-Dùng bông gòn thấm cồn cao độ (900 hoặc 960) để tiệt khuẩn.-Trong khi sử dụng cối chày phải lót đáy cối bằng khăn mềm.2. RÂY-Là quá trình cho bột dược chất có cùng một độ mịn.-Cách tiến hành.+ Chọn rây thích hợp với độ mịn của bột+ Rửa sạch rây và sấy khô+ Bột chuẩn bị rây phải khô+ Đặt dụng cụ đựng (mâm) phía dưới rây+ Cho từng ít bột lên rây+ Đưa rây qua lại nhẹ nhàng, quay vòng 1 chiều+ Tránh đập mạnh vào thành rây, bột không qua mắt rây cần nghiền lại+ Trước và sau khi sử dụng, rây phải được rửa sạch, sấy khô hoặc lau khô3. THỰC HÀNH• Nghiền bột đơn: kẽm oxid (ZnO).• Tiến hành nghiền khoảng 30 g kẽm Oxid, rồi cho qua rây mịn vừa. Đựng vàochai rộng miệng. Dán nhãn nguyên liệu.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 111Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế• Trộn 5g lactose với 1g bột nghệ.• Nghiền 1 muỗng iod4. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ1. Mục đích lót cối bằng khăn?2. Thế nào là nguyên tắc đồng lượng?3. Mô tả thao tác trộn 1g bột nghệ và 4g đường xay mịn?4. Chọn dụng cụ để nghiền iod? Giải thích?5. Tại sao phải nghiền iod trong cối thủy tinh, có nắp đậy?6. Trình bày thao tác nghiền?7. Trình bày thao tác trộn?Giáo trình Thực Hành Bào Chế 112Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếBài 3: PHÉP ĐO THỂ TÍCHMỤC TIÊU1. Kể các dụng cụ đo lường thể tích thường sử dụng trong bào chế2. Chọn và sử dụng được: ống đong, ống hút để lấy một thể tích nhất định một chấtlỏng.3. Biết cách bảo quản các dụng cụ thủy tinh.4. Rửa, sấy chai lọ thủy tinh theo đúng qui trình.DỤNG CỤ Các dụng cụ đo lường thể tíchỐng hút khôngỐng đongkhắc độLy có chânGiáo trình Thực Hành Bào Chế 1Cốc có mỏ13Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếNỘI DUNG1. Cách đọc độ khắc2. Rửa, sấy dụng cụ• Trước khi sử dụng các dụng cụ chai lọ phải được rửa sạch và sấy khô.• Các dụng cụ dính dầu mỡ, phải lau sạch vết dầu mỡ rồi mới rửa.• Rửa các dụng cụ có thể dùng:+ Nước máy, nước cất.+ Nước xà phòng nóng, lạnh.+ Dung dịch acid chlohydric 10% .+ Dung dịch SulfocromicKali bichromat100gAcid sulfuric100gNước cất 1000 ml+ Nước Javel (rửa dụng cụ chai lọ PE).+ Các dung môi hữu cơ (cồn, ether…).• Sấy khô: dùng tủ sấy+ Dụng cụ thủy tinh: 100°C+ Dụng cụ chai lọ nhựa (PE): 40°-50°C3. Thực hành• Chọn và sử dụng ống đong để:+ Đong 7 ml nước.+ Đong 34 ml nước.+ Đong 85 ml nước.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 114Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế+ Đong 20 ml glycerin.• Chọn và sử dụng ống hút để lấy:+ Chính xác 5ml dung dịch.+ 4,5ml dung dịch.+ 1,8ml dung dịch.+ 1ml dung dịch.+ 20 giọt nước cất.4. Câu hỏi lượng giá1. Liệt kê 3 dụng cụ đo lường thể tích thường gặp trong phòng thí nghiệm?2. Nguyên tắc chọn dụng cụ trong pha chế? Chọn dụng cụ để lấy 19 ml nước, 35ml dầu Parafin.3. Chọn dụng cụ thích hợp để lấy 150 ml siro đơn; 1,15 ml nước, chính xác 1 ml.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 115Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếBài 4: PHÉP LỌCMỤC TIÊU1. Kể tên các vật liệu lọc thường gặp trong bào chế.2. Xếp đúng 2 kiểu lọc giấy: Lọc không xếp nếp và lọc xếp nếp.3. Nêu được công dụng của từng kiểu lọc giấy.4. Biết chọn phễu lọc và sử dụng giấy lọc đúng.DỤNG CỤ-Phễu thủy tinh- Dung dịch cần lọc-Giá lọc- Cốc có mỏ-Giấy lọc, bông thấm nước- Đũa thủy tinhNỘI DUNG1. Cách xếp giấy lọc1.1. Giấy lọc xếp nếpGiáo trình Thực Hành Bào Chế 116Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế1. Chuẩn bị tờ giấy lọc hình tròn có bán kính r thấp hơn thành phễu 0,5 - 1 cm(Hình a)2. Xếp tờ giấy lọc làm đôi được nửa vòng tròn (Hình b)3. Xếp theo những đường phân giác chia nửa vòng tròn thành 8 hình quạt đềunhau (Hình c, d, e ,f).4. Xếp đôi mỗi hình quạt theo một chiều thành 16 hình quạt. (Hình g)5. Mở ra gấp phụ 2 bên. (Hình a, i, j)Trong khi gấp nếp tránh vuốt quá mạnh đầu nhọn của giấy lọc để khi lọc không bịthủng lọc, đồng thời tạo một đỉnh bầu chứ không nhọn.Khi lọc những dung dịch có độ nhớt cao (dầu, siro) phải dùng giấy lọc thớ thưa cóxếp rãnh hình chữ V1.2. Giấy lọc không xếp nếp2. Chú ý khi sử dụng giấy lọc• Giấy lọc khi đặt vào phễu phải thấp hơn hay bằng thành phễu.• Phải thấm ướt giấy lọc bằng dịch lọc khi cần thiết.• Rót dung dịch theo đũa tựa trên thành lọc, không nên cho chất lỏng chảy thẳngvào đỉnh vì dễ gây thủng lọc.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 117Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế• Nên chọn phễu tương ứng với lượng dung dịch cần lọc (thường phễu có dungtích bằng 1/5 lượng dung dịch).3. Lọc bằng bông gòn thấm nước• Dùng để lọc những dung dịch dùng ngoài hoặc lọc thô (tiền lọc)• Thao tác: để một lượng vừa phải gòn thấm nước vào phễu thủy tinh, thấm ướtmiếng bông gòn bằng dung dịch cần lọc, ấn nhẹ.4. Thực hành• Lọc dung dịch Dalibour qua giấy lọc vào cốc có mỏ.• Lọc dung dịch Lugol qua bông vào cốc có mỏ.5. Câu hỏi lượng giá1. Khi nào lọc qua bông trong bào chế?2. Lọc dung dịch cồn long não bằng vật liệu gì? Tại sao?3. Lọc dung dịch có tính oxy hóa mạnh nên sử dụng vật liệu lọc gì? Nhược điểmcủa vật liệu này.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 118Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếPHẦN 2PHA CHẾ MỘT SỐ THUỐC THÔNG THƯỜNGBài 5: ĐO ĐỘ CỒN - PHA CỒNMỤC TIÊU1. Sử dụng được các dụng cụ đo độ cồn.2. Áp dụng được các công thức pha cồn theo yêu cầu.3. Chỉnh lại được độ cồn pha xong không đạt yêu cầu.DỤNG CỤ1. Ống đong 250ml4. Becher 100ml2. Becher 250ml5. Cồn nhiệt kế3. Đũa thủy tinh6. Ống nhỏ giọtNỘI DUNG1. TÍNH CHẤT CỒN ETHYLIC-Dung môi phân cực do nhóm –OH.-Tan được trong nước, hỗn hòa với nước, glycerin ở mọi tỷ lệ.-Hòa tan được các acid, kiềm hữu cơ, các alkaloid và muối của chúng, một sốglycerid, tinh dầu,…-Không hòa tan protein, gôm, protid, enzyme.-Có tác dụng sát khuẩn, gây ức chế thần kinh, gây lệ thuộc.-Dễ bay hơi, dễ cháy, làm đông vón albumin, các enzyme, dễ bị oxi hóa.2. ĐO ĐỘ CỒNDụng cụ đo: Cồn kế, becher, ống đong 250ml.Cách đo-Rót cồn muốn đo độ cồn vào ống đong cao hơn cồn kế, mặt cồn cách mặt ốngđong 5 cm.-Thả nhiệt kế vào để xác định nhiệt độ của cồn, khi nhiệt độ ổn định ta đọc nhiệt độngay vạch khắc của nhiệt kế.-Lấy nhiệt kế ra, lau khô và cho vào vỏ đựng.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 119Trường Trung Cấp Y Dược Mekong-Bộ môn Bào ChếThả cồn kế vào, cho cồn kế nổi tự do, đọc độ cồn, vạch nổi của cồn kế ngang vớimặt thoáng của cồn.-Dùng xong rửa sạch, lau khô, cho vào vỏ đựng.Xác định độ cồn-Độ cồn: biểu hiện số ml cồn etylic tuyệt đối chứa trong 100 ml dung dịch cồn ở15°C.-Độ cồn thực: độ cồn đọc được trên cồn kế khi nhiệt độ ở 15°C.-Độ cồn biểu kiến: Độ cồn đọc được trên cồn kế khi nhiệt độ không ở 15°C.3. PHA CỒNCác bước pha cồn:+ Kiểm tra độ cồn thực của cồn đem pha (đọc độ cồn biểu kiến, nhiệt độ), tìmđộ cồn thực.+ Áp dụng công thức pha cồn để tính toán+ Tiến hành pha+ Kiểm tra lại độ cồn vừa pha xong.+ Điều chỉnh lại độ cồn (nếu cần).Các phương pháp pha cồn+ Tính độ cồn thựcNếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 56° ta áp dụng công thức:T = B - 0,4(t -15°C)Trong đó: T: Độ cồn thựcB: Độ cồn biểu kiến.t: Nhiệt độ lúc đo.Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn 56° ta dùng bảng Gaylucssac để tìm độ cồn thực.(Hướng dẫn dùng bảng Gaylucssac).+ Pha cồn theo khối lượng (ít dùng vì phức tạp).+ Pha cồn theo thể tícha. Pha cồn cao độ với nước cất để có cồn thấp độThí dụ: pha 300ml cồn 60° từ cồn 90° ( độ cồn thực)C1 V1 = C 2 V2Giáo trình Thực Hành Bào Chế 120Trường Trung Cấp Y Dược MekongV1 =Bộ môn Bào ChếC2V2 60 × 30== 200mlC190Đong chính xác 200 ml cồn 90° vào ống đong, thêm nước cất từ từ đến thể tíchvừa đủ 300 ml.b. Kiểm tra, điều chỉnh độ cồn sau khi pha chế:Cách 1:*Nếu độ cồn pha xong cao hơn độ cồn muốn pha:Áp dụng công thứcV2 =C1V1C2Trong đó :+ V1: Thể tích cồn pha xong cao hơn độ cồn muốn pha+ V2: Thể tích cồn muốn pha+ C1: Độ cồn thực của cồn muốn pha cao hơn độ cồn muốn pha+ C2: Độ cồn thực của cồn muốn phaVí dụ: Pha 300ml cồn 600 từ cồn 900, nhưng khi kiểm tra lại độ cồn là 630.Áp dụng công thức trên ta suy ra: V2 = C1V1/C2 = 63 x 300 / 60 = 315mlTiến hành: thêm nước cất từ từ đến vừa đủ 315ml ta có cồn 600 muốn pha.pha.*Nếu độ cồn pha xong thấp hơn độ cồn muốn phaÁp dụng công thứcV1 (C1-C2) = V3 (C2-C3) => V1 =C2-C3× V3C1-C2Trong đó :+ V1: Thể tích cồn cao độ cần thêm+ V3: Thể tích cồn vừa mới pha thấp hơn+ C1: Độ cồn của cồn cao độ cần thêm+ C2: Độ cồn của cồn muốn pha+ C3: Độ cồn của cồn mới pha thấp hơnGiáo trình Thực Hành Bào Chế 121Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếCách 2:*Nếu độ cồn pha xong cao hơn độ cồn muốn pha: xem cồn vừa pha xong là cồncao độ làm nguyên liệu tiến hành pha lại từ đầu như phần 3a.*Nếu độ cồn pha xong thấp hơn độ cồn muốn phaÁp dụng công thứcV1 (C1-C3) = V2 (C2-C3) => V1 =C2-C3× V2C1-C3Trong đó :+ V1: Thể tích cồn cao độ cần lấy+ V2: Thể tích cồn cần pha+ C1: Độ cồn của cồn cao độ cần lấy+ C2: Độ cồn của cồn cần pha+ C3: Độ cồn của cồn mới pha thấp hơnTiến hành pha: đong V1 ml cồn cao độ, bổ sung cồn thấp độ đến thể tíchcần pha.4. THỰC HÀNH1. Xác định độ cồn thực đựng trong chai A (cồn 90°) và chai B (cồn 40°).2. Pha 250ml cồn 70o từ cồn nguyên liệu.5. TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM: Chất lỏng trong suốt, không màu, mùi đặc trưng.6. BẢO QUẢN: Nơi kín, mát, tránh lửa.7. CÔNG DỤNG – CÁCH DÙNG− Dùng làm dung môi.− Sát trùng vết thương, dụng cụ.8. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ1. Nêu các bước chính trong pha cồn?2. Định nghĩa độ cồn? độ cồn thực? độ cồn biểu kiến?3. Liệt kê các dụng cụ cần thiết dùng trong pha cồn?4. Vẽ nhãn cồn 700?5. Vì sao phải kiểm tra độ cồn nguyên liệu trước khi pha chế?6. Khi kiểm tra độ cồn sau khi pha xong có cần tra bảng gay lussac hay không?Giáo trình Thực Hành Bào Chế 122Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào ChếBài 6 : CỒN QUẾMỤC TIÊU- Điều chế được cồn thuốc bằng phương pháp ngấm kiệt.DỤNG CỤ1. Bình ngấm kiệt4. Ống đong 100ml2. Becher 250ml5. Ống đong 10ml3. Becher 100ml6. Đũa thủy tinhNỘI DUNG1. Công thứcVỏ quế (bột nữa mịn) ..........200gEthanol 80o ..............................vđ2. Thông tin cần biết- Quế (Cinnamomum cassia Presl., họ Lauraceae): vỏ thân nhẵn, thu hái vào mùa thuhay mùa hạ. Ủ hay để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Hoạt chấtchính là aldehyd cinnamic, acid cinnamic.- Ethanol (C2H5OH): dung môi phân cực, dễ bay hơi, thường sử dụng trong hòa tan,chiết xuất.3. Điều chế- Cân bột quế, làm ẩm bằng ethanol 80o với lượng vừa đủ. Đậy kín, để yên trong 2 -3giờ.- Lót một ít bông xuống đáy bình ngấm kiệt, đặt giấy lọc lên trên bông.- Cho dược liệu đã thấm ẩm vào bình, vừa cho vừa san đều.- Đặt tờ giấy lọc vừa vặn với đường kính của bình trên mặt dược liệu, chèn một ít sỏilên trên.- Mở khóa bình ngấm kiệt, cho dung môi từ từ vào bình cho đến khi có vài giọt dịchchiết ban đầu chảy ra. Khóa vòi.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 123Trường Trung Cấp Y Dược MekongBộ môn Bào Chế- Cho tiếp dung môi ngập dược liệu 2 – 3 cm. Ngâm lạnh trong 24 giờ.- Rút dịch chiết với tốc độ 1 ml / phút. Đồng thời bổ sung dung môi luôn ngập bề mặtdược liệu.- Tiếp tục rút dịch chiết cho đến khi thu được 1000 ml.- Để lắng, gạn lọc lấy dịch trong.- Đóng lọ, dán nhãn đúng quy định.4. Bảo quản- Bảo quản trong lọ kín, để nơi mát.5. Công dụng, cách dùng- Uống chữa đau bụng, đi ngoài, cảm lạnh (pha loãng với nước trước khi uống).- Làm nguyên liệu pha chế thuốc khác.Giáo trình Thực Hành Bào Chế 124TRƯỜNG TRUNG CẤP Y DƯỢC MEKONGKHOA DƯỢC - BỘ MÔN BÀO CHẾBài 7-SIRO ĐƠNI. MỤC TIÊUPha chế được siro đơn theo phương pháp bào chế nóng.II. NỘI DUNGTHÀNH PHẦNNguộiNóngĐường Saccarose dược dụng180 g165 gNước cất100 ml100 mlPHA CHẾa. Điều chế theo phương pháp nguộib. Điều chế theo phương pháp nóng• Đun nước khoảng 80°C, thêm đường, khuấy cho tan và tiếp tục đun đến khi đạtnhiệt độ sôi là 105°C, ngừng đun.• Lọc nóng qua túi vải.• Để nguội đến 20°C, đo tỷ trọng của siro đơn.• Điều chỉnh tỷ trọng (nếu cần).Yêu cầu: Siro đơn điều chế ra phải đạt tỷ trọng 1,32 hoặc 35° Baumé (ở 20 oC)BẢO QUẢN – NHÃN• Đóng chai để nơi khô ráo thoáng mát.• Nhãn nguyên liệu thuốc thường.CÔNG DỤNG• Có tác dụng dinh dưỡng.• Dùng để pha chế siro thuốc.Trang 25