So sánh các phương pháp giáo dục mầm non

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52606


Page 2

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Lượt xem: 52607

Nếu nói đến phương pháp giáo dục sớm thì phải kể đến giáo dục STEAM, giáo dục GLENN DOMAN, giáo dục MONTESSORI,…Đây là những phương pháp giáo dục hiện đại được áp dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục sớm cũng đang trở thành vấn đề được quan tâm rất nhiều trong môi trường giáo dục trẻ hiện nay.

So sánh các phương pháp giáo dục mầm non

Phương pháp giáo dục STEAM khác biệt như thế nào so với phương pháp giáo dục GLENN DOMAN?

Cả phương pháp giáo dục STEAM lẫn phương pháp giáo dục GLENN DOMAN đều là phương pháp giáo dục sớm có tác dụng bồi dưỡng tố chất, tính cách, nhân cách, thói quen, phẩm chất và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp STEAM có tính áp dụng rộng về độ tuổi hơn phương pháp GLENN DOMAN. Cụ thể sự khác nhau giữa 2 phương pháp sẽ được trình bày ngay sau đây.

Nguồn gốc của giáo dục STEAM và những ưu điểm của phương pháp giáo dục này

Nguồn gốc giáo dục STEAM xuất phát từ Hoa Kỳ cũng vì thế mà nó tạo nên cuộc cách mạng lớn cho nền giáo dục quốc tế. Phương pháp này là sự kết hợp giữa nền tảng STEM – các môn học tự nhiên và ART – Nghệ thuật. Sản phẩm cuối cùng là STEAM đầy đủ và hoàn thiện hơn. Yếu tố nghệ thuật trong STEAM làm cho việc học các các môn Khoa Học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học không còn nhàm chán. Đặc biệt, đây là bước tiến quan trọng của hệ thống giáo dục truyền thống dựa trên điểm số chuyển sang hệ thống đánh giá toàn diện, không đặt nặng về điểm số như trước.

So sánh các phương pháp giáo dục mầm non

Ưu điểm của giáo dục STEAM tạo nên sự khác biệt nổi trội giữa các phương pháp giáo dục. 

  • Tính thực tiễn được phát huy: việc áp dụng phương pháp giáo dục này, trẻ được học theo chủ đề, rèn luyện các kỹ năng đồng thời nâng cao những hiểu biết về đời sống. Phương pháp này còn yêu cầu phải tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm để trẻ thực hành chứ không phải những tiết học lý thuyết đơn thuần như phương pháp truyền thống.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng làm việc nhóm: cách thức giảng dạy của phương pháp này là giao những bài tập mà trẻ có thể tự làm hoặc cần sự thảo luận tương tác trong giờ học. Mỗi dự án được phân bổ đều cần sự giải quyết chủ động của trẻ và tạo sự hứng khởi và yêu thích với môn học hơn. Ngay từ sớm, đào tạo bài bản nhằm đánh thức và khơi gợi sự sáng tạo để trẻ hình thành những tư duy mới trong thời đại hội nhập này.

Hiện nay, tại Việt Nam, việc áp dụng phương pháp này đang dần phổ biến. Chương trình được triển khai từ giai đoạn tiểu học tạo nền tảng cốt lõi cho STEAM đến giai đoạn trung học, học sinh sẽ không thấy quá tải hay mất hứng thú với môn học. Ngược lại, trẻ sẽ càng thích thú tìm hiểu sâu hơn về các môn học trên trường lớp.

So với giáo dục STEAM, phương pháp GLENN DOMAN có điểm khác biệt như thế nào?

Nguồn gốc giáo dục STEAM và phương pháp GLENN DOMAN đều xuất phát từ Hoa kỳ. Riêng phương pháp GLENN DOMAN được nghiên cứu và phát triển bởi nhà vật lý GLENN DOMAN. Ông là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp giáo dục sớm. Trước đây, phương pháp này chủ yếu được thực hiện tại nhà nhưng giờ đây các trường mầm non đã dần áp dụng để dạy trẻ. Nguyên tắc của phương pháp này là giúp trẻ phát toàn diện về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Phát triển đồng đều cả 2 bán cầu não.

Phương pháp GLENN DOMAN cũng là phương pháp giáo dục sớm. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật nhất của phương pháp này là độ tuổi áp dụng chủ yếu cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi. Cụ thể phương pháp giáo dục này hướng đến là kích thích sự phát triển 2 bán cầu não của trẻ trong giai đoạn này bằng các dụng cụ dạy học: Flashcard (thẻ) hay Dot Card.

Thông thường phương pháp GLENN DOMAN được ứng dụng trong thực tế như sau:

  • Dạy trẻ biết đọc sớm và ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Anh: phụ huynh có thể dạy cho trẻ biết đọc bằng cách đưa những thẻ có chữ cho con xem hàng ngày. Trong đó bao gồm từng chữ cái, từ vựng cả tiếng Việt và tiếng Anh để trẻ nhận biết mặt chữ. Một số bộ thẻ còn có cả hình ảnh minh họa cho trẻ dễ hình dung. Như vậy trẻ sẽ ghi nhớ nhanh từ vựng.
  • Dạy trẻ về thế giới xung quanh: trẻ nhỏ luôn tò mò về thế giới xung quanh như các loại hoa, loại động vật, phương tiện giao thông, quốc kỳ các nước,…Có thể áp dụng bộ thẻ có những tranh ảnh đẹp, màu sắc bắt mắt, thông tin thú vị chứa các thông tin thuộc các chủ đề thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Dạy trẻ học Toán: trẻ rất thích học toán nhưng không phải là theo cách học khô khan chỉ theo nguyên tắc, công thức và làm theo của người lớn. Đặc điểm của trẻ dưới 3 tuổi có năng lực nhận diện về “lượng” cực kỳ nhanh nhạy và chuẩn xác. Tận dụng đặc điểm này,  chúng ta có thể dạy trẻ học toán với tinh thần vui vẻ, đa sắc màu như giới thiệu cho trẻ các thẻ có chấm (thẻ dot) để trẻ làm quen về “lượng”. Dần dần sau bắt đầu dạy thẻ các phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia cơ bản. Ngoài ra, phụ huynh có thể lấy các vật dụng cụ thể như quả cam, quả táo, quyển sách,… để dạy trẻ về các phép tính toán. Lưu ý, những hoạt động này chủ yếu giúp trẻ tư duy và hiểu bản chất của toán học, hiểu về “lượng” chứ không phải là con số ký hiệu.

So sánh các phương pháp giáo dục mầm non

Ưu điểm của phương pháp GLENN DOMAN:

  • Phát triển khả năng vận động cho trẻ từ khi mới chào đời đến 6 tuổi. Thông thường, chúng ta vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của vận động đối với trẻ. Phương pháp này ra đời nhằm hướng dẫn trẻ hoạt động đúng cách để có cơ thể khỏe mạnh đi đôi với trí tuệ phát triển.
  • Phát triển khả năng học đọc và học toán: phương pháp này tập trung vào việc tác động để tăng cường kết nối giữa các tế bào vào đúng giai đoạn phát triển sinh trưởng mạnh nhất của não bộ.

Muốn áp dụng phương pháp này phải có sự giáo dục lâu dài và kiên nhẫn. Và cần đầu tư cho những vật dụng dùng cho giáo dục để thực hiện phương pháp này.

Chọn giáo dục STEAM hay giáo dục GLENN DOMAN? Lưu ý khi chọn trường cho trẻ

Qua hai phần phân tích bên trên chúng ta cũng thấy rằng, tuy hai phương pháp giáo dục STEAM hay giáo dục GLENN DOMAN đều là phương pháp giáo dục sớm, nhưng:

  • Phương pháp giáo dục GLENN DOMAN tập trung vào giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi (giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ). Ứng dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải giúp trẻ học, tiếp nhận thông tin về từ, lượng, thế giới xung quanh. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, phương pháp này chủ yếu được áp dụng tại bậc mầm non.
  • Phương pháp giáo dục STEAM được áp dụng xuyên suốt trong cách dạy trẻ, từ giai đoạn nhỏ đến lớn. Cả khi bước vào bậc Đại học, STEAM vẫn được ứng dụng trong cùng với phương pháp học tích hợp liên môn. Mục tiêu của phương pháp này là ứng dụng vào thực tế những kiến thức hàn lâm một cách thiết thực và sáng tạo. Chính vì vậy mà các mô hình giáo dục nổi tiếng trên thế giới như tại Mỹ, New Zealand, Úc, Canada, Singapore, Hàn Quốc,…đều đã và đang áp dụng phương pháp tiến bộ này.

Vậy, việc chọn trường ứng dụng định hướng giáo dục STEAM hay giáo dục GLENN DOMAN sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cần tìm hiểu chương trình học, phương pháp giáo dục phù hợp phù hợp với cá tính, tính cách và phong cách học tập của trẻ để thấu hiểu trẻ. Từ đó chọn ra chương trình phù hợp mà trẻ cần. Các trường học chất lượng cao hiện nay không chỉ áp dụng riêng rẻ một phương pháp, mà thường kết hợp một số phương pháp lại với nhau nhằm đưa ra một chương trình học hiệu quả nhất.
  • Cân nhắc chọn gửi bán trú hay nội trú. Cần xem xét kỹ lưỡng để có thể có sự quan tâm đúng nghĩa cho con. Một mặt, con nhận được sự giáo dục có hệ thống và phương pháp tại trường học. Mặt khác, trẻ vẫn nhận được sự quan tâm chăm sóc đúng nghĩa từ gia đình. Một đứa trẻ cần nhận được giáo dục, sự yêu thương và chăm sóc thì mới có thể phát triển toàn diện.

So sánh các phương pháp giáo dục mầm non

Trên đây là thông tin về phương pháp giáo dục STEAM hay giáo dục GLENN DOMAN có nguồn gốc từ đâu, ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. Để chọn trường phù hợp cho trẻ ngoài việc xem xét chương trình dạy học của trường, phụ huynh cần chọn lọc thêm nhiều yếu tố khác. Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về những chương trình giáo dục khác TẠI ĐÂY.