Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Sản dịch sau sinh là một hiện tượng bình thường khi cơ thể phụ nữ sau sinh cần được đào thải chất dịch chảy vào làm sạch tử cung rồi qua âm đạo ra ngoài. Thông thường, hiện tượng sản dịch sau sinh sẽ tự hết sau vài tuần.

Sản dịch là dịch của âm đạo đào thải sau sinh bao gồm máu, cùng các mô niêm mạc trong tử cung. Thời điểm nhau thai bắt đầu bong khỏi tử cung, vị trí mạch máu giữa tử cung và nhau thai mở ra. Một lượng máu sẽ dẫn vào đến tử cung làm sạch tử cung rồi qua âm đạo ra ngoài. Khi toàn bộ nhau thai đã ra ngoài, tử cung tiếp tục co bóp để đóng toàn bộ mạch máu, giảm sự thất thoát máu trong cơ thể.

Sản dịch sau sinh ngày đầu màu đỏ máu, đỏ tươi. Nhưng sau 2 đến 4 ngày, mạch máu của tử cung lành lại, máu chảy ít, và sản dịch dần chuyển màu hồng. Sau 10 ngày, sản dịch ra còn màu vàng hay trắng vì lúc này thành phần cơ bản trong sản dịch là bạch cầu và mô niêm mạc của tử cung.

Những ngày đầu, lượng sản dịch ra nhiều, có thể thấy cả những cục máu màu đỏ tươi. Dần dần, sản dịch chuyển màu hồng, màu nâu, rồi màu vàng, cuối cùng thành màu trắng.

Lượng sản dịch đào thải ra ngoài cơ thể nhiều nhất trong ngày đầu sau sinh. Thế nhưng đây không phải vấn đề đáng lo ngại nhiều nhất, để tiếp tục tuần hoàn máu và sản sinh máu trong cơ thể bạn nên hạn chế vận động và tăng cường nghỉ ngơi hơn.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Sản dịch sau sinh thường ra nhiều nhất vào ngày đầu sau sinh và hết dần theo cơ địa từng người

sinh mổ hay sinh thường thì ngay sau sinh, sản dịch đều xuất hiện. Đối với tuỳ cơ địa mỗi người, mà thời gian ra sản dịch sẽ kéo dài và kết thúc khác nhau. Vậy sản dịch sau sinh mổ bao lâu thì hết? Hay sản dịch sau sinh bao nhiêu ngày thì hết? Thực tế lượng sản dịch kéo dài bao lâu là một phần do cơ địa người mẹ và một phần do việc chăm sóc cơ thể mẹ sau sinh. Thông thường hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng 20 ngày đến 1 tháng, dài nhất chỉ 2 tháng đối với bất cứ phương pháp sinh nào.

Sản dịch ra ngoài có màu đỏ máu, đỏ tươi, dấu hiệu của việc các mạch máu chưa lành. Sau 2 đến 4 tuần, lượng sản dịch sẽ ít đi. Còn nếu bạn thấy không thuyên giảm lượng sản dịch thì chứng tỏ bạn đang hoạt động hơi nhiều và làm việc quá sớm, nên hạn chế vận động và tăng cường nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, đối với những mẹ chịu khó đi lại nhẹ nhàng, những vận động này sẽ tạo nhiều điều kiện hữu ích để cho tư cung được kích thích co bóp đẩy sản dịch ra, sau trở về như hình dạng kích thước ban đầu. Các mẹ nên tới cơ sở y tế sinh sản khám lại nếu hiện tượng ra sản dịch kéo dài hơn 6 tuần để loại bỏ những nguyên nhân hậu sản gây ra. Ví dụ như khi tử cung co bóp không tốt khiến mẹ băng huyết, mất máu nhiều; còn có những mẹ sản dịch ứ đọng, không thể tự thoát ra càn phương pháp can thiệp để tránh nhiễm trùng.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Thời gian kết thúc sản dịch tùy thuộc vào cơ địa từng người

  • Cứ 2 giờ, có thể hơn chút xíu băng vệ sinh lại đầy, có nghĩa lượng sản dịch đào thải nhiều.
  • Cứ 3 giờ băng vệ sinh lại đầy,có nghĩa lượng sản dịch đào thải vừa phải.
  • Khi một băng vệ sinh trong khoảng 3 giờ trở lên mới đầy, có nghĩa bạn đang bị ra hơi ít sản dịch
  • Trường hợp chỉ là những giọt máu hay đốm máu là lượng sản dịch của bạn ít.

Ngoài ra, bạn nên gặp bác sĩ sản phụ khoa ngay khi có những triệu chứng cảnh báo bị nhiễm trùng dưới đây:

  • Sản dịch thấy mùi tanh, khó chịu.
  • Cơ thể sốt gây gây hoặc ớn lạnh
  • Sản dịch ra vẫn có màu đỏ tươi, không thuyên giảm như ngày đầu tiên.
  • Ra máu nhiều hơn, băng vệ sinh nhanh đầy hơn mỗi giờ.
  • Ngay khi đã áp dụng chế độ nghỉ ngơi, máu sản dịch vẫn ra nhiều hơn 4 ngày
  • Sản dịch máu đông xuất hiện thành từng cục vón nhỏ
  • Cơ thể yếu, chóng mặt, rã rời
  • Nhịp tim không đều, cũng có thể đập nhanh hơn bình thường.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Các mẹ nên trực tiếp đến gặp bác sĩ khi thời gian và màu sắc sản dịch bất thường

Tăng cường nghỉ ngơi: Phụ nữ sau sinh cần quan tâm chăm sóc phục hồi cơ thể, tránh để gặp vấn đề về hậu sản như nhiễm trùng, băng huyết, sa tử cung... Cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh vận động quá sức.

Vận động nhẹ nhàng: Sau sinh các mẹ chú ý chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong 8 giờ đầu tiên, sau đó đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp co dạ con lại, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.

Tránh dùng tampon sớm: Để giảm những rắc rối của sản dịch, hãy dùng loại băng vệ sinh khổ lớn cho các mẹ mới sinh. Hạn chế dùng tampon tránh gây nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian 1 tháng rưỡi đầu tiên, đặc biệt đối với các mẹ sinh thường. Vì lúc này, tình trạng tử cung đang ở giai đoạn hồi phục, dễ nhiễm trùng.

Giữ gìn vệ sinh một cách tuyệt đối sạch sẽ: Bạn cần thay mới băng vệ sinh sau mỗi giờ, có thể hai giờ 1 lần trong ngày đầu, dần dần giãn ra 3 đến 4 giờ thay 1 lần. Luôn rửa sạch tay trước lẫn sau lúc thay mới băng vệ sinh. Bên cạnh đó, cố gắng sẽ tắm nhanh bằng nước ấm già ngày 1 lần giữ cơ thể luôn sạch sẽ và thoải mái.

Mặc quần áo rộng rãi, có thể dùng quần áo cũ: Quần quá bó sẽ khiến sản dịch khó đào thải ra ngoài, hơn nữa, đối với những mẹ ra sản dịch nhiều, chẳng may dây bẩn ra quần thì đồ cũ sẽ giúp mẹ dễ bỏ đi khi không thể giặt sạch.

Ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh (kể cả đẻ mổ và sinh thường), thông thường trong vòng 20 ngày đến 1 tháng thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng bất thường từ sản dịch bạn nên quay lại trung tâm y tế để kiểm tra, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé sau sinh.

Bác sĩ Lê Văn Lịnh có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Với thế mạnh chuyên môn như điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa, sàng lọc ung thư phụ khoa, sàng lọc ung thư tuyến vú và theo dõi thai kỳ,... bác sĩ Lịnh từng giữ chức vụ Trưởng khoa Sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ). Hiện bác sĩ Linh đang công tác tại khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Công nghệ Plasma lạnh giúp nhanh liền vết thương sau sinh đẻ

XEM THÊM:

Câu hỏi sau sinh phụ nữ hay thắc mắc có rất nhiều: Sau sinh có cần kiêng tắm gội, có được đánh răng ngay, bao lâu thì được ra ngoài, ăn gì cho lợi sữa hay sau sinh bao lâu thì được sinh hoạt vợ chồng trở lại…

Dưới đây là 23 câu hỏi phụ nữ sau sinh hay thắc mắc mà Bệnh viện Hồng Ngọc đã tổng hợp lại. Các chị em có thể tham khảo để có được những thông tin bổ ích cho hành trình làm mẹ thêm vững vàng.

Sản phụ không nên kiêng tắm gội trong tháng đầu sau sinh. Sản dịch ra nhiều, mồ hôi công với việc tiết sữa nếu không được vệ sinh, lau rửa cẩn thận sẽ dẫn đến nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu sau sinh, sản phụ nên tắm gội.

Các mẹ cũng cần lưu ý rằng thời điểm tắm gội giữa mẹ sinh thường và đẻ mổ sẽ khác nhau. Mẹ sinh thường khoẻ mạnh, 24h sau sinh có thể tắm gội, còn với mẹ sinh mổ cần khoảng một tuần. Tuy nhiên, cả hai trường hợp nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn an toàn nhất cho sức khỏe.

Ngay sau khi sinh, sản phụ có thể rửa mặt, súc miệng, chải răng mỗi ngày. Tuy nhiên, nên dùng nước ấm, chọn bàn chải loại mềm, tránh gây chảy máu răng, đặc biệt sản phụ có thể dùng chỉ nha khoa.

Lưu ý: Không nên dùng nước lạnh, bàn chải cứng hay xỉa răng bởi sẽ gây chảy máu và ê buốt vì thời điểm này lợi vẫn còn rất nhạy cảm.

Sau cuộc vượt cạn vất vả, các mẹ đã tốn rất nhiều sức, thêm vào đó là sự thay đổi về nội tiết, sinh lý nên cần được nghỉ ngơi để phục hồi. Sức khỏe của chị em lúc này cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, sức đề kháng kém nên cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp.

Sau Sinh Thường, Mẹ Cần Chăm Sóc Như Thế Nào Cho Đúng?

Việc ngồi máy tính sớm hay dùng điện thoại, ipad nhiều vào lúc này sẽ ảnh hưởng đến mắt, khiến mắt nhức mỏi, thị lực giảm sút. Ít nhất các mẹ nên kiêng cữ trong 6 tuần sau sinh. Cần đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ gìn sức khỏe để sớm hồi phục và sẵn sàng cho công cuộc làm mẹ sắp tới.

Sinh vào mùa đông thì việc giữ ấm cho sản phụ là cần thiết, mặc quần áo dài tay và đi tất là rất quan trọng. Tuy nhiên, với tiết trời nóng nực của mùa hè thì sản phụ nên giữ cho cơ thể thoáng mát, có thể mặc áo cộc tay và không cần đi tất nếu chỉ ở trong nhà. Nhưng sản phụ cũng không nên ngồi trước quạt mạnh hay để điều hòa nhiệt độ quá thấp vì thời điểm này sức đề kháng của người mẹ còn yếu.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Với tiết trời nóng nực của mùa hè thì sản phụ nên giữ cho cơ thể thoáng mát, có thể mặc áo cộc tay và không cần đi tất nếu chỉ ở trong nhà

Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ hồi phục sau khi sinh của mỗi sản phụ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ sau sinh nên kiêng 3 tuần hoặc 1 tháng mới nên ra ngoài. Khi đó, cơ thể đã dần phục hồi, vết khâu ở tầng sinh môn hoặc vết mổ ở bụng cũng lành dần. Mẹ có thể ra ngoài để bắt đầu thích nghi lại với cuộc sống thường ngày. Không nên ra ngoài quá sớm, khi sức đề kháng còn yếu, cơ thể dễ bị ốm. Còn kiêng cữ lâu quá thì cũng không cần thiết.

Sau khi sinh, các dây chằng và bộ phận sinh dục cần có thời gian để co hồi lại. Tư thế ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong cơ thể dễ sa xuống dưới và ra ngoài, hay còn gọi là sa sinh dục.

Để tránh tình trạng này, sản phụ không nên ngồi xổm ngay sau sinh, khi nằm nên khép hai chân, tránh mang vác nặng…

Sau khi khâu tầng sinh môn, vết rạch sẽ cần có thời gian hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, khoảng 70 – 80% các bà mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau nhẹ, bứt rứt, khó chịu.

Thông thường, các sản phụ sẽ mất khoảng 7 – 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu, sau 1 tháng sẽ hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Thông thường, các sản phụ sẽ mất khoảng 7 – 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu ở vết khâu tầng sinh môn

Hiện nay, chỉ sử dụng để khâu tầng sinh môn là chỉ tự tiêu nên các mẹ không cần lo lắng vấn đề tới bệnh viện cắt chỉ.

Để tầng sinh môn nhanh chóng hồi phục, chị em cần tuân thủ đúng chỉ định chăm sóc vết khâu tầng sinh môn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn cho mẹ.

Một vài ngày đầu sau sinh, sản dịch có chứa một lượng máu khá lớn, nên nó có màu đỏ tươi và giống một kỳ kinh nguyệt. Màu của sản dịch sẽ thay đổi từ đỏ tươi sang đỏ nâu, kéo dài trong 1 tuần. Khoảng 10 ngày tiếp theo, sản dịch sẽ chuyển sang màu vàng hoặc trắng, bởi khi đó thành phần chủ yếu trong sản dịch là các tế bào bạch cầu và tế bào niêm mạc tử cung.

Thông thường, sản dịch thường kéo dài từ 2 – 4 tuần sau sinh, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Sản dịch sau sinh mổ thường ít hơn so với sinh thường và sản phụ sinh con so hoặc cho con bú thì sản dịch sẽ nhanh hết hơn do việc co hồi của tử cung diễn ra nhanh hơn.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại trong khoảng 6 – 8 tuần sau sinh nếu mẹ không cho con bú. Còn nếu cho con bú, khoảng thời gian này có thể lâu hơn. Tùy vào cơ địa mỗi người mà nhiều mẹ không có kinh nguyệt trong suốt khoảng thời gian cho con bú nhưng một số mẹ khác, kinh nguyệt sẽ quay lại sau 2 tháng dù họ có cho con bú hay không.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại trong khoảng 6 – 8 tuần sau sinh nếu mẹ không cho con bú

Việc kiêng quan hệ vợ chồng thời gian đầu sau sinh là tốt nhưng không nhất thiết phải kéo dài 3 tháng 10 ngày như mọi người vẫn truyền tai nhau.

Với phụ nữ sinh thường, có thể quan hệ trở lại sau 6 tuần nếu sức khỏe ổn định. Lúc này tử cung, cổ tử cung và âm đạo có thể đã phục hồi, vết khâu tầng sinh môn có thể liền sẹo. Trong trường hợp sinh mổ, do không tác động tới âm đạo nên không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, sản phụ phải trải qua giai đoạn phục hồi vết mổ, cổ tử cung trở lại bình thường, do đó để đảm bảo an toàn, mẹ có thể quan hệ 4 tuần sau sinh.

Sau khi sinh, hàm lượng estrogen, progesterone và các hormone khác trong cơ thể người mẹ sẽ sụt giảm nhanh chóng. Đặc biệt, việc cho bé bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất prolactin -gây ức chế sản sinh nội tiết tố estrogen, khiến âm đạo bị khô rát, giảm ham muốn.

Để khắc phục tình trạng khô hạn sau sinh, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; giữ tinh thần thoải mái; tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cải thiện khí huyết; không sử dụng các sản phẩm có nồng độ axit cao, xà phòng để vệ sinh âm đạo, sản phẩm thụt rửa.

Thông thường, tình trạng âm đạo khô hạn sau khi sinh kéo dài trong khoảng 1 – 3 tháng đầu và các hormone sẽ được cân bằng trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô rát âm đạo sau sinh kéo dài kèm theo các biểu hiện như âm đạo có mùi, ngứa, chảy máu… thì sản phụ cần tới bệnh viện để được thăm khám.

Ngay khi quan hệ trở lại, chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai, mặc dù chưa có kinh nguyệt lại. Kinh nguyệt xuất hiện chứng tỏ chức năng rụng trứng đã được phục hồi, tuy nhiên lần rụng trứng đầu tiên không nhất thiết là sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mà có thể là trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Vì vậy để đảm bảo không vỡ kế hoạch, chị em nên áp dụng biện pháp tránh thai.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Mỗi phương pháp tránh thai đều có những ưu và nhược điểm nhất định và có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác

Một số biện pháp tránh thai sau sinh mà chị em có thể áp dụng gồm: sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai, thuốc tranh thai, tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai, dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung, miếng dán tránh thai…

Mỗi phương pháp tránh thai đều có những ưu và nhược điểm nhất định và có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người khác. Tùy tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh của mỗi người để lựa chọn phương pháp tránh thai sau sinh phù hợp nhất.

Thuốc tránh thai khẩn cấp dành cho con bú có 2 dạng:

Dạng chứa hoạt chất levonorgestrel: Tên thương mại là Postinor 1 hoặc Postinor 2;

Dạng chứa hoạt chất mifepriston 10mg: Tên thương mại Mifestad 10, Mifentra 10…

Trong đó, chống chỉ định thuốc tránh thai khẩn cấp cho mẹ cho con bú chứa hoạt chất mifepristone 10mg. Chính vì vậy, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể sử dụng dạng thuốc chứa hoạt chất levonorgestrel là Postinor 1 hoặc Postinor 2 mà không sợ ảnh hưởng đến bé.

Tuy nhiên, kể cả người đang nuôi con bằng sữa mẹ hay đối tượng nữ giới chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi hợp thật sự cần thiết, không nên hoặc lạm dụng thường xuyên.

Thuốc tránh thai khi đang cho con bú bao gồm 2 loại là:

Thuốc chỉ chứa Progestin: Đây là loại thuốc tránh thai hàng ngày không ảnh hưởng đến tiết việc tiết sữa và chất lượng sữa. Tuy nhiên, chị em nên uống thuốc sau khi sinh khoảng 6 tuần vì lúc này sự tiết sữa đã được thiết lập đầy đủ.

Thuốc tránh thai dạng phối hợp: Hiệu quả của thuốc tránh thai dạng phối hợp lại cao hơn nhiều so với thuốc tránh thai chỉ chứa progestin. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chị em không nên sử dụng thuốc tránh thai dạng phối hợp khi đang cho con bú vì làm giảm lượng sữa. Nếu muốn sử dụng bạn nên đợi sau khi trẻ đã đủ 6 tháng vì lúc này bé có thể tiếp nhận các loại thức ăn đa dạng hơn.

Để xử lí tình trạng bí tiểu sau sinh, sản phụ cần tập đi tiểu để tạo lại phản xạ tự nhiên, kết hợp với chườm ấm vùng bụng dưới rốn và uống nhiều nước. Nếu tình trạng này không cải thiện thì cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ hiệu quả nhất.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Để phòng tránh bí tiểu sau sinh, mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu

Ngoài ra, để phòng tránh bí tiểu sau sinh, mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu. Không nên lo sợ đau vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu. Bên cạnh đó, cần uống nhiều nước, vệ sinh vùng vùng kín sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.

Sau sinh, có rất nhiều yếu tố khiến mẹ có thể bị táo bón như: Ít vận động do phải kiêng cữ; thực đơn ít chất xơ, rau củ; không uống nhiều nước; nhiều chị em phải khâu tầng sinh môn nên không dám đi đại tiện vì sợ bục vết khâu…

Để khắc phục tình trạng này, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ, hoa quả tươi, rau củ nhuận tràng vào thực đơn hàng ngày như chuối chín, táo, lê, sung, cam, bưởi…; Mẹ có thể ăn thêm sữa chua vì nó có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa; uống nhiều nước và giữ cho tinh thần thoải mái vì stress cũng là lý do gây nên tình trạng táo bón.

Các mẹ cũng nên hạn chế các loại thức ăn khó tiêu như: đồ chiên rán, dầu mỡ…Không sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc…

Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm thì các mẹ nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn. Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý: không nên sử dụng phương pháp thụt tháo để chữa táo bón, bởi nó sẽ gây tổn thương hậu môn. Đặc biệt, lạm dung thuốc thụt sẽ làm giãn cơ trơn hậu môn gây mất phản xạ rặn.

Nên tránh hải sản, đặc biệt loài nhuyễn thể có 2 mảnh vỏ vì nguy cơ dị ứng và nhiễm khuẩn cao. Có thể ăn cá, mực, tôm, cua (tôm cua chỉ ăn thịt trắng); cá thu hoặc cá hồi ăn khoảng 2 bữa/tuần để bổ sung thêm chất béo omega-3 tiết vào sữa giúp bé phát triển não bộ.

Để hạn chế tạo khí gas cho bé, mẹ nên ăn ít các loại quả như cam, quýt, bưởi ít nhất 3 tháng đầu sau sinh.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Tránh các thực phẩm có mùi như tỏi, thức ăn có vị cay nồng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị sữa mẹ

Mẹ nên tránh tuyệt đối trà/cafe, thuốc hút, thức ăn nhanh, thực phẩm màu sặc sỡ, mì gói, đồ hộp, bánh kẹo. Những thực phẩm này khiến chất lượng sữa thay đổi, làm bé gặp nhiều vấn đề tiêu hóa.

Tránh các thực phẩm có mùi như tỏi, thức ăn có vị cay nồng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị sữa mẹ.

Sau khi mổ, mẹ không được phép ăn gì trong vòng 6 tiếng. Do trong quá trình phẫu thuật có sử dụng thuốc nên nhu động ruột và dạ dày của mẹ hoạt động yếu nên nếu ăn ngay lúc này rất khó tiêu làm bụng đầy hơi, gây rối loạn tiêu hóa…

Đối với các mẹ gây mê khi mổ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng cho tới khi đi trung tiện mới bắt đầu ăn đặc. Đối với các mẹ gây tê khi mổ, có thể ăn cháo loãng, nếu thấy tiêu hóa tốt có thể ăn cơm.

Sau những ngày đó, các mẹ nên bắt đầu ăn uống như bình thường, bổ sung thức ăn giàu đạm và canxi, trái cây, uống nhiều nước để có sữa cho con bú và tránh táo bón. Nên ăn đa dạng thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm, sắt…tránh ăn hay gây dị ứng như hải sản… Chế độ dinh dưỡng sau sinh khoa học vừa giúp vết mổ mau lành vừa đồng thời cung cấp dồi dào lượng sữa cho bé bú.

Trong chân giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit, canxi, sắt, vitamin A, B, C; đặc biệt phần móng có chứa nhiều chất keo protit – có tác dụng kích thích tuyến sữa. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai ăn cũng hiệu nghiệm.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Mẹ không nhất thiết phải ăn chân giò mà cần cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn mỗi ngày

Hệ tiêu hóa của người mẹ sau sinh còn yếu nên việc ăn uống cũng cần phải cẩn thận hơn trong khi đó chân giò nhiều chất béo càng khiến quá trình tiêu hóa khó khăn hơn. Món ăn này còn có thể khiến người mẹ tăng cân nhanh, thậm chí béo phì.

Do đó, mẹ không nhất thiết phải ăn chân giò mà cần cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn mỗi ngày, bổ sung đầy đủ nhóm chất khác nhau để có nguồn sữa dồi dào cho bé.

Mẹ có thể bị mất sữa, ít sữa khi chế độ dinh dưỡng không đủ chất, ăn phải các thực phẩm làm mất sữa ít sữa, hoặc sử dụng thuốc làm mất sữa mẹ trong suốt thời gian cho con bú.

Sau sinh, các mẹ nên tránh một số loại thực phẩm sau vì chúng có thể làm mất sữa: Lá lốt, mùi tây, bạc hà, tỏi ớt, dưa cà muối xổi, khổ qua, bắp cải, lá dâu tằm, măng tươi, măng khô, măng chua, mỳ tôm; sô cô la, cà phê, nước trà xanh, bia, rượu, nước ngọt.

Virus cúm không lây qua sữa mẹ mà qua đường hô hấp, do đó khi mẹ bị cúm vẫn nên cho trẻ bú nhưng cần có biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa lây cúm cho bé.

Trường hợp mẹ cúm nặng, hắt hơi, ho, khạc đờm liên tục thì nên cách ly con một thời gian và tạm ngừng cho con bú trong 2-3 ngày tính từ khi mắc bệnh. Sau đó, mẹ có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang, rửa tay trước khi bế trẻ, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú….

Trong thời gian cách ly, mẹ nên cho con nằm phòng riêng và nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé. Mẹ cũng nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người thân để hạn chế lây cúm sang họ vì những người này có thể là đối tượng trung gian lây bệnh cho bé.

Các trường hợp sau thì ngừng bú mẹ hoàn toàn: bà mẹ bị nhiễm cúm đồng nhiễm với viêm gan virus, với nhiễm virus herpes, đồng nhiễm với HIV, bị tổn thương điển hình ở đầu vú như nứt cổ gà…

Khi bé bú, hormone oxytocin được giải phóng. Đây là loại hormone góp phần gây ra hiện tượng co bóp tử cung dẫn đến sinh non. Tuy nhiên, để làm giãn cổ tử cung hoặc gây ra các cơn co thắt thì chỉ oxytocin là chưa đủ. Vì vậy, cho con bú khi mang thai đều an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Sinh thường bao lâu thì xuất viện

Cho con bú khi mang thai đều an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý rằng hương vị của sữa mẹ lúc này có thể thay đổi vì cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa non. Điều này có thể khiến bé lớn bỏ sữa mẹ. Trong khi đó, thai nhi trong bụng cần nhiều dinh dưỡng để phát triển. Chính vì thế, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống cân bằng nhằm hỗ trợ cho cả thai nhi và trẻ nhỏ.

Thời điểm cai sữa cho trẻ phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. Tuy nhiên thời điểm thích hợp được bác sĩ khuyến cáo là khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi. Ngoài ra khi bắt đầu cai sữa, sức khỏe trẻ phải bình thường, không có bệnh tật. Quyết định thời điểm cai sữa và tiến hành cai sữa như thế nào là rất quan trọng đối với sự phát triển sau này của con.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/