Saách hay hóa học về phương pháp giải bài tập năm 2024

Có các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia nào các em cần nắm được? Cùng Vuihoc tham khảo những phương pháp giải các dạng đề và bài tập vận dụng trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT nhé!

1. Phương pháp giải các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia

1.1 Dạng bài kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa

Có hai cách để giải dạng bài kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa:

  • Cách 1: Đây là cách giải thường được các em học sinh áp dụng. Đó là dùng các phương pháp đại số và thiết lập các dữ liệu mà đề bài cho để tiến hành giải phương trình hoặc hệ phương trình.
  • Cách 2: Đây là cách giải nhanh kết hợp giữa các phương pháp đại số và các định luật bảo toàn điện tích, nguyên tố, khối lượng để giải đề.

Trên thực tế ở dạng bài này, các em học sinh cần phải phối hợp cả 2 phương pháp mới có thể hoàn toàn giải được đáp án.

1. 2 Dạng bài kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh

Để giải được dạng bài này, các em học sinh phải nắm được định luật bảo toàn electron kết hợp với các phương pháp bảo toàn nguyên tố, điện tích, khối lượng. Khi làm dạng bài này, các em học sinh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi cho kim loại tác dụng với axit H2SO4: Số mol H2SO4 phản ứng sẽ bằng tổng và n của sản phẩm khử [ So2, S, H2S]. Số mol sẽ bằng tổng số mol e nhường chia hai và bằng tổng số mol e nhận chia 2.
  • Khi cho kim loại tác dụng với axit NHO3: Tổng số mol NHO3 phản ứng sẽ bằng trong muối cộng với n của sản phẩm khử [NO2, NO, N2O, N2, NH3].

1.3 Dạng bài dung dịch muối tác dụng với kim loại

Để giải dạng bài kim loại tác dụng với dung dịch muối các em học sinh cần vận dụng cả 2 phương pháp đại số và giải nhanh bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng để giải đề hóa. Khi thực hiện, các em cần lưu ý một số điều như sau:

  • Các em phải thuộc dãy điện hóa của kim loại. Đây là phần nội dung quan trọng, để ghi nhớ các em có thể áp dụng mẹo sau:

  • Khi giải bài tập, các em nên viết phương trình hóa học dưới dạng rút gọn
  • Hầu hết các bài tập dạng này đều là các phản ứng kim loại mạnh tác dụng với muối . của kim loại yếu hơn. Tuy nhiên các em vẫn phải chú ý một số trường hợp ngoại lệ không xảy ra như cho các kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì kim loại sẽ tác dụng trước với H2O, sau đó kiềm sinh ra mới tác dụng với muối.

Học hóa không hề đáng sợ nếu các bạn hiểu được bản chất của các chất hóa học cũng như các phản ứng. Hãy để các thầy cô của VUIHOC lên giúp bạn lộ trình học hóa tối ưu trong khóa học PAS THPT nhé.

1.4 Dạng bài hợp chất lưỡng tính

Đối với dạng bài hợp chất lưỡng tính thì phương pháp giải tối ưu nhất chính là sử dụng phương pháp đại số. Đầu tiên các em cần viết hết tất cả các phương trình hóa học xảy ra, sau đó đưa dữ kiện đề bài vào để tính toán. Khi thực hiện giải bài tập dạng hợp chất lưỡng tính, các em cần chú ý một số điều sau:

  • Hiểu rõ về bản chất của các hợp chất lưỡng tính
  • Có 2 dạng bài trong hợp chất lưỡng tính là bài toán thuận và bài toán nghịch. Các em cần căn cứ vào dữ liệu đề bài cho để xác định đúng dạng toán để giải bài.

1.5 Dạng bài về điện phân

Để làm được dạng bài về điện phân thì các em cần phải biết được sản phẩm của quá trình điện phân là gì, nhất là trong phần điện phân dung dịch. Sau đây là thứ tự điện phân các em cần ghi nhớ:

  • Ở cực âm [catot]: Au3+, Ag+, Cu2+, H+, Pb2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+
  • Ở cực dương [anot]: I-, Br-, Cl-, OH-, H2O, , NO3-

Vận dụng công thức định luật Faraday để giải bài:

Trong đó:

  • m là khối lượng chất thu được ở các điện cực [ g]
  • A là nguyên tử khối của chất ở điện cực
  • I là cường độ dòng điện [A]
  • t là thời gian điện phân [s]
  • n là số e nhường hoặc nhận của chất ở điện cực
  • F là hằng số faraday = 96.500

1.6 Dạng bài về phản ứng của S02, C02 với dung dịch kiềm

Định hướng giải chung cho dạng bài này là đưa số mol kiềm về số mol của ion rồi viết phương trình hóa học. Có 2 dạng bài toán là bài toán thuận và bài toán nghịch:

Bài toán thuận: Cho chất tham gia phản ứng và tìm sản phẩm. Ở dạng này, chúng ta cần tính được tỉ số mol giữa OH- và O2 [SO2] gọi là k

  • Nếu k = 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa, tức là chỉ xảy ra phản ứng 2 + CO2 → +H2O [2]
  • Nếu 1

Chủ Đề