Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh mì

vỏ bánh ngọt hơn ruột bánh như cơm cháy khi nhai thấy ngọt hơn cơm bt ý ! ( thầy giáo mình bảo thế ) mình cũng quên rồi.hihi`` đoán là cái j` mà gần cháy rồi í ( gần ) khi có enzim nó thuỷ phân thành glucozo nhanh hơn x

do vậy ngọt hơn ! hihi

The tai sao nho dung dich iot len mieng chuoi xanh lai co mau xanh nhi. Phai la chuoi chin thi moi co mau xanh chu.

bài này fải là ý đầu tiên vì vỏ bánh bên ngoài khi nướng hay ở nhiệt độ cao sẽ fân huỷ 1 p` thành glucozơ

tham khảo tạiđây

thắc mắc

cô mình bảo: vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh vì một phần tinh bột đã bị thủy phân bởi nhiệt. nhưng trong đề thi HKI hóa của hocmai lại có đáp án vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh là sai. vậy thì ai đúng ai sai?

Toán 12

Ngữ văn 12

Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Hoá học 12

Sinh học 12

Lịch sử 12

Địa lý 12

GDCD 12

Công nghệ 12

Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh.

B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.

C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh.

D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc

Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt như lúa mì, ngô,.. trong các loại quả như chuối xanh, táo,.. là một trong những thức ăn cơ bản của con người. Vậy tinh bột có tính chất hóa học như thế nào? Và tại sao vỏ bánh mì vị ngọt hơn ruột bánh? Hãy cùng Top lời giải trả lời câu hỏi sau nhé.

Câu hỏi: Tại sao vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh?

A. Do sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt hơn

B. do tinh bột nhiệt độ cao chuyển 1 phần thành dextrin có vị ngọt hơn.

C. Do vỏ bánh mì có chứa glucozơ nên có vị ngọt hơn

D. Tất cả đều sai

Trả lời

Đáp án: B. Do tinh bột nhiệt độ cao chuyển 1 phần thành dextrin có vị ngọt hơn.

Vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh là do tinh bột nhiệt độ cao chuyển 1 phần thành dextrin có vị ngọt hơn.

Giải thích của Top lời giải về việc chọn đáp án B

Vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh là do tinh bột khi ở nhiệt độ cao chuyển 1 phần thành dextrin lúc này đã tập trung hết ở vỏ và khi ta ăn vỏ bánh mì cháy hơn nên dễ bị thủy phân bởi enzim trong nước bọt hơn nên do đó nó có vị ngọt hơn ruột bánh.

Kiến thức tham khảo về tinh bột

1. Cấu trúc phân tử

Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột

a. Phân tử amilozơ

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ

b. Phân tử amilopectin

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)

+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

2. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội

- Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)

- Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)...

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

- Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng bạc

- Thủy phân nhờ enzim:

b. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)

- Hồ tinh bột + dung dịch I2→ hợp chất màu xanh tím

- Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện

c. Điều chế

- Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.

6nCO2+ 5nH2O → (C6H10O5)n+ 6nO2(clorofin, ánh sáng)

4. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể

- Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người.

- Khi ta ăn, tinh bột bị thủy phân nhờ enzim amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành mantozơ. Ở ruột, enzim mantaza giúp cho việc thủy phân mantozơ thành glucozơ. Glucozơ được hấp thụ qua thành mao trạng ruột vào máu.

- Trong máu nồng độ glucozơ không đổi khoảng 0,1%. Lượng glucozơ dư được chuyển về gan: ở đây glucozơ hợp thành enzim thành glicogen (còn gọi là tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể.

- Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm xuống dưới 0,1%, glicogen ở gan lại bị thủy phân thành glucozơ và theo đường máu chuyển đến các mô trong cơ thể.

- Tại các mô, glucozơ bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzim thành CO2và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

5. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Tinh bột có nhiều trong

A. Thân cây

B. Các loại hạt, củ

C. Lá cây

D. Rễ cây

Câu 2.Tinh bột có tính chất nào sau đây?

A. Không mùi, dễ tan trong nước lạnh

B. Không mùi, ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng

C. Không mùi, tan ít trong nước lạnh và nước nóng

D. Mùi thơm nhẹ, tan tốt trong nước

Câu 3:Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 5,4 kg.

B. 5,0 kg.

C. 6,0 kg.

D. 4,5 kg.

Câu 4:Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phưorng pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là 

A. 405

B. 324

C. 486

D. 297

Câu 5: Điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ:

A. Đều là thành phần chính của gạo, khô, khoai

B. Đều là polime thiên nhiên

C. Đều cho phản ứng thuỷ phân tạo thành glucozơ

D. B, C đều đúng

--------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Tại sao vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!