Quy định pháp luật về to chức xã hội

26/04/2022

  • Tổ chức xã hội là tổ chức được thành lập trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc dấu hiệu khác.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Quy định pháp luật về to chức xã hội

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để Xem thêm

26/04/2022

Đề nghị quý báo cho biết, pháp luật hiện hành quy định thế nào về điều kiện và nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng?

  • Căn cứ Điều 24 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì: Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; 2. Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng; 3. Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (3) năm tính từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện; 4. Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.

    Điều 25 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về nghĩa vụ của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng, như sau: Khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nghĩa vụ:

    1. Thông báo thông tin về nội dung vụ án theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: a) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; b) Nội dung thông báo quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: i) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện; ii) Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện; iii) Nội dung khởi kiện; iv) Thủ tục và thời hạn đăng ký tham gia vụ án); 2. Bảo đảm quyền tham gia vụ án của những người tiêu dùng có liên quan đến vụ án; 3. Chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện.

    Trường hợp tổ chức xã hội đã thực hiện việc khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức xã hội liên quan có quyền và nghĩa vụ phối hợp với tổ chức xã hội đã khởi kiện để thu thập chứng cứ, cung cấp thông tin và các hoạt động khác liên quan đến quá trình tố tụng. (Điều 26 Nghị định 99/2011/NĐ-CP).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Quy định pháp luật về to chức xã hội

Tổ chức xã hội là gì

Tổ chức xã hội là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với chúng ta tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tổ chức xã hội là gì và những quy định về tổ chức xã hội. Chính vì vậy, Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng bài viết sau đây để cung cấp các thông tin về tổ chức xã hội.

Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức được thành lập dựa trên sự tự nguyện của công dân, với mục đích là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các thành viên, đồng thời tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận.

Tổ chức xã hội có những đặc điểm sau đây:

– Tổ chức xã hội được thành lập dựa trên sự tự nguyện ý chí của các thành viên. Những thành viên này có thể là những người có chung sở thích, chung công việc, hay cùng giai cấp.

– Tổ chức xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng của tổ chức xã hội, giúp phân biệt tổ chức xã hội với các tổ chức khác. Mục đích hoạt động của tổ chức xã hội là nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của các thành viên trong tổ chức.

– Việc hoạt động của tổ chức xã hội dựa trên các nguyên tắc, điều lệ mà chính tổ chức đó đặt ra. Tuy nhiên những nguyên tắc, điều lệ này cũng đảm bảo không trái những quy định pháp luật.

– Khi tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức xã hội nhân danh chính mình.

Hiện nay, tổ chức xã hội có thể phân thành tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức tự quản và các tổ chức xã hội khác. Những tổ chức xã hội được liệt kê nêu trên là những tổ chức thường xuất hiện, quen thuộc với chúng ta. Tất cả những tổ chức này đều được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, mục đích hoạt động nhằm đảm bào quyền, lợi ích hợp pháp cho các thành viên.

– Tổ chức chính trị: Đây là tổ chức xã hội mà các thành viên có cùng một khuynh hướng chính trị cụ thể. Thành viên có thể là người đại diện của cả một giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội. Nhiệm vụ của tổ chức chính trị là việc giành chính quyền và giữ chính quyền.

– Tổ chức chính trị – xã hội: Đây là một loại tổ chức chặt chẽ và được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động đạt hiệu quả. Tổ chức này góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển của đất nước.

Theo Hiến pháp 2013 thì công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội.

– Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: Tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến và nhu cầu của cơ quan Nhà nước nhằm mục đích trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.

Tổ chức xã hội không phải là thiết chế nằm trong bộ máy nhà nước ở mức đô khác nhau, các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ nhất định trong quá trình soạn thảo, ban hành các văn bản luật và văn bản dưới luật của nhà nước. Tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật góp phần đảm bảo mở rộng dân chủ đồng thời có thể giảm bớt những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động ban hành pháp luật, nhằm tăng cường tính khả thi và có hiệu quả hơn trong thực tế.

– Tổ chức chính trị

– Tổ chức chính trị xã hội

– Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức phi chính phủ là gì?

“Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi tổ chức xã hội là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Quy định pháp luật về to chức xã hội

06 tổ chức chính trị - xã hội theo Hiến pháp 2013

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đây là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;

Ngoài ra, công đoàn tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Hội nông dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

(Theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh)

5. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

6. Hội cựu chiến binh Việt Nam

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .