Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu là gì

Nhằm mục đích có thể mở rộng lưu thông cũng như đẩy mạnh sự giao lưu phát triển hàng hóa trên khắp các thị trường quốc tế, hiện nay xuất nhập khẩu luôn được xem là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt được nhà nước đặc biệt quan tâm. Vậy Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? (cập nhật 2022).

Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu là gì

Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? (cập nhật 2022)

Theo quy định tại Điều 28 Luật thương mại 2005: Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành nghề thực hiện hai hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Xuất nhập khẩu (import-export) là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác, mở rộng thị trường để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

2. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Hiện nay, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được pháp luật quy định tại Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-C như sau:

Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

3.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu

– Về lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh xuất khẩu: Lưu chuyển hàng hóa xuẩt khẩu được thực hiện theo một chu kỳ khép kín gồm hai giai đoạn, thu mua hàng hóa trong nước và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

– Về đối tượng của hoạt động xuất khẩu: Học thuyết “Lợi thế so sánh” của Davit Recardo đã chỉ ra rằng hoạt động muabán ngoại thương sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia, bởi mỗi nước đều có lợi thế trong việc sản xuất sản phẩm này nhưng lại không có lợi thế sản xuất sản phẩm khác. Vì vậy, các quốc gia thường xuất khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của nền sản xuất trong nước.

-Về thị trường hoạt động: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thị trường rộng lớn cả trong nước và ngoài nước, chịu sự ảnh hưởng lớn của sản xuất trong nước và thị trường quốc tế. Người mua, người bán,thuộc các quôc gia khác nhau, có phong tục tập quán tiêu dùng khác nhau, chính sách ngoại thương cũng khác nhau. Đồng tiền để thanh toán tiền hàng xuất: khẩu là ngoại tệ do thỏa thuận của hai bên, thường là ngoại tệ mạnh như: USD, EURO, JPY, GBP… vì vậy kết quả hoạt động xuất khẩu còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá ngoại tệ, các công cụ tài chính sử dụng để phòng ngừa rủi ro và phương pháp kế toán ngoại tệ.

-Hàng hóa xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực, từng quôc gia trong từng thời kỳ.

-Điều kiện địa lý, phương tiện vận chuyển, điều kiện và phương thức thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh, thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách khá xa. Tất cả những đặc điểm trên đã tạo ra những nét đặc thù và sự phức tạp trong quản lý cũng như kế toán nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu. Tùy theo năng lực và kinh nghiệm mà các bên có thể lựa chọn một trong hai phương thức kinh doanh là xuất khẩu trực tiếp và xua’t khẩu ủy thác.

3.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu

– Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước quốc tế và ngoại thưong, luật quôc gia của các nước hữu quan, tập quán Thưong mại quốc tế. .

– Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quôc tế rất đa dạng: Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.

– Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng; L/C…

– Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, bảng Anh…

– Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phố biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB…

– Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.

– Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hóa. Để đề phòng rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.

– Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau họp tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế- chính trị của các nước xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.

4. Câu hỏi thường gặp

Phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu?

Gồm 2 phương thức: Phương thức chuyển tiền, phương thức thanh toán thư tín dụng.

Phạm vi hàng nhập khẩu?

– Hàng mua của nước ngoài dùng để phát triển kinh tế và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước theo hợp đồng mua bán ngoại thương theo hiệp định nghị định thư.

– Hàng đưa vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm sau đó mua lại và thanh toán bằng ngoại tệ.

– Hàng tại các khu chế xuất (phần chia thu nhập của bên đối tác không mang về nước) bán tại thị trường Việt Nam thu ngoại tệ.

Trên đây là bài viết Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? (cập nhật 2022). Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất … để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

✅ Thủ tục: ⭕ Cụ thể - Chi tiết
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330