Quan hệ hữu cơ và biện chứng là gì

Tại Việt Nam, pháp biện chứng xuất hiện nhiều khi nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lê nin. Tuy nhiên, hầu hết vẫn khá mơ hồ không biết biện chứng là gì?

Biện chứng là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia, biện chứng [tiếng Anh là dialectic] có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, mà nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người. Những người này có những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Tuy nhiên, biện chứng khác với hùng biện - nghĩa là một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra.

Phép biện chứng [hay còn được gọi là phương pháp biện chứng] là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Có thể xác định được nhiều dạng khác nhau của biện chứng như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, chủ nghĩa Mac, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel.

Theo đó, hiểu một cách đơn giản, biện chứng là từ dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Biện chứng có thể chia thành các loại khác nhau dựa vào các căn cứ khác nhau.

Chẳng hạn, có thể chia thành biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

Biện chứng khách quan là phép biện chứng phản ánh mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên [tồn tại độc lập với ý thức con người]

Còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh mối liên hệ, sự vật, hiện tượng vào đầu óc con người [tức là đã mang tính ý thức của con người]. 

Ví dụ về biện chứng

Để hiểu rõ hơn về phương pháp luận biện chứng, cùng tham khảo một số ví dụ về phương pháp luận biện chứng:

Ví dụ thứ nhất về hiện tượng viên phấn:

- Theo phương pháp luận biện chứng: Khi viết bảng bằng phấn, dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa, nghĩa là viên phấn thay đổi.

- Theo phương pháp luận siêu hình: Dù có tác động như nào và trong bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn là viên phần, tồn tai như thế không thay đổi

Ví dụ 2 về hiện tượng trời mưa:

- Theo phương pháp luận biện chứng: mưa là do các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực.

- Theo phương pháp luận siêu hình: mưa là do thượng đế tạo ra

Ví dụ 3 về sự tồn tại của con người

- Theo phương pháp luận biện chứng: Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng mình bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.

- Theo phương pháp luận siêu hình: Con người là do chúa trời tạo ra

Ví dụ thứ tư về viên đá dưới nước:

- Theo phương pháp luật biện chứng: Một hòn đá sẽ bị mòn đi nếu nó nằm dưới suối.

- Theo phương pháp siêu hình: Hòn đá dù qua bao nhiêu lâu thì vẫn mãi là hòn đá và không thay đổi.
 

Tư duy biện chứng là gì?

Phương pháp tư duy biện chứng là phương pháp dùng để nhận thức đối tượng có mối liên quan với nhau, chúng ảnh hưởng và ràng buộc với nhau. Theo phương pháp này, khi nhận thức đối tượng ở trạng thái biến đổi và chúng phải nằm trong khuynh hướng phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc của sự thay đổi này chính là quá trình đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Tư duy biện chứng mang đến nhiều ích lợi như giúp con người khắc phục được lối tư duy siêu hình, phiến diện. Tư duy này khiến bạn xem xét, đánh giá vấn đề một cách tổng quát, toàn diện và đúng đắn nhất, hạn chế những đánh giá sai, phiến diện và từ một phía.

Tư duy biện chứng giúp con người khắc phục được tính bảo thủ, trì trệ và có ý thức tiếp nhận cái mới, đúng đắn.

Trên đây là giải đáp biện chứng là gì? Ví dụ dễ hiểu về biện chứng. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Khái niệm bản chất là gì? Khái niệm hiện tượng là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng? Ý nghĩa phương pháp luận? Bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn?

Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Theo chủ nghĩa Marc – Lenin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng, bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người.

Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh thần. Vậy, bản chất là gì? Ý nghĩa phương pháp luận, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bản chất là gì?
  • 2 2. Hiện tượng là gì?
  • 3 3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
    • 3.1 3.1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống:
    • 3.2 3.2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
    • 3.3 3.3. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:
    • 3.4 3.4. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau:
  • 4 4. Ý nghĩa phương pháp luận:
  • 5 5. Bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn:

Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Ví dụ, trong xã hội có giai cấp bản chất của nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. bản chất này được thể hiện ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai cấp trong xã hội. Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất. chỉ những cái chung nào quy định sự vận động phát triển của sự vật mới là cái chung bản chất. ví dụ, người Việt Nam [nhìn chung] có cái chung là màu tóc đen và da vàng. Nhưng cái chung tóc đen và da vàng không phải là cái chung bản chất của người Việt Nam. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng hơn, phong phú hơn quy luật.

Tóm lại, bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.

Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.

2. Hiện tượng là gì?

– Hiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ thuộc bản chất của sự vật, hiện tượng ra bên ngoài.

Ví dụ: Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay đen… chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.

Qua đó,  bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy.

Ngược lại,  hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng như sau:

Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay

3.1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống:

– Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức được hay không.

Lý do là vì:

+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.

+ Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó, đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan.

+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.

3.2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:

– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.

3.3. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:

Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:

+Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng.

Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.

Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.

3.4. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau:

Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.

– Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.

4. Ý nghĩa phương pháp luận:

Muốn nhận thức đúng sự thật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng và đầy đủ bản chất. Theo V.I.Lênin: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một… đến bản chất cấp hai…”.

Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa học nhận thức nói riêng là phải vạch ra được bản chất của sự vật.

Còn trong hoạt động thực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.

– Vì bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất sự vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.

Xem thêm: Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?

– Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.

– Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau.

Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất.

Nhưng trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định ta không bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật. Do vậy, ta phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật. Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trong bản chất của sự vật là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài, công phu, không có điểm dừng.

Cũng chính vì vậy, khi kết luận về bản chất của sự vật, chúng ta cần hết sức thận trọng.

5. Bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn:

– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng.

Tức là, trong sự thống nhất ấy đã bao hàm sự khác biệt.

Xem thêm: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng quan điểm toàn diện

Nói cách khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản là phù hợp với nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.

Sở dĩ như vậy là vì bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông qua sự tương tác của sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các sự vật xung quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng, đưa vào nội dung của hiện tượng những thay đổi nhất định.

Kết quả là, hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng không phải là sự biểu hiện y nguyên bản chất.

– Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.

Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:

+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.

Vì vậy, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh.

Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào bản chất, mà còn vào hoàn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.

Xem thêm: Phát triển là gì? Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin?

+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.

Các hiện tượng biểu hiện bản chất không phải dưới dạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới hình thức đã được cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Ví dụ: Nhúng một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn thẳng.

– Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.

Có tình hình đó là do nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung quanh.

Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó và sự tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác lại thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng thường xuyên biến đổi, trong khi bản chất vẫn giữa nguyên.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Mà bản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng.

Chủ Đề