Phương trình giá trị tuyệt đối của 2x - 4 + giá trị tuyệt đối của x - 1 = 0 có bao nhiêu nghiệm

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 8 Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 8 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

a. |0,5x| = 3 – 2x

b. |-2x| = 3x + 4

c. |5x| = x – 12

d. |-2,5x| = 5 + 1,5x

Lời giải:

a. Ta có: |0,5x| = 0,5 khi 0,5x ≥ 0 ⇒ x ≥ 0

|0,5x| = -0,5 khi 0,5x < 0 ⇒ x < 0

Ta có: 0,5x = 3 – 2x ⇔ 0,5x + 2x = 3 ⇔ 2,5x = 3 ⇔ x = 1,2

Giá trị x = 1,2 thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên 1,2 là nghiệm của phương trình.

-0,5x = 3 – 2x ⇔ -0,5x + 2x = 3 ⇔ 1,5x = 3 ⇔ x = 2

Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x < 0 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1,2}

b. Ta có: |-2x| = -2x khi -2x ≥ 0 ⇒ x ≤ 0

|-2x| = 2x khi -2x < 0 ⇒ x > 0

Ta có: 2x = 3x + 4 ⇔ 2x – 3x = 4 ⇔ -x = 4 ⇔ x = -4

Giá trị x = -4 không thỏa mãn điều kiện x > 0 nên loại.

-2x = 3x + 4 ⇔ -2x – 3x = 4 ⇔ -5x = 4 ⇔ x = -0,8

Giá trị x = -0,8 thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên -0,8 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-0,8}.

c. Ta có: |5x| = 5x khi 5x ≥ 0 ⇒ x ≥ 0

|5x| = -5x khi 5x < 0 ⇒ x < 0

Ta có: 5x = x – 12 ⇔ 5x – x = -12 ⇔ 4x = -12 ⇔ x = -3

Giá trị x = -3 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên loại.

-5x = x – 12 ⇔ -5x – x = -12 ⇔ -6x = -12 ⇔ x = 2

Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x < 0 nên loại.

Vậy phương trình vô nghiệm. Tập nghiệm là S = ∅

d. Ta có: |-2,5x| = -2,5x khi -2,5x ≥ 0 ⇒ x ≤ 0

|-2,5x| = 2,5x khi -2,5x < 0 ⇒ x > 0

Ta có: -2,5x = 5 + 1,5x ⇔ -2,5x – 1,5 = 5 ⇔ -4x = 5 ⇔ x = -1,25

Giá trị x = -1,25 thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên -1,25 là nghiệm của phương trình.

2,5x = 5 + 1,5x ⇔ 2,5x – 1,5x = 5 ⇔ x = 5

Giá trị x = 5 thỏa mãn điều kiện x > 0 nên 5 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-1,25; 5}

a. |9 + x| = 2x

b. |x – 1| = 3x + 2

c. |x + 6| = 2x + 9

d. |7 – x| = 5x + 1

Lời giải:

a. Ta có: |9 + x| = 9 + x khi 9 + x ≥ 0 ⇒ x ≥ -9

|9 + x| = – (9 + x) khi 9 + x < 0 ⇒ x < -9

Ta có: 9 + x = 2x ⇔ 9 = 2x – x ⇔ x = 9

Giá trị x = 9 thỏa mãn điều kiện x ≥ -9 nên 9 là nghiệm của phương trình.

– (9 + x) = 2x

⇔ -9 = 2x + x

⇔ -9 = 3x

⇔ x = -3

Giá trị x = -3 không thỏa mãn điều kiện x < -9 nên loại.

Vậy Tập nghiệm của phương trình: S = {9}

b. Ta có: |x – 1| = x – 1 khi x – 1 ≥ 0

⇒ x ≥ 1

|x – 1| = 1 – x khi x – 1 < 0

⇒x < 1

Ta có: x – 1 = 3x + 2

⇔ x – 3x = 2 + 1

⇔ x = -1,5

Giá trị x = -1,5 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 1 nên loại.

1 – x = 3x + 2

⇔ -x – 3x = 2 – 1

⇔ -4x = 1

⇔ x = -0,25

Giá trị x = -0,25 thỏa mãn điều kiện x < 1 nên -0,25 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-0,25}.

c. Ta có: |x + 6| = x + 6 khi x + 6 ≥ 0

⇒ x ≥ -6

|x + 6| = -x – 6 khi x + 6 < 0

⇒ x < -6

Ta có: x + 6 = 2x + 9

⇔ x – 2x = 9 – 6

⇔ -x = 3

⇔ x = -3

Giá trị x = -3 thoả mãn điều kiện x ≥ -6 nên -3 là nghiệm của phương trình.

-x – 6 = 2x + 9

⇔ -x – 2x = 9 + 6

⇔ -3x = 15

⇔ x = -5

Giá trị x = -5 không thỏa mãn điều kiện x < -6 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình: S = {-6}

d. Ta có: |7 – x| = 7 – x khi 7 – x ≥ 0

⇒ x ≤ 7

|7 – x| = x – 7 khi 7 – x < 0

⇒ x > 7

Ta có: 7 – x = 5x + 1

⇔ 7 – 1 = 5x + x

⇔ 6x = 6

⇔ x = 1

Giá trị x = 1 thỏa điều kiện x ≤ 7 nên 1 là nghiệm của phương trình.

x – 7 = 5x + 1

⇔ x – 5x = 1 + 7

⇔ -4x = 8

⇔ x = -2

Giá trị x = -2 không thỏa mãn điều kiện x > 7 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1}

a. |5x| – 3x – 2 = 0

b. x – 5x + |-2x| – 3 = 0

c. |3 – x| + x2 – (4 + x)x = 0

d. (x – 1)2 + |x + 21| – x2 – 13 = 0

Lời giải:

a. Ta có: |5x| = 5x khi 5x > 0 ⇒ x ≥ 0

       |5x| = -5x khi 5x < 0 ⇒ x < 0

Ta có: 5x – 3x – 2 = 0

      ⇔ 2x = 2

      ⇔ x = 1

Giá trị x = 1 thỏa mãn điều kiện x ≥ 0 nên 1 là nghiệm của phương trình.

      -5x – 3x – 2 = 0

      ⇔ -8x = 2

      ⇔ x = -0,25

Giá trị x = -0,25 thỏa mãn điều kiện x < 0 nên -0,25 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1; -0,25}

b. Ta có: |-2x| = -2x khi -2x ≥ 0 ⇒ x ≤ 0

       |-2x| = 2x khi -2x < 0 ⇒ x > 0

Ta có: x – 5x – 2x – 3 = 0

      ⇔ -6x = 3

      ⇔ x = -0,5

Giá trị x = -0,5 thỏa mãn điều kiện x ≤ 0 nên -0,5 là nghiệm của phương trình.

       x – 5x + 2x – 3 = 0

       ⇔ -2x = 3

       ⇔ x = -1,5

Giá trị x = -1,5 không thỏa mãn điều kiện x > 0 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-0,5}

c. Ta có: |3 – x| = 3 – x khi 3 – x ≤ 0 ⇒ x ≤ 3

       |3 – x| = x – 3 khi 3 – x < 0 ⇒ x > 3

Ta có: 3 – x + x2 – (4 + x)x = 0

      ⇔ 3 – x + x2 – 4x – x2 = 0

      ⇔ 3 – 5x = 0

      ⇔ x = 0,6

Giá trị x = 0,6 thỏa mãn điều kiện x ≤ 3 nên 0,6 là nghiệm của phương trình.

       x – 3 + x2 – (4 + x)x = 0

       ⇔ x – 3 + x2 – 4x – x2 = 0

       ⇔ -3x – 3 = 0

       ⇔ x = 1

Giá trị x = 1 không thỏa mãn điều kiện x > 3 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {0,6}

d. Ta có: |x + 21| = x + 21 khi x + 21 ≥ 0 ⇒ x ≥ -21

       |x + 21| = -x – 21 khi x + 21 < 0 ⇒ x < -21

Ta có: (x – 1)2 + x + 21 – x2 – 13 = 0x

       ⇔ x2 – 2x + 1 + x + 21 – x2 – 13 = 0

       ⇔ -x + 9 = 0

       ⇔ x = 9

Giá trị x = 9 thỏa mãn điều kiện x ≥ -21 nên 9 là nghiệm của phương trình.

       (x – 1)2 – x – 21 – x2 – 13 = 0

       ⇔ x2 – 2x + 1 – x – 21 – x2 – 13 = 0

       ⇔ -3x – 53 = 0

       ⇔ x = – 53/3

Giá trị x = – 53/3 không thỏa mãn điều kiện x < -21 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {9}

a. |x – 5| = 3

b. |x + 6| = 1

c. |2x – 5| = 4

d. |3 – 7x| = 2

Lời giải:

a. Ta có: |x – 5| = x – 5 khi x – 5 ≥ 0 ⇒ x ≥ 5

       |x – 5| = 5 – x khi x – 5 < 0 ⇒ x < 5

Ta có: x – 5 = 3

      ⇔ x = 8

Giá trị x = 8 thỏa mãn điều kiện x ≥ 5 nên 8 là nghiệm của phương trình.

       5 – x = 3

       ⇔ 5 – 3 = x

       ⇔ x = 2

Giá trị x = 2 thỏa mãn điều kiện x < 5 nên 2 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {8; 2}

b. Ta có: |x + 6| = x + 6 khi x + 6 ≥ 0 ⇒ x ≥ -6

       |x + 6| = -x – 6 khi x + 6 < 0 ⇒ x < -6

Ta có: x + 6 = 1

      ⇔ x = -5

Giá trị x = -5 thỏa mãn điều kiện x ≥ -6 nên -5 là nghiệm của phương trình.

       -x – 6 = 1

       ⇔ -x = 1 + 6

       ⇔ -x = 7

       ⇔ x = -7

Giá trị x = -7 thỏa mãn điều kiện x < -6 nên -7 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-5; -7}

c. Ta có: |2x – 5| = 2x – 5 khi 2x – 5 ≥ 0 ⇒ x ≥ 2,5

       |2x – 5| = 5 – 2x khi 2x – 5 < 0 ⇒ x < 2,5

Ta có: 2x – 5 = 4

      ⇔ 2x = 9

      ⇔ x = 4,5

Giá trị x = 4,5 thỏa mãn điều kiện x ≥ 2,5 nên 4,5 là nghiệm của phương trình.

       5 – 2x = 4

       ⇔ -2x = -1

       ⇔ x = 0,5

Giá trị x = 0,5 thỏa mãn điều kiện x < 2,5 nên 0,5 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {4,5; 0,5}

d. Ta có: |3 – 7x| = 3 – 7x khi 3 – 7x ≥ 0 ⇒ x ≤ 3/7

       |3 – 7x| = 7x – 3 khi 3 – 7x < 0 ⇒ x < 3/7

Ta có: 3 – 7x = 2

      ⇔ -7x = -1

      ⇔ x = 1/7

Giá trị x = 1/7 thỏa mãn điều kiện x ≤ 3/7 nên 1/7 là nghiệm của phương trình.

       7x – 3 = 2

       ⇔ 7x = 5

       ⇔ x = 5/7

Giá trị x = 5/7 thỏa mãn điều kiện x > 3/7 nên 5/7 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {1/7 ; 5/7 }

a. |3x – 2| = 2x

b. |4 + 2x| = -4x

c. |2x – 3| = x + 21

d. |3x – 1| = x – 2

Lời giải:

a. Ta có: |3x – 2| = 3x – 2 khi 3x – 2 ≥ 0 ⇒ x ≥ 2/3

       |3x – 2| = 2 – 3x khi 3x – 2 < 0 ⇒ x < 2/3

Ta có: 3x – 2 = 2x

      ⇔ x = 2

Giá trị x = 2 thỏa mãn điều kiện x ≥ 2/3 nên 2 là nghiệm của phương trình.

       2 – 3x = 2x

       ⇔ 2 = 5x

       ⇔ x = 2/5

Giá trị x = 2/5 thỏa mãn điều kiện x < 2/3 nên 2/5 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {2; 2/5 }

b. Ta có: |4 + 2x| = 4 + 2x khi 4 + 2x ≥ 0 ⇒ x ≥ -2

       |4 + 2x| = -4 – 2x khi 4 + 2x < 0 ⇒ x < -2

Ta có: 4 + 2x = – 4

      ⇔ 6x = – 4

      ⇔ x = – 2/3

Giá trị x = – 2/3 thỏa mãn điều kiện x ≥ -2 nên – 2/3 là nghiệm của phương trình.

       -4 – 2x = -4x

       ⇔ -4 = -2x

       ⇔ x = 2

Giá trị x = 2 không thỏa mãn điều kiện x < -2 nên loại.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-2/3 }

c. Ta có: |2x – 3| = 2x – 3 khi 2x – 3 ≥ 0 ⇒ x ≥ 1,5

       |2x – 3| = 3 – 2x khi 2x – 3 < 0 ⇒ x < 1,5

Ta có: 2x – 3 = -x + 21

      ⇔ 3x = 24

      ⇔ x = 8

Giá trị x = 8 thỏa mãn điều kiện x ≥ 1,5 nên 8 là nghiệm của phương trình.

       3 – 2x = -x + 21

       ⇔ -x = 18

       ⇔ x = -18

Giá trị x = -18 thỏa mãn điều kiện x < 1,5 nên -18 là nghiệm của phương trình.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {8; -18}

d. Ta có: |3x – 1| = 3x – 1 khi 3x – 1 ≥ 0 ⇒ x ≥ 1/3

       |3x – 1| = 1 – 3x khi 3x – 1 < 0 ⇒ x < 1/3

Ta có: 3x – 1 = x – 2

      ⇔ 2x = -1

      ⇔ x = – 1/2

Giá trị x = – 1/2 không thỏa mãn điều kiện x ≥ 1/3 nên loại.

       1 – 3x = x – 2

       ⇔ -3x – x = -2 – 1

       ⇔ -4x = -3

       ⇔ x = 3/4

Giá trị x = 3/4 không thỏa mãn điều kiện x < 1/3 nên loại.

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm. Tập nghiệm là S = ∅

a. |2x – 3| = 2x – 3

b. |5x – 4| = 4 – 5x

Lời giải:

a. Ta có: |2x – 3| = 2x – 3

      ⇒ 2x – 3 ≥ 0

      ⇔ 2x ≥ 3

      ⇔ x ≥ 1,5

Vậy với x ≥ 1,5 thì |2x – 3| = 2x – 3.

b. Ta có: |5x – 4| = 4 – 5x

      ⇒ 5x – 4 < 0

      ⇔ 5x < 4

      ⇔ x < 0,8

Vậy với x < 0,8 thì |5x – 4| = 4 – 5x.

Bỏ dấu giá trị tuyệt đối của biểu thức |−5x| ta được biểu thức:

A. -5x với x > 0 và 5x với x < 0

B. -5x với x ≥ 0 và 5x với x < 0

C. 5x với x > 0 và -5x với x < 0

D. -5x với x ≤ 0 và 5x với x > 0

Lời giải:

Chọn D

Bỏ dấu giá trị tuyệt đối của biểu thức |x−2| ta được biểu thức:

A. x – 2 với x > 2 và 2 – x với x < 2

B. x – 2 với x ≥ 2 và 2 – x với x < 2

C. x – 2 với x > 0 và 2 – x với x < 0

D. x – 2 với x ≥ 0 và 2 – x với x < 0

Lời giải:

Chọn B

Lời giải:

Cách 1: ta đưa về giải hai phương trình

2x – 4 = 6 và 2x – 4 = -6

Kết quả tìm được x = 5 và x = -1

Cách 2: ta có|2x − 4| = 2x − 4 khi 2x − 4 ≥ 0

và |2x − 4| = 4 − 2x khi 2x − 4 < 0

Ta có: 2x − 4 ≥ 0

⇔ 2x ≥ 4

⇔ x ≥ 2

và 2x − 4 < 0

⇔2x < 4

⇔x < 2

Vậy, ta đưa về bài toán tìm x sao cho

2x – 4 = 6 khi x ≥ 2

và 4 – 2x = 6 khi x < 0

Do 2x – 4 = 6

⇔x = 5 mà 5 thỏa mãn x ≥ 2 nên chọn nghiệm x = 5

Do 4 – 2x = 6

⇔−2x = 2

⇔ x = −1

Ta thấy x = -1 thỏa mãn x < 2 nên chọn nghiệm x = -1

Vậy tìm được x = 5 và x = -1 thì có|2x − 4| = 6