Phương pháp shadowing là gì

Hôm nay Tiếng Anh Người Đi Làm sẽ chia sẻ cho bạn đọc một phương pháp luyện Speaking đúng chuẩn theo dân bản xứ và được đông đảo mọi người (từ các trung tâm, trường học) đều áp dụng để thực hành và dạy cho học sinh, đó chính là phương pháp Shadowing. Cùng Tiếng Anh Người Đi Làm tìm hiểu xem phương pháp Shadowing là gì và cách luyện tập như thế nào là hiệu quả nhất nhé!

Phương pháp shadowing là gì

  • 1. Phương pháp Shadowing là gì?
  • 2. Lợi ích của phương pháp Shadowing
    • 2.1. Phát âm chuẩn
    • 2.2. Nói trôi chảy, tự nhiên
    • 2.3. Cải thiện ngôn điệu
  • 3. Phương pháp Shadowing dành cho ai?
  • 4. Cách luyện tập phương pháp shadowing
    • 4.1. Tìm nguồn tài liệu
    • 4.2. Luyện chậm từng câu
    • 4.3. Ghi âm và Nghe Lại
    • 4.4. Tăng tốc độ luyện tập
    • 4.4. Duy trì
  • 5. Một số tips hay để thực hành phương pháp shadowing tốt hơn

1. Phương pháp Shadowing là gì?

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về khái niệm của cụm từ “Shadowing” là gì. Shadowing khi được dịch ra sẽ là “cái bóng”, và tính chất của cái bóng là sự bắt chước y hệt của chủ thể. Qua đó, chúng ta cũng có thể suy ra được kỹ thuật Shadowing, đó chính là bắt chước. 

Chi tiết hơn, kỹ thuật Shadowing (Kỹ thuật cái bóng) là một phương pháp học ngôn ngữ được tìm ra bởi Giáo sư người Mỹ Alexander Agruelles về cách bắt chước âm thanh (sound), ngữ điệu (intonation) và độ nhấn nhá (stress) và ngữ điệu (intonation) của người bản xứ ngay sau khi nghe họ phát âm.

Chúng ta có thể áp dụng thông qua việc: xem video, nghe audio hoặc nghe trực tiếp từ người bản xứ, và đây là một trong những phương pháp học speaking hiệu quả và dễ dàng thực hiện nhất, phù hợp với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

Video chia sẻ kiến thức về phương pháp shadowing từ thầy Tú Phạm

2. Lợi ích của phương pháp Shadowing

Sau đây là 3 lợi ích chính mà phương pháp Shadowing mang lại cho người học:

2.1. Phát âm chuẩn

Khi áp dụng phương pháp Shadowing, người học sẽ cố gắng bắt chước những âm thanh tiếng Anh. Nói chi tiết hơn, chúng ta tạo thói quen cho cơ thể với việc tạo ra các âm thanh nhẹ (tiếng Anh) so với các âm khá nặng (tiếng Việt) và việc này đòi hỏi phải sử dụng các bộ phận như họng, lưỡi, môi và răng khác hẳn so với việc nói tiếng Việt như thông thường. Với việc luyện tập thường xuyên, việc phát âm tiếng Anh sẽ ngày càng trở nên chuẩn chỉnh và gần hơn với giọng bản ngữ.

2.2. Nói trôi chảy, tự nhiên

Lợi ích tiếp theo của việc áp dụng phương pháp Shadowing đó là sẽ giúp người học hình thành phản xạ tốt hơn khi nói và sẽ trở nên trôi chảy và tự nhiên hơn. Với việc áp dụng thường xuyên, chúng sẽ tạo ra các liên kết trong não bộ, và qua đó, bản thân người học sẽ dễ dàng thiết lập những âm thanh, từ ngữ và câu một cách nhanh chóng,chính xác và trôi chảy.

Thêm vào đó, nó sẽ giúp người học ngoại ngữ bỏ thói quen ‘tự dịch qua lại trong đầu’ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh – là cái rào cản lớn nhất trong việc việc tiếp thu và giao tiếp tiếng Anh.

2.3. Cải thiện ngôn điệu

Với việc bắt chước ngữ điệu trong kỹ thuật Shadowing, người học sẽ dễ dàng cải thiện được mặt này với nhiều sự lựa chọn về accent khác nhau. Các bạn có thể học theo accent Mỹ, Anh, Úc,..hay một lại ngôn điệu nào mà mình mong muốn, và khi đã chọn được một accent phù hợp thì việc học về cách nhấn nhá, giọng điệu cũng như những đặc thù riêng về accent đó sẽ trở thành mục tiêu mà các bạn theo đuổi. 

3. Phương pháp Shadowing dành cho ai?

Một trong những điều đặc biệt về kỹ thuật Shadowing đó chính là ai cũng có thể áp dụng, kể cả khi bạn đang bắt đầu từ con số 0.

Các bạn hãy tưởng tượng việc sử dụng phương pháp Shadowing cũng giống như việc học nói của một đứa em bé. Chúng sẽ được tập nói và học nói xuyên suốt quá trình hình thành ngay cả khi chúng không hiểu được những gì mình đang nói, và dần dần theo thời gian, khi mọi thứ đã thành một thói quen và lượng kiến thức đã có đủ, thì việc “master” 1 loại ngôn ngữ sẽ không còn là vấn đề.

4. Cách luyện tập phương pháp shadowing

Sau đây là 4 bước luyện tập hiệu quả kỹ thuật Shadowing mà các bạn có thể áp dụng:

4.1. Tìm nguồn tài liệu

Trước hết hãy kiếm cho bản thân nguồn tài liệu tiếng Anh (dạng video/audio) với nội dung thú vị, dễ hiểu và đa dạng để không làm cho việc đọc và nghe trở nên nhàm chán
Lưu ý rằng các nguồn nên:

  • Độ dài nên ở tầm 2-3 phút vừa phải, không nên quá dài vì khi đó sẽ rất khó để bắt kịp
  • Nguồn nghe phải có transcript để giúp bạn học có thể đọc được thông tin nếu như không nghe kịp
  • Nguồn video nên được nói, thuyết trình bởi người bản xứ (ví dụ như phim, chương trình thực tế, bài diễn thuyết…)
  • Chọn những chủ đề video dễ hiểu, thực tế và gần gũi để việc học có thể trở nên dễ dàng và dễ bắt kịp hơn.
  • Nên kiếm cho mình các nguồn luyện Nghe tiếng Anh phù hợp trình độ (TED talk là một ví dụ điển hình về tài liệu luyện Shadowing hiệu quả, hoặc về phim, bạn có thể tham khảo các trình duyệt như Netfilx, Amazon Prime, Disney+, HBO Go,..)
  • Cuối cùng, hãy tra lại từ điển Anh – Anh để kiểm tra cách phát âm những từ mình chưa chắc

4.2. Luyện chậm từng câu

Để bắt đầu quá trình áp dụng phương pháp Shadowing, hãy luyện tập chậm từng câu. Hãy áp dụng theo 3 bước sau:

  • Bật audio lên 
  • Nghe thật kỹ cách phát âm trong video/audio ( từ trọng âm, âm đuôi, phụ âm, và nguyên âm) 
  • Dừng video/audio lại để bắt chước (hãy phát âm thật to rõ ràng).

4.3. Ghi âm và Nghe Lại

Sau khi phát âm lại theo video/audio, hãy tự tìm cách ghi âm lại bản thân và sau đó, check lại xem mình đã đọc đúng theo ngữ điệu của nhân vật trong video/audio chưa.

Nếu cảm thấy chưa giống, các bạn hãy thực hiện lại nhiều lần, và nếu cảm thấy chưa vừa ý, thì cách cuối này luôn đảm bảo hiệu quả 100%, đó là tra từ điển để viết ra âm cụ thể.

Khi bạn áp dụng thuần thục kĩ năng này và cảm thấy quá dễ dàng thì hãy đến với bước tiếp theo.

4.4. Tăng tốc độ luyện tập

Lúc này, bạn có thể mở cho audio chạy với tốc độ nhanh hơn dần nên bản thân cảm thấy cần một sự thử thách hơn. Bằng cách này các bạn sẽ ngày càng tăng độ cảm nhận trong việc ngắt nghỉ trong khi nói cũng như ngữ điệu. Nếu thấy nhanh thì có thể chỉ tập với một vài câu một lúc. 

4.4. Duy trì

Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất khi muốn áp dụng một phương pháp nào đó chính là sự duy trì đều đặn. Hãy luôn giữ sự kiên trì luyện tập kỹ thuật này nhiều lần trong tuần, và chỉ với 30 phút mỗi ngày, và sau một tháng, bạn sẽ thấy được sự phát triển rõ rệt trong quá trình nói tiếng Anh.

5. Một số tips hay để thực hành phương pháp shadowing tốt hơn

  • Hãy bắt đầu từ những video ngắn từ 2 – 3p và tăng dần đến tầm 15 – 20p là vừa đủ để áp dụng phương pháp Shadowing một cách hiệu quả.
  • Lặp lại nhiều lần và với cùng một đoạn audio/hội thoại, hãy lặp lại 2 – 4 lần để thuần thục.
  • Đảm bảo nội dung xem phù hợp, thú vị, không quá khó nhưng cũng đừng quá dễ để cho việc áp dụng phương pháp shadowing sẽ không trở nên nhàm chán cũng như học thêm được nhiều điều thú vị về ngữ điệu cũng như cách nhấn nhá.
  • Hãy sáng tạo kết hợp kỹ thuật shadowing với những hoạt động thường ngày. Với việc vừa luyện tiếng Anh vừa làm những công việc hằng ngày sẽ giúp cho các bạn có thể dễ dàng áp dụng cũng như sẽ biến việc giao tiếp tiếng Anh trở thành một thói quen, ví dụ như: chạy bộ, làm việc nhà, đi mua sắm hay thậm chí là đang tắm…

Xem thêm:

  • Tổng hợp đề thi IELTS speaking 2022mới nhất [cập nhật liên tục]
  • Tham khảo bộ đề forecast IELTS Speaking quý 4 năm 2022 chính xác nhất

Và đó là tất tần tật về phương pháp Shadowing mà Tiếng Anh Người Đi Làm muốn chia sẻ tới bạn đọc. Mong ra qua bài viết này, các bạn có thể dễ dàng áp dụng phương pháp Shadowing để luyện thành công khả năng Speaking của bản thân nhé. Chúc các bạn thành công!