Phú dữ quý thị nhân chi sở dục dã

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

TỨ THƯ
 

QUYỂN THỨ BA

Luận Ngữ

Tác giả: Khổng Tử
 

Lý Nhân THIÊN
 

Nguyên văn
 

4.1. Tử viết lý nhân vi mỹ, trạch bất xử nhân, yên đắc trí.

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng phải ở nơi dân tình chuộng điều nhân mới tốt.

Khi chọn nơi sinh sống lại bỏ qua điều này thì sao có thể gọi là người thông minh tài trí?
 

Nguyên văn
 

4.2. Tử viết bất Nhân Giả bất khả dĩ trường cửu ước, bất khả dĩ trường xử lạc. Nhân Giả an nhân, trí giả lợi nhân.

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng những người không có nhân đức không thể ở lâu trong sự nghèo khó, cũng không thể ở lâu trong sự yên vui. Những người nhân đức luôn yên tâm với tinh thần nhân ái. Những người thông minh luôn nhận thức được lợi ích lâu dài mà điều nhân đưa đến để dốc sức làm điều nhân.
 

Nguyên văn
 

4.3. Tử viết duy Nhân Giả năng hiếu nhân, năng ô nhân.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng chỉ có những người nhân đức mới có thể yêu hoặc ghét người nào đó một cách chân chính.

Nguyên văn
 

4.4. Tử viết cẩu chí vu nhân hỹ, vô ức dã.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng nếu như có thể dựa vào nhân để lập chí thì sẽ không làm chuyện tà ác.
 

Nguyên văn
 

4.5. Tử viết phú dữ quý thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện thị nhân chỉ sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khử dã.

Quân Tử khử nhân, ô hồ thành danh?

Quân Tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất vu thị, điên bái tất vu thị.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói tiền bạc và địa vị là thứ mà ai ai cũng muốn, nhưng nếu như có được bằng con đường không chính đáng thì người Quân Tử sẽ không nhận.

Nghèo khó và thấp hèn là những điều mà con người ta ai ai cũng chán ghét, nhưng nếu như không đường đường chính chính mà tránh thì người Quân Tử cũng sẽ không tránh.

Người Quân Tử đi ngược lại những chuẩn tắc của điều nhân thì sao có thể thành danh?

Người Quân Tử không hề rời khỏi nhân đức cho dù chỉ trong khoảng thời gian của một bữa cơm. Cho dù là trong lúc gấp gáp hay trong hoàn cảnh bức bách thì người Quân Tử vẫn không làm bất cứ điều gì trái lại với điều nhân, dù là trong lúc chia ly loạn lạc thì người Quân Tử vẫn không xa rời điều nhân.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.6. Tử viết ngã vị kiến hiếu Nhân Giả, ố bất Nhân Giả. Hiếu Nhân Giả, vô dĩ thượng chi. Ố bất Nhân Giả, Kỳ vi nhân hỹ, bất sử bất Nhân Giả gia hồ Kỳ thân.

Hữu năng nhất nhật, dụng Kỳ lực vu hành nhân hồ?

Ngã vị kiến lục bất túc giả. Cái hữu chi hỹ, ngã vị chi kiến dã.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói từ trước tới nay ta chưa từng thấy người nào thực lòng ham thích điều nhân, cũng chưa từng thấy người nào thực sự chán ghét điều bất nhân. Người ham thích điều nhân sẽ coi điều nhân là trên hết, không gì tốt hơn. Người chán ghét điều bất nhân sẽ không để cho những điều bất nhân vướng vào người khi thi hành điều nhân.

Có ai dành trọn một ngày rồi dốc hết sức mình để làm điều nhân không?

Ta chưa từng thấy ai đạt đến điều nhân mà không phải dốc sức rèn luyện. Hoặc là có đấy, nhưng ta chưa được thấy tận mắt.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.7. Tử viết nhân chi quá dã, các vu Kỳ đảng. Quan quá, tư tri nhân hỹ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói Con người ta có thể phạm phải những sai lầm không giống nhau. Cho nên, nếu như xem xét tính chất của những sai lầm mà người đó phạm phải thì có thể biết được người đó là người thế nào.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.8. Tử viết triều văn đạo, tịch tử khả hỹ.

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng nếu như sáng sớm có thể được nghe giảng về đạo lý thì dẫu chiều tối có phải bỏ mạng cũng không có gì phải nuối tiếc.

NGUYÊN VĂN
 

4.9. Tử viết sĩ chí vu đạo, nhi sỉ ố y ố thực giả, vị túc dữ nghị dã.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng người đọc sách lập chí để truy cầu chân lý, nhưng nếu như lại cảm thấy xấu hổ vì phải mặc quần áo xấu, ăn đồ ăn không ngon thì người đó không xứng cùng Ta Bàn về đạo lý.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.10. Tử viết Quân Tử chi vu thiên hạ dã, vô đích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ tỷ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Không Tử nói đối với việc trong thiên hạ, người Quân Tử không nhất thiết phải làm gì đó, cũng không nhất thiết không được làm gì đó. Chỉ cần suy nghĩ xem những việc đó có phù hợp, thích đáng hay không mà thôi.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.11. Tử viết Quân Tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ. Quân Tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng người Quân Tử quan tâm đến nhân đức, kẻ tiểu nhân quan tâm đến chỗ ở. Người Quân Tử quan tâm đến hình phạt và phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm đến tư lợi.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.12. Tử viết phỏng vu lợi nhi hành, đa oán.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng nếu như làm việc chỉ vì lợi ích cá nhân sẽ chuốc lấy rất nhiều oán hận.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.13. Tử viết năng dĩ lễ nhượng vi quốc hồ, hà hữu?

Bất năng dĩ lễ nhượng vi quốc, như lễ hà?
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng có thể dùng những nguyên tắc của lễ nhượng để trị vì Quốc Gia hay không, lẽ nào điều này lại khó đến như vậy sao?

Nếu như không biết dùng những nguyên tắc của lễ nhượng để trị vì Quốc Gia thì sao có thể thực hành lễ chế đây?
 

NGUYÊN VĂN
 

 4.14. Tử viết bất hoạn vô vị, hoạn vô sở vị. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng không cần lo buồn vì không có chức vị, chỉ lo không đủ bản lĩnh để đảm đương vị chức vị ấy mà thôi.

Không lo vì không ai biết tới mình, chỉ lo sao có được bản lĩnh để mọi người biết đến mình mà thôi!
 

NGUYÊN VĂN
 

 4.15. Tử viết sâm hồ!

Ngô đạo nhất dĩ quán chi. Tăng Sâm viết duy. Tử xuất.

Môn nhân vấn viết hà vị dã?

Tăng tử viết Phu Tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hỹ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng Tăng Sâm à!

Học thuyết của ta có thể dùng một nguyên tắc cơ bản để quán thông.

Tăng Sâm thưa dạ vâng!

Sau khi Khổng Tử đi ra ngoài, những đệ tử khác mới hỏi Tăng Sâm rằng Thầy nói vậy là có ý gì?

Tăng Sâm đáp học thuyết của Thầy chẳng qua chỉ là đạo trung thứ mà thôi.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.16. Tử viết Quân Tử dụ vu nghĩa, tiểu nhân dụ vu lợi.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng Quân Tử hiểu rõ về đạo nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về lợi ích.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.17. Tử viết kiến hiền tư tề yên, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói thấy ngươi hiền, nên nghĩ cách làm thế nào để cho bằng người ta. Thấy người không hiền, phải xem xét lại bản thân có những thiếu sót như họ không.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.18. Tử viết Sự Phụ Mẫu cơ gián. Kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng phụng dưỡng Cha Mẹ, nếu Cha Mẹ có khuyết điểm gì cũng phải khuyên can một cách nhẹ nhàng. Nếu như Cha Mẹ không nghe lời khuyên can vẫn phải giữ lòng cung kính, không được trái ý Cha Mẹ. Trong lòng lo lắng mà không được oán giận Cha Mẹ.
 

NGUYÊN VĂN

4.19. Tử viết Phụ Mẫu tại, bất viễn du. Du tất hữu phương.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói khi Cha Mẹ còn sống, con cái không được đi chơi ở nơi xa. Dẫu có đi ra khỏi nhà cũng phải có nơi có chốn nhất định.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.20. Tử viết tam niên vô cải vu phụ chi đạo, khả vị hiếu hỹ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói nếu như phận làm con mà trong thời gian dài ba năm không thay đổi những đường lối chuẩn tắc của cha lúc còn sống thì có thể gọi là hiếu vậy.
 

NGUYÊN VĂN
 

 4.21. Tử viết Phụ Mẫu chi niên, bất khả bất tri dã. Nhất tắc dĩ hỷ, nhất tắc dĩ cụ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói rằng phận làm con không thể không quan tâm đến tuổi tác của Cha Mẹ. Một mặt vì Cha Mẹ được cao tuổi mà mừng, một mặt vì Cha Mẹ tuổi cao mà lo lắng.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.22. Tử viết cổ già ngôn chi bất xuất, sỉ cung chi bất đãi dã.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói những người Quân Tử thời xưa rất răn dè ở lời nói, bởi họ sợ nói ra không làm được mà chuốc lấy nhục.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.23. Tử viết dĩ ước thất chi giả, tiễn hỹ.
 

THÍCH NGHĨA

Khổng Tử nói người biết ước thúc bản thân mà phạm sai lầm là rất hiếm gặp.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.24. Tử viết Quân Tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói người Quân Tử cần phải nói năng cẩn thận, làm việc siêng năng.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.25 Tử viết Đức bất cô, tất hữu lân.
 

THÍCH NGHĨA
 

Khổng Tử nói những người có đạo đức cũng như phẩm chất cao thượng sẽ không bao giờ phải cô độc lẻ loi. Nhất định sẽ có những người chí đồng đạo hợp sát cánh cùng họ.
 

NGUYÊN VĂN
 

4.26. Tử Du viết sự quân sác, tư nhục hỹ. Bằng hữu sác, tư sơ hỹ.
 

THÍCH NGHĨA
 

Tử Du nói rằng thờ Vua mà hay khuyên can, ắt sẽ chuốc lấy nhục. Chơi với bạn bè mà hay khuyên can, bạn bè ắt sẽ lảng tránh.

***