Phát biểu đúng về nguyên tố đại lượng trong cơ thể

Độ khó: Vận dụng

Cho các phát biểu sau:
I. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim.
II. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K…
III. Trong 74 nguyên tố hóa học được tìm thấy trong cơ thể thực vật chỉ có 11 nguyên tố đại lượng , số còn lại là nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
IV. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Số phát biểu có nội dung đúng là

81 điểm

Phương Lan

Điều nào sau đây sai khi nói đến các nguyên tố đa lượng? 1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi lượng. 2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc tế bào. 3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào. 4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation. Đáp án đúng: A. 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 3

D. 3, 4

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án C. - Nguyên tố đa lượng: Là thành phần cấu tạo nên tế bào, các hợp chất hữu cơ như: cacbohidrat, lipit... điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, Ca, S, Mg... - Nguyên tố vi lượng [Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô]: Là thành phần cấu tạo enzim, các hooc mon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố: Cu, Fe, Mn, Co, Zn... Chú ý: Nguyên tố vi lượng là thành phần bắt buộc của hàng trăm loại enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do vậy, tuy cần ít nhưng đây là thành phần không thể thiếu của tế bào sống.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác mà phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Nguyên tố được chia làm hai loại: Nguyên tố vi lượng và nguyên tố đại lượng. Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg. Nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

Trắc nghiệm: Các nguyên tố đại lượng gồm:

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu

Trả lời:

Đáp án đúng: B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg

Các nguyên tố đại lượng gồm: B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu về nguyên tố vi lượng

Kiến thức tham khảo về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

1. Định nghĩa

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:

- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

2. Phân loại

- Nguyên tố đại lượng [ chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây] gồm: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg.

- Nguyên tố vi lượng [ chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây] gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

3. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

a. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hòa tan [dạng ion]. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Các yếu tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.

b. Phân bón cho cây trồng

- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.

→ Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

Ví dụ: Nếu Mo nhiều trong rau thì động vật ăn rau có thể bị ngộ độc, người ăn rau bị bệnh gút [bệnh thống phong].

4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng:

- Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan.

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây

- Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh

- Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

- Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường

Ví dụ:

+ Thiếu đạm [N]: lá vàng nhạt, cây cằn cỗi.

+ Thiếu lân [P]: lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.

+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

⇒ Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.

5. Bài tập

Câu 1:Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò:

A. Tham gia cấu trúc nên tế bào

B. Hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất

C. Quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào

D. Thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt

Đáp án: B. Hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất

Câu 2:Khi nói về trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan trong nước

B. Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hợp chất và rễ cây chỉ hấp thu dưới dạng hợp chất

C. Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm môi trường

D. Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hóa của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất

Đáp án: B. Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hợp chất và rễ cây chỉ hấp thu dưới dạng hợp chất

Câu 3:Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong

A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

D. Dung dịch dinh dưỡng có magiê.

Đáp án: C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

Câu 4:Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, có thể chọn những nguyên tố khoáng nào sau đây để bón cho cây?

A. P, K, Fe

B. N, Mg, Fe

C. P, K, Mn

D. S, P, K

Đáp án: B. N, Mg, Fe

Video liên quan

Chủ Đề