Phân tích vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là tập hợp những mối quan hệ giữa con người với con người tác động qua lại với nhau. Xã hội sẽ không thể tồn tại khi con người không có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không quan tâm đến người khác, không có mối liên hệ với người xung quanh, tức đó không phải là một xã hội phát triển. Một xã hội sẽ không thể phát triển khi chỉ tập hợp rời rạc các cá nhân đơn lẻ.

Phân tích vai trò của giao tiếp

Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và công việc

Lấy ví dụ cụ thể, một nền sản xuất hàng hóa có thể phát triển tốt là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Người sản xuất phải nắm vững được nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đúng nhu cầu đó của người tiêu dùng.

Ví dụ như trong tuyển dụng cũng thế, giao tiếp chính là chìa khóa nhanh nhất để có đánh bật mọi nhà tuyển dụng khó tính nhất.

Vai trò của giao tiếp đối với đời sống con người hiện nay

Vai trò của giao tiếp đối với đời sống của con người được thể hiện trên một số điểm cụ thể sau:

  • Giao tiếp là yếu tố cần có để mỗi con người phát triển được nhân cách và tâm lý cá nhân bình thường. Xét về yếu tố bản chất, con người được xem là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội hiện nay.
  • Nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng. Đồng thời, phản ánh được các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm để chuyển chúng thành tài sản cho riêng mình.
  • Khi giao tiếp với những người xung quanh, bạn sẽ nhận thức được chuẩn mực về đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ tồn tại trong xã hội. Từ đó, bạn sẽ biết được cái gì đẹp, cái gì không đẹp, cái gì tốt, cái gì không tốt để thể hiện thái độ và hành động sao cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.

Phân tích vai trò của giao tiếp

Những mối quan hệ trong xã hội đều thông qua giao tiếp

Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu khác của con người

Một số nhu cầu khác của con người như nhu cầu được quan tâm, nhu cầu thông tin, nhu cầu được hòa nhập, nhu cầu được thừa nhận,… chỉ được thỏa mãn trong quá trình giao tiếp. Bạn thử hình dung xem, bản thân sẽ như thế nào nếu tự giam mình trong phòng một ngày, không giao tiếp với bất cứ ai, không dùng điện thoại, tivi, máy tính?

Mới thử hình dung thôi đã thấy một ngày trôi qua thật dài và nhạt nhẽo rồi đúng không? Theo các chuyên gia tâm lý học, cuộc đời của mỗi con người đều xuất hiện nhu cầu giao tiếp từ sớm. Khi còn là một đứa trẻ, bạn đã có nhu cầu được an toàn, được yêu thương và được giao tiếp.

Phân tích vai trò của giao tiếp

Giỏi giao tiếp chính là một phần thành công trên con đường sự nghiệp của bạn

Đứa trẻ chỉ mới 2 đến 3 tháng tuổi đã biết trò chuyện với người lớn. Do đó, nếu bé nào không được tiếp xúc với người lớn trong giai đoạn đầu đời này sẽ để lại nhiều dấu ấn không tốt trong nhân cách và tâm lý của bé sau này.

Giao tiếp là kỹ năng của hiện tại và tương lai

Kỹ năng giao tiếp luôn là kỹ năng yêu cầu hàng đầu khi ứng viên đi phỏng vấn xin việc. Ngay cả trong công việc, kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng. Bởi nhờ có kỹ năng này mà mọi người có thể trình bày ý tưởng, suy nghĩ, sáng kiến của mình đến đồng nghiệp, cấp trên một cách dễ hiểu và thu hút, thuyết phục. Kỹ năng giao tiếp cũng giúp xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh dễ dàng hơn, từ đó tạo ra môi trường làm việc cởi mở, hòa đồng. Kỹ năng giao tiếp nằm trong top 5 kỹ năng mở khóa tương lai cho sinh viên mới ra trường.

Như vậy, vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách và tâm lý của con người là cực kỳ quan trọng. Hãy cố gắng giao tiếp, tiếp xúc với thật nhiều người để tạo ra cho bản thân nhiều mối quan hệ tốt trong cuộc sống và trong công việc.

Vai trò của giao tiếpGiao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người- Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một cách khá đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức1.2 VAI TRÒ CỦA GIAO TIẾP Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, trong đời sống của mỗi con người.1.2.1. Giao tiếp là tiền đề cho sự phát triển của sức khỏe 1.2.1.1. Kỹ năng giao tiếp vụng về ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến cuộc sống - Người không có kỹ năng giao tiếp tốt không thổ lộ được tâm trạng, không có người hiểu nổi tâm tình của mình nên dễ rơi vào trạng thái cô đơn dù sống ngay giữa đám đông.- Sự cô đơn, biệt lập làm cho con người dễ bị suy sụp về thể chất, tinh thần, dễ mắc phải những căn bệnh về tim mạch, tâm thần và có thể có những ý định tiêu cực, bế tắc như tự tử.Để khẳng định mạnh mẽ vai trò to lớn của giao tiếp trong cuộc sống, David W. Johnson trong tác phẩm Reaching Out (Với tới tha nhân) đã mượn lời một nhân vật thốt lên rằng:”Chúng ta phải thương yêu nhau hay là chết”.1.2.1.2. Mối quan hệ tốt đẹp với mọi người chung quanh sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp- Con người có mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh sẽ nhận được niềm vui, sự hỗ trợ để có một chỗ đứng vững vàng trong xã hội, trong sự nghiệp và sẽ tìm thấy được hạnh phúc cùng một tương lai luôn rộng mở. - Mối quan hệ tốt đẹp với cuộc sống chung quanh còn mang lại tuổi thọ cho con người: theo một số cuộc điều tra được công bố rộng rãi, nam giới ở độ tuổi 47, nếu ly dị hay góa vợ thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều lần so với những người có cuộc sống hạnh phúc.- Mối quan hệ với cuộc sống chung quanh ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe thể chất của con người: kinh nghiệm và các cuộc điều tra cũng chứng minh rằng nếu có sự hỗ trợ của người thân, của xã hội bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng dễ dàng 1.2.2. Giao tiếp xã hội tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện nhân cách - Qua giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của người chung quanh, con người tiếp nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách. - Con người tự thể hiện nhân cách, tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách bản thân nhờ vào quá trình giao tiếp. Sự hoàn thiện nầy diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời con người. 1.1.3. Giao tiếp tốt sẽ tạo các quan hệ thuận lợi cho công cuộc làm ăn, chung sống - Giao tiếp tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho công cuộc làm ăn phát triển: con người khi có mối quan hệ tốt với những người chung quanh sẽ nhận được sự yêu thương, hỗ trợ, sẽ có chỗ đứng vững vàng trong cuộc sống và dễ dàng có những bước thăng tiến trong sự nghiệp. - Một xã hội được xây dựng trên nền tảng của mối giao tiếp chặt chẽ, tốt đẹp sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ. Dễ dàng nhận thấy ở một xã hội kém phát triển, mối tương tác của các thành viên trong xã hội đó rất mờ nhạt, giao tiếp trong xã hội nhiều hạn chế, kinh tế thường rơi vào tình trạng manh mún, cuộc sống tự cung tự cấp là chủ yếuCác yếu tố tham gia quá trình giao tiếp2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếpVới sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, ngôn ngữ học, y học…đặc biệt với sự phát triển của tin học và điều khiển học, khái niệm giao tiếp không chỉ đơn thuần như một quá trình truyền đạt thông tin từ một điểm phát tới một điểm thu. Để quá trình giao tiếp phát huy được hiệu quả cao nhất thì phải tính đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp. Theo “Giáo trình tâm lý học xã hội” - PGS.TS Trần Thị Minh Đức chủ biên thì có bẩy yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp. Chúng tôi điểm qua và chỉ đi sâu vào nội dung giao tiếp.2.1 Chủ thể giao tiếpLà con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: một người hay nhiều người - đó là ai - với những đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội ra sao? Tri thức và trình độ hiểu biết…như thế nào? Tất cả các đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.Giao tiếp người - người thì cả hai đều là chủ thể giao tiếp và đều là đối tượng giao tiếp, vai trò này được chuyển đổi linh hoạt thường xuyên trong quá trình giao tiếp. Họ không chỉ là người nói và người nghe vì mọi giác quan đều tham gia vào quá trình này, từ dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt, thậm chí cả mùi nước hoa…2.2. Mục đích giao tiếpNhằm thoả mãn nhu cầu nào - nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ tình cảm, nhu cầu tiếp xúc giải trí, nhu cầu được khẳng định trước người khác…2.3. Nội dung giao tiếpNội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp với người khác.Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh được đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu với kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hoặc gây thất thiệt hoặc chỉ đơn giản là một điều thông báo…Trong nội dung giao tiếp người ta thường chia ra hai loại: nội dung tâm lý và nội dung công việc.2.3.1. Nội dung tâm lý trong giao tiếpNội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận thức, thái độ xúc cảm và hành vi.- Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận thức. Nội dung nhận thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh động. Thông qua giao tiếp để người ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ. Sau mỗi lần giao tiếp mọi thành viên đều nhận thức thêm được những điều mới mẻ. Thông qua giao tiếp để người ta truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội. Cũng chính thông qua giao tiếp để người ta hiểu biết lẫn nhau.Như vậy, nội dung nhân thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao tiếp hoặc chỉ xẩy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì kết thúc quá trình giao tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức, một hiểu biết mới.- Thành phần thái độ cảm xúc: Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến kết thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất định của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự định hướng về hình thể, nội dung giao tiếp, con người bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc: Thiện chí, hữu nghị hay lãnh đạm, thiếu quan tâm…Những thái độ cảm xúc này mang tính định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, có thể từ thiện chí đến không thiện chí, từ thờ ơ đến quan tâm…- Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó được biểu hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt, ánh mắt, miệng, ngôn ngữ…sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên hợp thành hành vi giao tiếp. Tất cả những hành vi đó đều chứa đựng một nội dung tâm lý nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.2.3.2. Nội dung công việc.Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung công việc mang tính chất tạm thời, vụ việc xẩy ra trong quan hệ con người với con người. Bất kỳ một tiếp xúc nào giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp đều tìm thấy một.nội dung nhất định. Ngay trong nội dung công việc cũng phải có nội dung tâm lý biểu hiện. Công việclà sự biểu hiện bên ngoài, công việc thực hiện tốt hay không tốt được các nội dung tâm lý hướng dẫn, kích thích như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm trực tiếp. Giao tiếp trong công việc bao giờ cũng mang tính chất hoàn cảnh, tình huống, xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng chính thái độ và hành vi ứng xử của chủ thể và đối tượng giao tiếp ở những tình huống này chứa đựng một bản chất thực vốn có của mọi người.Như vậy, nội dung giao tiếp có thể luôn được thể hiện ở bất kỳ một quá trình giao tiếp nào, đó là một trong những đặc trưng của giao tiếp.Nội dung giao tiếp chịu ảnh hưởng của lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính…của các chủ thể giao tiếp. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp cũng như trạng thái tâm lý của chủ thể.2.4. Phương tiện giao tiếpĐược thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm tiếng nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tư thế…)2.5. Hoàn cảnh giao tiếpLà bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh vật chất và khía cạnh xã hội. Khía cạnh vật chất thí dụ như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung quanh…Đây là những khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang giao tiếp. Khía cạnh xã hội ví dụ như mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp.2.6. Kênh giao tiếpLà đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy phải tổ chức kênh sao cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất. Thí dụ: Kênh giao tiếp là thị giác thì cần phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng giao tiếp nhìn thấy rõ các chữ viết…2.7. Quan hệ giao tiếpThể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp. Chẳng hạn như mức độ thân sơ, vai vế, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác… giữa họ.