Phân tích truyện ngụ ngôn tiêu học

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Thiên chức của văn chương là hướng thiện con người. Điều này thì ai cũng biết. Cũng thế, khả năng của văn chương là định hình những ý tưởng mơ hồ, bồng bềnh trong tâm trí, ám ảnh suốt bao năm mà ta chưa thể cắt nghĩa hoặc khuôn nó thành một diện mạo cụ thể. Điều này thì ai cũng biết. Lại nữa, hình thể của văn chương không phải bất biến, sẽ luôn thay hình đổi dạng, sẽ luôn tái sinh. Nhà văn khai sinh ra tác phẩm, ban cho nó hình hài, khả năng tồn tại còn ngươì đọc thì giúp nó hình thành, bộc lộ tính cách. Khả năng tồn tại của văn chương muôn đời vẫn là niềm tri âm, tri kỉ ấy. Điều này thì ai cũng biết. Nhưng dẫu mọi quan điểm, lí thuyết văn học đã trở nên dễ hiểu với tất thảy mọi người thì tác phẩm trở nên nhàm chán, không đọc cũng biết nó nói gì. Quan niệm như thế thật là sai lạc. Văn chương đích thực sẽ mãi mẫi luôn mới, tựa khóm hồng kia chỉ bấy nhiêu sắc màu hương vị, nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn lay động lòng ta, khiến ta bồi hồi day dứt. Trái đất muôn đời vẫn chỉ bấy nhiêu đất đá, sông biển nhưng diện mạo của nó huy hoàng hơn bởi các kĩ sư biết biến các vật liệu vô tri kia thành những chất liệu kết dính để dựng lên những kim tự tháp, những đền đài miếu mạo, những toà cao ốc sừng sững vươn trời xanh. Thái độ của chúng ta với văn bản văn chương cần giống với thái độ của các kĩ sư kia: Phải sáng tạo, phải xử lí chất liệu văn chương , xâm nhập vào cõi huyền diệu, dựng nên những hình hài nghệ thuật mới của riêng mình. Tác phẩm văn chương, một khi đã khẳng định được sự tồn tại thì bao giờ cũng phải chuẩn bị cho mình một khả năng độc đáo, một phương diện khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Thông thường người ta gọi đó là nét đặc trưng hay sự cá biệt của tác phẩm. Có tác phẩm cốt truyện rất hay, có tác phẩm thì lời kể điêu luyện, có tác phẩm thì nhân vật độc đáo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải phát hiện ra đặc trưng của từng thể loại, điểm sáng của từng văn bản để sau khi học xong tác phẩm học sinh phải trả lời được câu hỏi: Cái còn đọng lại trong tâm hồn là gì? Nếu học xong một kiệt tác mà chẳng thấy hay ho, chẳng nhớ được gì thì coi như việc học đã thất bại. Điều đó không chỉ dành riêng cho những văn bản hiện đại với nhiều tình tiết hấp dẫn mà ngay cả với văn học dân gian cũng vậy. Mỗi cảnh vật, mỗi con người trong truyện cổ dân gian đều gần gũi, thân thiết với đời sống tâm hồn của người dân Việt Nam. Mỗi truyện đều có sắc thái. ý vị riêng của nó. Đọc hàng trăm truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, ta cũng nhận thấy một ý tưởng cuối cùng là cái xấu phải bị trừng trị, cái đẹp phải lên ngôi. Đọc những câu chuyện cười thì phải có yếu tố gây cười, có khi thì hả hê, sảng khoái, khi thì đả kích, chua cay. Gấp trang sách về truyện ngụ ngôn lại, bao giờ cũng là những suy ngẫm về những bài học luân lí ở đời. Như vậy dạy truyện ngụ cũng như dạy các loại truyện khác, cần phải bám vào đặc trưng thể loại, cần phải hiểu đằng sau mỗi câu chữ ấy là một thái độ gì. Vậy dạy truyện ngụ ngôn như thế nào để đạt hiệu quả cao, đó chính là vấn đề tôi muốn đề cập đến trong đề tài này. IV. Đóng góp mới về lí luận và thực tiễn Khi dạy văn trong nhà trường, giáo viên thường dạygiảng thơ hơn giảng văn bởi nhiều yếu tố: Giọng giảng, vốn hiểu biết, sự kết hợp giữa các yếu tố nghệ 1 thuật làm toát lên nội dung. Muốn giảng một bài thơ hay giáo viên cần chọn từ ngữ, hình ảnh, các điểm sáng về nghệ thuật trong bài thơ. Nói như thế không có nghĩa là dạy văn dễ hơn. Dạy văn cũng cần chú ý đến ngôn từ, hình ảnh, nhân vật, cốt truyện...Ở những tác phẩm văn học dân gian [ Ví dụ như truyện ngụ ngôn] thì cốt truyện có phần đơn giản hơn, tính cách nhân vật ít phức tạp hơn song cái đích cuối cùng mà người ta muốn hướng tới là một bài học luân lí, một kinh nghiệm sống. Chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được bài học ấy song để nó thấm nhuần vào con tim, khối óc của mỗi con người thì lại là một vấn đề không dễ một chút nào. Vì sao? Vì nếu như người giáo viên dạy sử quan tâm đến những sự kiện, người dạy toán quan tâm đến những con số lạnh lùng thì dạy văn không chỉ cần đến kiến thức mà thêm vào đó là những cảm xúc, là sự rung động của con tim, là sự cảm nhận của tâm hồn. Dạy văn cần đến không khí chất văn trong lớp học, trong mỗi người thầy và trò. Người dạy văn cần phải biết gợi mở ra những điều bí ẩn đằng sau mỗi câu chữ lặng yên trên trang giấy, để chúng lên tiếng, đối thoại với từng học sinh. Người giáo viên dạy văn phải làm sao cho học sinh cảm thụ được cái đẹp của văn chương và cái chất văn ấy thấm nhuần vào cuộc đời mỗi học sinh để các em biết phô diễn cái đẹp ấy trên những trang giấy và trong lời nói hàng ngày. Muốn vậy, người giáo viên phải đam mê đi tìm đáp số cho mỗi bài giảng và phải tổ chức được lớp học, tạo được không khí văn chương, hướng cho các em tự tìm đến bến bờ của sự khám phá và sáng tạo. Nhưng thực hiện nhiệm vụ này không hề đơn giản vì thầy sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian có hạn, số lượng học sinh đông, sự chuẩn bị của học sinh không phải lúc nào cũng chu đáo. Để giải quyết khó khăn này, người thầy phải đổi mới cách soạn, cách dạy làm sao cho hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của mình: Làm thế nào để dạy truyện ngụ ngôn đạt hiệu quả cao. B. PHẦN NỘI DUNG I. Chương I. Tổng quan Truyện cổ tích là một thể loại tự sự tiêu biểu trong văn học dân gian. Truyện ngụ ngôn cũng có hình thức tự sự như truyện cổ tích, nhưng mục đích chủ yếu lại không phải là tự sự. Ngụ ngôn có nghĩa là lời nói có hàm ý. Dụng ý của người đặt truyện ngụ ngôn cũng như của người sử dụng là mượn câu chuyện kể để nói điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo, để điều muốn nói thêm sâu sắc, thuyết phục. Người ta gọi đó là cách nói bằng ngụ ngôn. Nói đến truyện ngụ ngôn, người ta thường hay nghĩ ngay đến tác giả Ê dốp, La Phông Ten ở phương Tây hoặc Trang Tử, Liệt Tử ở phương Đông. Điều đó có cơ sở thực tế. Các nhà tư tưởng đã từ lâu hay dùng thể văn ngụ ngôn để diễn đạt tư tưởng của mình. Với thể văn ấy, các ý niệm trừu tượng có thể diễn đạt một cách cụ thể hơn và do đó dễ phổ cập hơn. La Phông Ten cũng đã nêu rõ lí do khiến cho thể ngụ ngôn có tác dụng đặc biệt trong việc diễn đạt tư tưởng như sau: “ Một thứ luân lí trần trụi làm người ta chán nản, truyện kể làm cho điều luân lí lọt tai cùng với nó”. Vì vậy truyện ngụ ngôn đã được các triết gia, các nhà văn hoá đem dùng từ lâu. Nhưng nguồn gốc của nó vốn từ nhân dân mà ra và nó đã xuất hiện từ thời chưa có chữ viết. 2 Truyện ngụ ngôn là loại truyện chứa đựng trong đó những bài học, những kinh nghiệm sống. Và như vậy truyện ngụ ngôn có hai phần: Phần cụ thể là truyện kể, phần trừu tượng là phần bài học rút ra từ câu chuyện ấy. Rất nhiều truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm mà nhân dân rút ra trong cuộc sống. Những kinh nghiệm này có thể chưa vươn lên thành một ý niệm triết học thực sự, nhưng cũng đã được đúc kết thành những bài học thực sự. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là người hoặc bộ phận cơ thể con người [Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng], cũng có thể là các loài động vật cỏ cây... Nhân vật có thể là rất gần với con người như đồ đạc, dụng cụ cũng có thể rất xa với con người như thần phật, ma quỷ. Tóm lại truyện ngụ ngôn là một vở kịch nhỏ trong đó nhân vật có thể là bất cứ vật gì trong vũ trụ và sân khấu là bất cứ đâu. Trong truyện cổ tích, trên cơ cở những sự kiện có thực trong cuộc đời, yếu tố kì diệu thường chỉ được thêm vào với ý nghĩa bổ trợ, giúp cho việc phát triển tình tiết. Trong truyện ngụ ngôn, cốt truyện hoàn toàn có tính chất tưởng tượng. Người ta có thể tự do- tất nhiên là tự do trong những điều kiện nhất định- đặt bày những sự việc, sắp xếp những tình tiết, miễn là phục vụ cho việc diễn đạt cái ý mà mình muốn ngụ ở trong sự tích. Ở một đất nước có truyền thống thơ ca như Việt Nam, người nông dân có thói quen biểu hiện tư duy và cảm xúc thẩm mĩ bằng hình thức thơ ca. Khi nói đến truyện ngụ ngôn không kể đến những “ truyện ngụ ngôn thực sự mà sâu sắc nữa là khác” được diễn đạt bằng hình thức ca dao. Ví dụ bài ca dao sau: - Cái Cò chết rũ trên cây Cò con mở sách xem ngày làm ma Cà Cuống uống rượu la đà Chim ri ríu rít bò ra lấy phần. Tóm lại, truyện ngụ ngôn là một bộ phận không thể thiếu của văn học dân gian. Với trí tưởng tượng bay bổng , với những bài học sâu sắc, truyện ngụ ngôn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân tộc. II. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu II.1. Từ lối nói hình tượng đến truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn chỉ có thể được hình thành với một trình độ phát triển tương đối cao của tư duy loài người. Lúc đầu, chắc chắn nhân loại không thể sáng tác được truyện ngụ ngôn gồm hai phần tách bạch: sự tích cụ thể và ý niệm trừu tượng. Phân biệt được phần trừu tượng với phần cụ thể là một việc mà người nguyên thuỷ không làm được. Con người nguyên thuỷ sống gần thiên nhiên hơn chúng ta ngày nay. Hơn nữa họ chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi thiên nhiên. Vì công cụ sản xuất còn thô sơ, trình độ sản xuất con thấp kém nên kết quả lao động còn rất ít ỏi. Con người phải vận dụng toàn thể giác quan để kiếm ăn hàng ngày, cũng như để tự vệ. Người ta chăm chú quan sát hình dạng, màu sắc, hơi tiếng, cũng như tập quán sinh hoạt của từng con dã thú. Có thế mới săn bắt được nó hoặc tự vệ trước sự tấn công của nó. Từ sự quan sát đó, người ta đem gắn cho con vật những đặc tính của con người. Người ta tưởng tượng ra thế giới loài vật cũng như thế giới loài người. Thần thoại phát sinh cũng vì lí do ấy một phần. 3 Bên cạnh thần thoại, dần dần các truyện động vật cũng xuất hiện. Truyện kể về các hoạt động của các con vật, những cuộc phiêu lưu của chúng, những cuộc tranh chấp của chúng. Khi xây dựng truyện như vậy, người ta gán cho con vật những suy nghĩ, cảm xúc như con người và vì thế yếu tố tưởng tượng đã được đưa vào nội dung của truyện. Song mặc dù ở những truyện này, các con vật mang tính cách như con người nhưng người ta không có ý định “xã hội” hoá loài vật để nói về loài người. Vì vậy truyện vẫn chưa có tính chất ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là cách nói theo tỉ dụ của nhân dân. Đặc điểm của ngôn ngữ nhân dân là cụ thể và hình tượng. Điều này không những đúng với nhân dân thời nguyên thuỷ mà còn đúng với nhân dân thời sau. Trong ngôn ngữ hình tượng, người ta hay dùng những sự vật cụ thể có đường nét, màu sắc... để diễn đạt những ý niệm trừu tượng. So sánh, ví von là cách nói của nhân dân lao động. Trong ngôn ngữ của nhân dân có biết bao thành ngữ có tính chất ví von như vậy: cao như sếu, nhanh như cắt, thân lừa ưa nặng...Dần dần cách nói ví von bằng hình tượng ấy kết hợp với truyện động vật phát triển thành truyện ngụ ngôn. Ví dụ thành ngữ “ Cáo mượn oai hùm” kết hợp với những truyện động vật về con cáo giảo hoạt, về con hùm dũng mãnh mà ngu ngốc, là cơ sở sản sinh truyện ngụ ngôn “cáo mượn oai hùm”. Truyện này mượn truyện loài vật để nói về con người. Như vậy, truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sản sinh trong quá trình phát triển tất yếu của trí tuệ nhân loại . Lúc đầu nó chỉ có ý nghĩa giáo dục là chủ yếu, đến khi xã hội có giai cấp thì truyện ngụ ngôn được xem như là một vũ khí để chiến đấu của nhân dân lao động. II.2. Đặc trưng của thể loại truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là loại truyện ngụ ý, nói bóng gió, mỗi truyện có thể coi là một ẩn dụ. Truyện thường mượn một nhân vật có thể là con vật, đồ vật, cây cối [ có khi là con người], để ám chỉ con người, nhằm nêu lên một bài học luân lí, một kinh nghiệm sống. Vậy truyện ngụ ngôn có những đặc trưng gì? a. .Truyện ngụ ngôn là loại truyện mượn chuyện này để nói chuyện kia, mượn truyện loài vật, đồ vật để nói chuyện con người. Có thể nói, những truyện “vay mượn” nhân vật là con vật xuất hiện sớm hơn cả. Chúng thể hiện sự kế thừa giữa các thể loại sáng tác dân gian – ở đây là sự kế thừa giữa truyện ngụ ngôn và thần thoại về các con vật. Tuy nhiên giữa hai thể loại có sự khác biệt sâu sắc : thần thoại thì nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc các loài, những đặc điểm tự nhiên trong cấu tạo hình thể, màu sắc...của các loài, trái lại truyện ngụ ngôn không cần quan tâm lắm đến những “ đặc điểm giống loài” càng không “đặt vấn đề” suy ngẫm về chúng mà chỉ mượn con vật để ám chỉ con người. Sở dĩ như vậy vì “ Nói ngay hay trái tai”, trò đời xưa nay vẫn thế ! Cứ đem một sự thực chần chẫn ra mà dạy đời, dạy người có phần hơi ép uổng và không được dễ dàng. Những lời giáo huấn ai chẳng quý hoá, chẳng khâm phục song nó vẫn như còn treo cao, còn để xa, không được thíêt tha gần nhân tâm cho lắm. Nghiêm trang dạy đạo đức là một cách khác, vui cười hể hả mà dạy đạo đức lại là một cách khác, và cách sau đem so với cách trước, có phần hiệu qủa hơn. Viên thuốc để chữa bệnh còn phải bọc vỏ ngoài như viên 4 kẹo cho đẹp thì mới dễ khiến người ta nuốt, hỏi rằng chân lí, bài học muốn cho dễ thấm thía vào tâm linh người ta sao không lựa chọn một con đường nào dễ đi nhất? Nhiều khi cha không đủ làm gương cho con, anh không thể dạy nổi em, thầy không tận từ giáo hoá được học trò. Cách trực tiếp dùng đã không xong, người làm cha, làm anh, làm thầy mới phải dùng đến cách gián tiếp, nghĩa là đem cái ý này gửi vào lời kia, đem cái tư tưởng của mình mà mượn người khác, mượn loài vật, cây cối...dẫn ra cho đắc lực. Vì thế mới nói: Ngụ ngôn chính là mượn chuyện này để nói chuyện khác. Và đây cũng chính là tiêu chí để phân biệt truyện ngụ ngôn với các truyện khác. Bởi trong thực tế, có những truyện khiến chúng ta khó phân loại: không biết xếp nó vào đâu trong ba thể loại truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích. +Ví dụ như truyện “Thầy bói xem voi” nhiều người cho đó là một câu chuyện cười vì cách xem voi của năm ông thầy bói, mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của cơ thể con voi nhưng lại cho rằng đó là hình thể của cả con voi. Mâu thuẫn chính là ở chỗ đó: mỗi anh đều nói đúng sự thật nhưng đồng thời đều nói sai sự thật. Tiếng cười càng giòn giã khi các ông thầy bói xoay ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Tuy vậy, nghĩ cho kĩ thì câu chuyện này nhằm phê phán những kẻ chỉ biết căn cứ vào nhận xét chủ quan của mình mà nhận xét sự vật đồng thời đưa ra bài học là khi xem xét sự vật cần xem xét một cách toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan. Như vậy trong câu chuyện trên, tuy nhân vật là con người nhưng tác giả đã mượn chuyện này để nói chuyện kia, mượn hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện, nhưng mục đích là hướng đến một bài học kinh nghiệm sống. Đây là đặc trưng rất riêng của truyện ngụ ngôn. Điều này khác hẳn với các loại truyện khác. b. Mục đích cao nhất mà truyện ngụ ngôn phải đạt đến, như trên đã nói, là đưa ra một bài học triết lí về xã hội và loài người. Truyện cổ tích kể về bản thân những mâu thuẫn của xã hội và con người. Truyện ngụ ngôn không nhằm dựng lại những bức tranh về xã hội và con người như thế. Cốt truyện ngụ ngôn chỉ gồm một số sự kiện nghệ thuật được lựa chọn nhằm làm sáng tỏ một bài học triết lí đã được định sẵn từ trước. Chính do cả truyện là một ẩn dụ nên bài học triết lí được thể hiện không phải bằng những lời lẽ khô khan mà bằng hình tượng nghệ thuật. Có như thế bài học mới dễ đi vào lòng ngươì hơn: Cứ nói thuần luân lí thì dễ sinh lòng chán nản Có mượn truyện kể ra thì luân lí mới trôi chảy Việc nhằm đưa ra một kinh nghiệm sống là một mục đích rất riêng của truyện ngụ ngôn. Điều này khắc hẳn với mục đích của truyện cười hay truyện cổ tích. ở truyện cổ tích mục đích của nó là thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự bất công cvới sự công bằng. Truyện ngụ ngôn có thể gây cười, có thể không song truyện cười thì nhất thiết phải gây cười, đây vừa là phương tiện vừa là mục đích của truyện cười. Ví dụ: Truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân 5 xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. Còn truyện Treo biển lại khác, người đọc không thể không bật cươì khi mục đích của anh chủ cửa hàng là treo biển lên để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tiếp thị khách hàng. Nhưng cuối cùng kết quả là gì? Từng chữ, từng chữ bị bớt đi, cuối cùng tấm biển cũng cất nốt. Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về cái tên biển cũng làm theo, truyện nhằm tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác. Riêng truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng lại có ý nghĩa khác. Mượn chuyện một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ toàn những con vật bé nhỏ, mỗi khi nó cất tiếng kêu làm các con vật kia hoảng sợ , vì thế nó nghĩ mình là chúa tể muôn loài và bầu trời chỉ bé bằng cái vung. Một ngày kia nó được ra ngoài, theo thói cũ, nó nghênh ngang đi lại khắp nơi và cuối cùng bị một con trâu giẫm bẹp. Mượn truyện con ếch để ám chỉ một cách kín đáo tế nhị một bộ phận những người có hiểu biết nông cạn mà vẫn huyênh hoang, kiêu ngạo. Từ câu chuyện con ếch, nhân dân muốn khuyên chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo, hợm mình. Đồng thời khi môi trường sống thay đổi thì góc nhìn, tầm nhìn cũng có sự thay đổi, vì thế chúng ta luôn học tập để mở mang tầm hiểu biết của mình. Như vậy, mỗi truyện ngụ ngôn đều có hai phần: Phần cốt truyện và phần bài học rút ra. Phần cốt truyện chỉ là phương tiện, phần bài học ra mới là mục đích cuối cùng. Khi dạy truyện ngụ ngôn, cả người dạy và người học nhất định phải làm được điều ấy. c. Ngoài hai đặc trưng trên, ta thấy truyện ngụ ngôn còn là sản phẩm của trí tưởng tượng. Hơn cả truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố tưởng tượng. Nhưng không giống như truyện cổ tích, sự tưởng tượng phải chịu sự hướng dẫn của lí trí. Người ta cũng để cho trí tưởng tượng tha hồ bay bổng: cho chim biết nói, cho cây biết đau, cho vật biết suy nghĩ. Song sự tưởng tượng này cũng phải dựa trên sự quan sát thực tế. Cái khó của truyện ngụ ngôn chính là ở chỗ này. Làm sao cho từng con vật tiêu biểu cho một hạng ngươì nhất định. Trong ngụ ngôn của ta, con Dơi được xem là tiêu biểu cho hạng người hai mặt, phải cũng được, trái cũng được, lợi dụng sự nhập nhằng để trốn tránh trách nhiệm tuỳ theo từng trường hợp. Sở dĩ như vậy vì con Dơi cứ bề ngoài mà xét thì là loài nửa chim, nửa thú, nhập vào loài có cánh cũng được, nhập vào loài có vú cũng được. Hay trong truyện Thầy bói xem voi, dựa trên thực tế những người mù không nhìn thấy sự việc, thường hay dùng tay để cảm nhận thay cho dùng mắt để quan sát. Chính vì thế cả năm thầy bói, không ai nói đúng hình thù của con voi. Như vậy sự tưởng tượng trong truyện ngụ ngôn vẫn phải phục tùng những điều kiện nhất định. Sự tô vẽ của óc tưởng tượng chỉ làm cho bài học, sâu sắc hơn, thấm thía hơn. Người nghe truyện ngụ ngôn không mong đợi phải là một kết thúc có hậu như truyện cổ tích mà người ta chờ đợi một bài học nào đó sẽ rút ra. Còn trong truyện cổ tích, sự tưởng tượng nhiều khi có tính chất lãng mạn. Trong cổ tích, yếu tố tưởng tượng được thêm vào với ý nghĩa bổ trợ, bổ sung vào chỗ cuộc đời không thể tiến triển theo ước vọng của nhân dân.. Ví dụ như 6 trong truyện Tấm Cám, nhân dân muốn kẻ ác phải bị trừng trị, người hiền lành sẽ được hưởng hạnh phúc song trong thực tế xã hội cũ, một người như Tấm khó có thể thắng hai mẹ con Cám. Thế là nhân dân tưởng tưởng ra cảnh Bụt xuất hiện, trợ giúp Tấm. Có thế cái thiện mới chiến thắng cái ác, ở hiền thì mới gặp lành. Điều đó thể hiện đúng ước vọng của nhân dân. II.3. Nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn. a. Truyện ngụ ngôn phản ánh cuộc đấu tranh xã hội Truyện cổ tích cũng phản ánh cuộc đấu tranh xã hội. Song mâu thuẫn ấy được thể hiện rõ ràng hơn, rộng lớn hơn, từ những mối quan hệ trong gia đình như anh em, chị em, dì ghẻ với con chồng, giữa những người lao động hiền lành với những kẻ độc ác...Trong chủ đề phản ánh mâu thuẫn và cuộc đấu tranh xã hội của truyện cổ tích, ta thấy một cái nhìn đầy thương cảm, nâng đỡ và tin cậy của nhân dân với những con người nhỏ bé có cảnh ngộ trớ trêu. Đằng sau cái nhìn đó là tinh thần phản kháng, là tấm lòng nhân đạo của nhân dân. Truyện cổ tích cho ta thấy , trong cuộc đấu tranh cho cuộc đời tốt đẹp, có đau khổ mà không buông xuôi, có thất bại mà không đầu hàng, thực trạng có đen tối nhưng ánh sáng của niềm tin vẫn muốn xua tan màu sắc ảm đạm của một cái gì tận thế và trong ánh sáng đó, con người vẫn cố vươn lên. Mặc dù cùng là phản ánh cuộc đấu tranh xã hội nhưng truyện cổ tích thường giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các lực lượng siêu phàm: tiên, bụt. Và trong truyện cổ tích cuộc đấu tranh xã hội đó không phải thông qua một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng nào, ở đây có những con người cụ thể như Tấm Cám, như người anh trong Cây khế. Còn thế giới nghệ thuật của truyện ngụ ngôn là thế giới loài vật. Mối quan hệ giữa các con vật thực ra lại là mối quan hệ giữa những con người. Khi xã hội có giai cấp, có kẻ thống trị và bị trị thì ngụ ngôn bèn được sử dụng như một vũ khí đấu tranh giai cấp. Những câu nói bóng gió, kín đáo, những câu chuyện lí thú giữa người và vật, giữa vật và vật có thể là cái màn che đạy những lưỡi dao, những nhát búa muốn chém phập vào kẻ thù. Điều đó được thể hiện ở rất nhiều truyện. Một con Cọp chỉ giả vờ hối hận về tội sát sinh nên đã tự nguyện ăn chay. Nhờ màn kịch khéo kéo này nó đã chén không biết bao nhiêu con vật hiền lành, cả tin xán gần đến nó. Truyện Con Hổ ăn chay là bức chân dung biếm hoạ vạch trần bản chất giả dối, tính không thay đổi của giai cấp thống trị. Tác giả dân gian đã khôn khéo khuyên người lao động hãy cảnh giác với bọn cầm quyền giả nhân, giả nghĩa, quen thói lừa bịp nhân dân. Truyện Chèo bẻo và ác đưa ra một thái độ sống mạnh mẽ tích cực hơn: Cần tránh xa bọn thống trị gian xảo, độc ác và khi cần, hãy đoàn kết, đánh lại chúng, đó là cách tự vệ tốt nhất của người dân bị áp bức. Còn về truyện cười, không phải là loại truyện được đặt ra để giải trí đơn thuần, càng không phải những viên thuốc an thần khiến con người có khổ, quên khổ, có thù, quên thù. Đằng sau tiếng cười là những suy nghĩa hết sức nghiêm túc, có ý nghĩa sâu sắc. Không cần dùng lí luận đao to búa lớn, chỉ bằng những tiếng cười đủ cung bậc, truyện cười cũng là tiếng nói khuyến khích người ta dám coi thường nền thống trị phong kiến hiện hành. Cái cười một khi đi vào quần chúng sẽ biến thành sức mạnh vật chất thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh. 7 Như vậy, nếu nói về việc phản ánh cuộc đấu tranh xã hội thì cả ba loại truyện: truyện cổ tích, truyện cươì, truyện ngụ ngôn đều thể hiện nội dung trên. Song ở mỗi thể loại có cách thể hiện riêng của mình. b. Truyện ngụ ngôn nêu ra những bài học triết lí, những kinh nghiệm sống. Như trên đã nói, đây là mục đích cuối cùng của truyện ngụ ngôn. Những bài học mà truyện ngụ ngôn nêu ra có liên quan đến lĩnh vực nhận thức. Truyện ngụ ngôn thường dẫn người ta đến nhận thức đúng đắn bằng cách nêu ra những tai hại do nhận thức sai lầm gây nên. Đó là cách chứng minh bằng cách phản chứng rất độc đáo, giúp bài học đến với người nghe một cách tự nhiên, người nghe không có cảm giác bị áp đặt mà tự rút ra bài học cho mình. Truyện Phù du và đom đóm đã phê phán cách nhìn sự đời một cách chủ quan, chật hẹp, kinh nghiệm chủ nghĩa của con Phù du: Kiếp sống của nó quá ngắn, từ lúc nở ra cho đến lúc chết chưa hết một ngày, bởi vậy nó chưa hề thấy Mặt Trời lặn và bóng đêm ập xuống. Nhưng nó lại lấy kinh nghiệm hạn hẹp và chủ quan ấy thay thế chân lí khách quan và vĩnh cửu là có ngày và đêm. Con Đom Đóm bị mắng mà cam chịu bỏ đi vì nó hiểu rằng đối với “ hạng người” nhận thức hạn hẹp, chủ quan, bảo thủ với kinh nghiệm nghèo nàn của bản thân như thế thì không có khả năng tiếp nhận chân lí khách quan. Trong mỗi chúng ta, trên bước đường trưởng thành về nhận thức đều phải cảnh giác với “ một con phù du” như thế ẩn sâu trong mình. Còn trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, xuất phát từ nhận thức sai lầm về sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể con người, các thành viên đó đã ganh tị lẫn nhau dẫn đến ai cũng mệt mỏi và hậu quả không ai khác là mình phải gánh chịu. Truyện nhằm nêu ra một bài học: trong tập thể mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau, tôn trọng công sức của nhau. Cũng chính vì đặc trưng của truyện ngụ ngôn là đưa ra một bài học, một kinh nghiệm sống cho nên khi dạy truyện ngụ ngôn, một điều quan trọng là phải gắn với giáo dục thực tiễn. Sau khi tìm hiểu các sự việc, giáo viên cho các em liên hệ với thực tế đời sống và rút ra bài học cho bản thân. Ví dụ khi dạy Bài Chân, tay, tai, Mắt, Miệng, học sinh liên hệ với thực tế trong lớp mình xem có những hiện tượng đó không, nếu có thì phải làm thế nào, từ đó em rút ra bài học gì về tinh thần đoàn kết trong tập thể. Hay trong truyện ếch ngồi đáy giếng, khi dạy bài này, giáo viên phải cho học sinh liên hệ với trường mình, lớp mình, bản thân mình, phải thấy được mình luôn luôn phải mở mang tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan kiêu ngạo vì đi một ngày đàng học một sàng khôn, hơn nữa kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình... II.4. Nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn - Truyện ngụ ngôn biểu hiện tư tưởng bằng cách nói ẩn dụ. Ẩn dụ ở đây có khi là cả một câu chuyện chứ không phải một hình ảnh. Những con người, sự việc, sự vật trong câu chuyện đều có ngụ ý riêng của nó. + Ví dụ trong truyện Đeo nhạc cho Mèo, câu chuyện làng chuột họp bàn chuyện chống lại Mèo chẳng qua là chuyện họp làng ở nông thôn ngày trước với những nét tiêu biểu: + Quyền ăn, quyền nói thuộc về các vị chức sắc 8 + Các vị chức sắc đã phán thì dân chỉ có việc “phục là chí lí” “đồng thanh ưng thuận” + Việc nặng nhọc, khó khăn nguy hiểm nhất, đùn đẩy thế nào thì cuối cùng vẫn rơi vào anh thấp cổ bé họng. + Sáng kiến đeo nhạc cho Mèo chỉ là thứ ý tưởng viển vông, về lí thuyết thì có vẻ hay ho nhưng trên thực tế thì không áp dụng được. Nó cũng ám chỉ cả những người chỉ có mớ lí thuyết suông, vào thực tế thì không được việc gì. - Nghệ thuật nhân hoá: trong truyện ngụ ngôn, không ít các con vật, loài vật được nhân hoá. Chúng có suy nghĩ, nói năng, hành động như con người. + Ví dụ trong truyện Hươu và Rùa, thành công của nghệ thuật nhân hoá ở đây là chọn hai con vật có những nét đối lập nhau: Hươu cao, to, khoẻ, chạy nhanh. lại sống trên cạn; Rùa nhỏ bé, chận chạp, lại sống dưới nước. Để cho hai con vật có những nét tương phản ấy kết bạn với nhau thì bài học giáo dục tình người mới thấm thía. Hay trong truyện ếch ngồi đáy giếng, ếch cũng có những suy nghĩ, cảm nhận, hành động thái độ như con người. Đó còn là một hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, thái độ nghênh ngang, kiêu ngạo của ếch chỉ có thể là thái độ của con người, của một kẻ chủ quan, kiêu ngạo. Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ ở đây có tác dụng làm cho câu chuyện thêm sinh động và bài học triết lí về cuộc sống càng thêm sâu sắc, thấm thía. - Ngoài nhân hoá ra, truyện ngụ ngôn cũng sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: Khi bắt gặp những hình ảnh so sánh này, giáo viên nên cho học sinh phát hiện và chỉ ra sự độc đáo của những hình ảnh so sánh đó, từ đó mới thấy được trí tưởng tượng của nhân dân ta phong phú đến nhường nào. +Ví dụ: Truyện Thầy bói xem voi, những hình ảnh so sánh như : + sun sun như con đỉa + chần chần như cái đòn càn + bè bè như cái quạt thóc +sừng sững như cái cột đình + tun tủn như cái chổi sẻ cùn - Vì là chủ yếu mượn truyện cây cối, đồ vật để nói chuyện con người cho nên truyện sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng. Nhưng như trên đã nói, óc tưởng tượng tuy có một phạm vi rộng lớn song vẫn phải phục tùng một số điều kiện nhất định. - Truyện ngụ ngôn thường làm tăng sức thuyết phục người đọc bằng cách sử dụng thủ pháp châm biếm, cụ thể là các vai có hành vi trái ngược với điều người ta muốn răn dạy. Nhưng dạy truyện ngụ ngôn, không nên quên rằng mục đích của thể loại này không nhằm gây cười. Chẳng hạn như truyện Thầy bói xem voi, học sinh tất nhiên cười cả năm ông thầy bói nhưng giáo viên cần gợi ý tiếp để học sinh từ cái cười đó nhận ra với niềm thích thú điều mà năm ông thầy bói “phản diện” này dạy cho mình. - Trong truyện ngụ ngôn, thiên nhiên được miêu tả một cách đơn giản và súc tích. Trong truyện ngụ ngôn, vạn vật đều có linh hồn. Tác giả dân gian khi sáng tác trutyện ngụ ngôn không bị ảnh hưởng của quan niệm vạn vật hữu linh, nhưng từ những vật vô tri, vô giác đến những loài chim, loài thú, một mặt tuy 9 vẫn giữ được đặc tính của chúng, một mặt lại được gắn thêm tính cách nhân laọi. Truyện ngụ ngôn kết hợp lối cảm nghĩ ngây thơ của trẻ con với lối nhìn nhận tinh vi sâu sắc của người lớn. Tất cả những điều đó làm cho truyện ngụ ngôn có tính chất hấp dẫn với mọi lứa tuổi. - Trong nghệ thuật truyện ngụ ngôn, không thể không nói đến tính kịch. Thường mỗi truyện ngụ ngôn là một vở kịch nhỏ. Trong vở kịch ấy, mâu thuẫn giữa những hoàn cảnh, sự việc, tính cách nhân vật thường được thể hiện rõ nét. Tình tiết truyện ngụ ngôn thường đơn giản nhưng không thể thiếu những sự chuyển biến đầy kịch tính. + Ví dụ như truyện Thầy bói xem voi tính kịch chính là ở chỗ các thầy bói đánh nhau toác đầu chảy máu. Nhờ tính kịch này mà câu chuyện trởt hành điển hình cho cách nhìn nhận việc một cách chủ quan, phiến diện. Từ đó mới có thành ngữ “ Thầy bói xem voi” II.5. Các bước phân tích truyện ngụ ngôn Trong khi phân tích truyện ngụ ngôn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện đúng trình tự các thao tác sau: a.Tìm hiểu nghĩa đen của truyện b. Tìm hiểu nghĩa bóng của truyện c.Suy ngẫm về bài học ngụ trong câu chuyện d. Nhận xét về nghệ thuật câu chuyện Ngay trong tiết đầu của phần truyện ngụ ngôn, giáo viên cần giải thích cho học sinh về nghĩa đen và nghĩa bóng của truyện: Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài, nghĩa bóng là nghĩa sâu kín. Nghĩa đen của truyện ngụ ngôn là nghĩa của chính câu chuyện kể, được coi là “phần xác”, của truyện, nghĩa bóng là ý tứ sâu kín gửi gắm trong đó, được coi là “phần hồn” của nó. - ở truyện ngụ ngôn, câu chuyện kể không nhằm thuật lại cuộc đời của một nhân vật nào đó [ như trong cổ tích]. Câu chuyện kể ở truyện ngụ ngôn chỉ gói gọn trong một cảnh đại khái như một màn kịch, ở đó diễn ra hoạt động ở một số vai trong một tình huống cụ thể. Tìm hiểu nghĩa đen của câu chuyện thì học sinh tự tìm được, không khó khăn gì. Giáo viên chỉ cần lưu ý các em phân tích hành động các vai trong tình huống cụ thể và kết cục câu chuyện. Nhưng đến bước tìm hiểu nghĩa bóng thì học sing cần được gợi ý sát hơn. Trước hết, cần giúp học sinh xác định các vai trong truyện ám chỉ những hạng người nào trong xã hội. Từ đó hiểu nghĩa ám chỉ của cả câu chuyện và rút ra ý tứ gửi gắm trong đó. Việc này cũng không mấy khó khăn vì cách nói bằng ngụ ngôn chẳng qua là cách nói bằng ẩn dụ. Có điều ở đây ẩn dụ là cả một câu chuyện, không phải là một hình ảnh. Thêm nữa nói bằng ngụ ngôn cốt để thuyết phục người nghe về điều mình muốn nói qua câu chuyện chứ không nhằm đánh đố họ. - Tuy vậy, bài học trong truyện ngụ ngôn có thể có nhiều lớp nghĩa. Giáo viên chỉ nên chọn lớp nghĩa dễ tiếp nhận đối với học sinh và có nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục tư tưởng và rèn luyện tư duy cho các em. Cùng với việc đánh giá bài học rút ra , giáo viên nên chú ý loại bài tập đòi hỏi học sinh nghĩ ra một vài trường hợp ứng dụng truyện ngụ ngôn vừa học. Đó là cách trắc nghiệm chính xác nhất về mức độ tiếp nhận bài học về truyện ngụ ngôn của các em. 10 - Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn thường được đúc kết thành tục ngữ. Bài học ấy có khi nêu ở ngay đầu câu chuyện, có khi dùng để kết thúc câu chuyện kể. Thường thì tên truyện đã nói được ngụ ý của truyện một cách cô đúc. Điều này chứng tỏ thao tác tìm hiểu nghĩa bóng của truyện nhiều khi rất dễ dàng. Khâu quan trọng nhất của truyện ngụ ngôn chính là tìm hiểu ý nghĩa của bài học, đánh giá suy ngẫm về bài học. Vì ý nghĩa của bài học thể hiện một cách sinh động ở chính câu chuyện kể , cho nên tìm hiểu ý nghĩa của bài học không phải phân tích bài học khô khan “trần trụi” mà phân tích câu chuyện kể với nghĩa bóng của nó. Qua lần phân tích này học sinh mới thực sự được thưởng thức tính chất thú vị của truyện ngụ ngôn. * Ví dụ: Truyện Chân, tay, Tai, Mắt, Miệng a, Tìm hiểu nghĩa đen của truyện - Các vai trong truyện và hành động của chúng: Các vai trong truyện này là các bộ phận cơ thể con người:Mắt, Chân, Tay, Miệng. - Tình huống cụ thể là: Họ vốn mỗi người một việc, sống với nhau thân thiết, bỗng nhiên một ngày học phát hiện ra lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi trong khi họ phải làm việc mệt nhọc quanh năm. Thế là bốn người bảo nhau không làm gì nữa. Kết quả là: Mắt, Chân, Tay, Tai, Miệng đều bị tê liệt; bốn người trên nhận ra chỗ sai của họ, lại làm việc và tất cả lại phục hồi. Từ đó, mỗi người một việc, không ai tị ai nữa. - Nghĩa đen của truyện: mỗi bộ phận của cơ thể người đều có một chức năng riêng. Nếu nó không hoạt động có thể làm tê liệt các bộ phận khác. b, Tìm hiểu nghĩa bóng của truyện - Câu chuyện kể về việc tị nạnh giữa các bộ phận trong cơ thể con người nhằm ám chỉ một khía cạnh của mối quan hệ giữa người với người trong xã hội- đó là sự nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. ở đây, thân thể người được ví như một cộng đồng [ gia đình, đoàn thể, xã hội] trong đó Chân, Tay, Tai...được ví như những cá nhân [ Hoặc đơn vị nhỏ] có quan hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Bài học ở đây chính là cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời cộng đồng; trong một cộng đồng, mỗi cá nhân đều có vai trò riêng và sự hoạt động tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến những cá nhân khác cũng như toàn thể cộng đồng. - Bài học rút ra từ câu chuyện này có ý nghĩa triết lí. Giáo viên cần diễn đạt bài học này một cách dễ hiểu. Tốt nhất là diễn giải bằng ví dụ [ chẳng hạn có thể nói về mối quan hệ giữa cá nhân mỗi học sinh với nhau trong lớp] c, Suy nghĩ về bài học rút ra trong truyện Về lí chung,bài học này là đúng đắn. Bài học này cũng gần với tư tưởng “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Hiểu thật đơn giản, nó là lời khuyên ta không nên tị nạnh, chỉ tính đến công lao của mình mà không đánh giá đúng đến đóng góp của người khác, nhất là khi đóng góp đó âm thầm khó thấy [ Tuy nhiên , nếu suy diễn, chẳng hạn, lão Miệng ví như ông chủ, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay ví như người làm, thì bài học sẽ bị hiểu sai. Giáo viên nên dự phòng trường hợp này để giải thích, nhưng không cần đặt ra cho vấn đề phức tạp. 11 d, Nhận xét về câu chuyện kể Cách chọn vai, dựng truyện tương đối khéo. Quan hệ giữa các bộ phận được chọn để dựng thành các vai khá hợp lí: Chân, Tay, Tai, Mắt ngừng làm việc thì Miệng cũng nghỉ ăn. Miệng nghỉ ăn thì các bộ phận kia cũng...liệt. Cách gọi tên [cô Mắt, cậu chân, cậu tay...] nhất là cách tả các vai khi ngừng làm việc , bị “ hết hơi” khá phù hợp. Nhờ vậy, câu chuyện hấp dẫn được người nghe và đưa ra bài học nhẹ nhàng vào tai họ. II.6. Minh hoạ tiết dạy: Tiết 39- Văn bản Ếch ngồi đáy giếng Trên cơ sở đã tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa, mục đích của truyện ngụ ngôn, sau đây tôi xin minh hoạ bằng một tiết dạy cụ thể: Ếch ngồi đáy giếng ************************** Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 39 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 1. Mục tiêu cần đạt:Bài học giúp HS 1.1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. - Hiểu đựơc nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện. Biết liên hệ truyện với những tình huống thực tế phù hợp. 1.2 .Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện ngụ ngôn, có kĩ năng phân tích tổng hợp. 1.3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức liên hệ so sánh, vận dụng các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh phù hợp. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Gv: Đọc,tham khảo và nghiên cứu tài liệu:Thiết kế bài giảng,hệ thống câu hỏi, hướng dẫn tự học Ngữ văn 6 +Soạn giáo án+sgk,sgv, ,tranh ảnh. - Hs: Đọc bài,chuẩn bị bài chu đáo theo hệ thống câu hỏi sgk.. 3 Phương pháp: Đọc, phân tích, bình giảng, đàm thoại. 4 Tiến trình bài dạy: 4.1 Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 4.2 Kiểm tra bài cũ: ? Nêu ý nghĩa của hình tượng cá Vàng? ? Em có suy nghĩ gì về nhân vật mụ vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?Từ đó em rút ra bài học gì? Gợi ý trả lời: HS phải nêu được: - Cá vàng tượng trưng cho lòng biết ơn,đại diện cho cái thiện, cái tốt. - Tượng trưng cho công lí: trừng phạt kẻ tham lam, bội bạc. - ý nghĩa: Lên án thói tham lam bội bạc của con người, ca ngợi lòng nhân hậu, lòng biết ơn của con người. 4.3.Giảng bài mới: Nhân dân ta đã sáng tạo ra các truyền thuyết để giải thích về các hiện tượng thiên nhiên và xã hội, sáng tạo ra truyện cổ tích để nói về những ước mơ 12 của con người. Ngoài ra nhân dân còn sáng tạo ra những câu chuyện nhằm khuyên răn cách đối nhân xử thế cho mọi người. Đó chính là truyện ngụ ngônmột loại truyện dân gian tiêu biểu của chúng ta. Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Giới thiệu tác giả,tác phẩm. ? Dựa vào kiến thức sgk, hãy nêu khái 1. Tác giả: Nhân dân quát về tác giả, tác phẩm? 2. Tác phẩm: Thuộc thể loại truyện ?Truyện ếch ngồi đáy giếng thuộc loại ngụ ngôn. truyện nào?Em hãy nêu hiểu biết của mình về truyện ấy? -Đó là những truyện mượn truyện của loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó. - Truyện bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa bề ngoài. nghĩa bóng là ý sâu kín gửi gắm trong câu chuyện. ? Theo em nên đọc văn bản này với một giọng điệu như thế nào? [ Đọc theo giọng kể, nhấn mạnh vào các chi tiết tả hành động,cử chỉ, lời nói của nhân vật.] -GV đọc một lần. - Gọi một HS đọc, nhận xét. - Yêu cầu HS kể laị truyện-> nhận xét. ?Hãy nêu hiểu biết của em về các từ: chúa tể, nhâng nháo? ? Văn bản ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng vẫn có hai phần kể về hai sự việc liên quan đến con ếch. Em hãy chỉ ra ranh giới và nội dung của hai phần đó? 3. Đọc,hiểu chú thích. a. Đọc và kể: b. Chú thích:sgk II. Phân tích văn bản. 1.Kết cấu,bố cục: -Bố cục:+ ếch khi ở trong giếng. + ếch khi ra khỏi giếng. ? Với nội dung là kể về cuộc sống của - Phương thức biểu đạt: Tự sự con ếch khi ở trong và ngoài giếng thì PTBĐ của văn bản là gì? ? Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? -Ngôi kể thứ 3, kể theo thứ tự tự Thứ tự kể là gì? nhiên. -GV đọc câu mở dầu. 2. Phân tích. a. Ếch khi ở trong giếng. 13 ? Những câu văn mở đầu cho ta biết điều gì về hoàn cảnh sống của ếch? - GV gợi ý cho HS phân tích các từ chỉ thời gian, không gian, đối tượng: lâu ngày, cái giếng, chỉ vài...bé nhỏ, hoảng sợ. [ VD: Theo em giếng là một nơi như thế nào? ] * Hoàn cảnh sống: - Sống lâu ngày trong một cái giếng. - Xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ. - Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp khiến các con vật khác hoảng sợ. -> Môi trường sống chật hẹp,đơn giản, trì trệ. ? Em có suy nghĩ gì về môi trường sống của ếch? * Suy nghĩ, cảm nhận ? Sống ở trong môi trường như thế, ếch - Tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái có cách nhìn nhận như thế nào? vung. ?Với không gian là một cái giếng, em thấy cách nhìn nhận của ếch đúng hay sai?Vì sao?[Đúng.Sở dĩ ếch nghĩ bầu trời chỉ bé bằng cái vung vì miệng giếng tròn, đáy giếng sâu, từ dưới nhìn lên, không gian trên miệng giếng thật là bé...] ? Thế nhưng trong thực tế có phải như vậy không? Vì sao?[Bầu trời, mặt đất bao la... Sở dĩ ếch có cách nhìn nhận sai như vậy vì ếch chưa bao giờ đựơc ra khỏi giếng...] ?Trong không gian ấy, ếch cảm thấy - Còn nó thì oai như một vị chúa tể. mình như thế nào? Theo em vì sao ếch lại có cảm nhận như vậy?[xung quanh ếch chỉ có các loài vật bé nhỏ, đặc biệt mỗi khi ếch cất tiếng kêu là các loài vật kia hoảng sợ-> Chính thái độ của các cư dân trong giếng đã khiến cho ếch ngộ nhận về mình.] ?Từ suy nghĩ trên, em cảm nhận được ->Hiểu biết nông cạn nhưng lại điều gì trong tính cách của ếch? huyênh hoang, kiêu ngạo. ? Từ câu chuyện của ếch, tác giả muốn ám chỉ một bộ phận người nào trong xã hội? [ Không có hiểu biết nhưng lúc nào cũng ra vẻ ta đây, kiêu ngạo, coi thường người khác.- Đây chính là một trong đặc trưng của truyện ngụ ngôn- mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người] ? Trong cuộc sống, em đã gặp những trường hợp như thế này chưa? Theo em, 14 họ có thành công trong cuộc sống được hay không nếu như họ vẫn giữ tính cách ấy? – HS tự bộc lộ ? Từ cách nhìn nhận của ếch, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa môi trường sống với sự hiểu biết của con người? [ Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết của con người. Sống trong một môi trường chật hẹp dễ khiến cho người ta bị hạn chế trong tầm suy nghĩ. Thế nên nhân dân ta mới có câu “đi một…khôn”. Sự kém hiểu biết của con ếch chính là do nó chưa được đi đâu bao giờ..] -GV: Ếch đã ru ngủ mình trong vương quốc “đáy giếng”không phải một ngày, hai ngày mà là một thời gian dài. Rồi đến một ngày ếch có cơ hội được ra khỏi giếng, ở không gian mới ếch có thay đổi được cách nhìn nhận của mình không->chuyển phần b. ?Nguyên nhân nào khiến ếch ra khỏi giếng? ?Vậy việc ếch ra ngoài là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan? ?Lúc này môi trường sống của ếch có gì thay đổi? ? Thế nhưng ếch có nhận ra điều đó không? Vì sao?[ không nhận ra vì ếch vẫn có thái độ đó] ? Em đánh giá như thế nào về thái độ của ếch? Tại sao ếch lại có thái độ như vậy?[vì ếch tưởng bầu trời vẫn là cái giếng của mình, mọi vật xung quanh vẫn là những thần dân nhỏ bé của mình. Và mình vẫn cứ là một vị chúa tể=>như vậy môi trường đã thay đổi nhưng tầm nhìn của ếch vẫn không hề thay đổi ] ? Kết quả của sự chủ quan kiêu ngạo ấy là gì? ? Em có suy nghĩ gì về kết cục trên? ? Theo em, vì sao ếch lại có kết cục như vậy?[coi thường thế giới xung quanh, sống lâu ngày trong giếng nên không có kiến thức về thế giới bên ngoài...] GV: Cái chết của ếch là một điều không b. ếch khi ra khỏi giếng. - Nguyên nhân:Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài. -Môi trường sống rộng lớn hơn. - Thái độ:+nghêng ngang đi lại… +nhâng nháo nhìn lên… +chẳng thèm để ý… ->Huyênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan. -Kết cục:ếch bị con trâu giẫm bẹp. ->Kết cục bi thảm. 15 tránh khỏi. Đó là kết quả của lối sống kiêu ngạo, chủ quan, không có hiểu biết gì. Đến tận lúc nằm bẹp dưới chân trâu, ếch vẫn không thể hiểu tai họa ấy từ đâu ra và vì sao lại giáng xuống đầu mình. ? Em hình dung nếu thoát nạn, ếch sẽ suy nghĩ như thế nào? Theo em, liệu ếch có thay đổi cách sống không? Vì sao? - HS tự bộc lộ ? Từ câu chuyện của ếch, dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì? - GV: Như vậy, mục đích của truyện ngụ ngôn chính là rút ra cho người ta đến một kinh nghiệm sống. ở câu chuyện này là một bài học về nhân sinh quan... -> Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ thất bại thảm hại. ->Không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường người khác. ->Chịu khó học hỏi để mở mang tầm hiểu biết của mình. ? Em có suy nghĩ gì về bài học ấy? - HS tự bộc lộ: Là bài học sâu sắc với tất cả mọi người, nhất là những kẻ có tính chủ quan, kiêu ngạo.... III. Tổng kết. 1. Nội dung: Từ câu chuyện con ? Em hãy nêu giá trị nội dung, tư tưởng ếch, nhân dân muốn khuyên chúng của truyện? ta không kiêu ngạo,chủ quan, nên cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. ?Truyện thành công bởi những yếu tố 2. Nghệ thuật: nghệ thuật nào? - Trí tưởng tượng phong phú. - Mượn truyện loài vật để nói về _ HS đọc ghi nhớ sgk. truyện con người 3. Ghi nhớ: sgk ? Em hãy tìm câu thành ngữ có liên IV.Luyện tập: quan đến câu chuyện này? - Thành ngữ : ếch ngồi đáy… - GV treo bức tranh vẽ minh hoạ cảnh ếch khi ở trong giếng và ếch khi ra khỏi giếng> HS nhìn tranh kể lại câu chuyện-> Nêu bài học cho bản thân 4.4 Củng cố - Nội dung tư tưởng,chủ đề của văn bản. 4.5 Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. - Nắm được nội dung, tư tưởng, chủ đề của truyện. - Soạn:Thầy bói xem voi. III. Chương III. Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu 1.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra: 16 + Nguyên tắc: Mang tính khách quan, không báo trước, không gợi ý, bàn tán + Nội dung, cách thức tiến hành: Viết phiếu điều tra với những nội dung sau: + Cảm nhận của các em về truyện ngụ ngôn [ thích hay không thích, vì sao] + Trong truyện ngụ ngôn, em thích nhất truyện nào, vì sao? + Khi học về truyện ngụ ngôn, em thấy có khó khăn gì? [ về phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng, bài học liên hệ, tìm những tình huống tương tự...] Sau khi thu thập thông tin, tôi so sánh, đối chiếu cùng với quá trình nhận thức của mình để rút ra kinh nghiệm chung. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Nghiên cứu chương trình SGK + Nghiên cứu tài liệu: sách giáo viên, sách thiết kế, bình giảng + Sưu tầm những câu chuyện ngụ ngôn có dạng tương tự [ nếu có] - Ngoài những phương pháp trên, tôi còn sử dụng những phươngpháp như phân tích tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm. 2. Kết quả nghiên cứu Trong những năm công tác, đặc bịêt khi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6- lớp đầu tiên của khối THCS - tôi đã cố gắng hết mình, suy nghĩ trăn trở để tìm ra cách đi, cách khai thác một tác phẩm sao cho học sinh dễ cảm nhận . Với những cố gắng đó tôi thấy rằng học sinh của tôi có phần hứng thú với môn Văn hơn. Những gìơ dạy của tôi học sinh rất sôi nổi, hào hứng. Đặc biệt các em đã phát huy được tính tích cực, chủ động của mình. Có những em có những phát hiện rất mới mẻ, những những suy nghĩ rất sáng tạo, nhiều khi ngoài cả dự kiến của giáo viên. Có thể các em chưa phải là giỏi hoặc số học sinh giỏi rất ít song ít nhất tôi nhận thấy các em đã bắt đầu yêu thích bộ môn này. Đặc biệt rất thích những câu chuyện ngụ ngôn thấm đượm triết lí nhân gian. Chính sự yêu thích của các em là nguồn động viên, khích lệ để tôi cố gắng hơn, say mê với nghề hơn. Cũng từ đó mà chất lượng giảng dạy của tôi được nâng lên. Cụ thể là: Lớp Giỏi Khá TB Yếu Mặc dù đây còn là một kết quả rất khiêm tốn song đó cũng là một cố gắng rất lớn của một giáo viên vùng sâu, vùng xa như chúng tôi. C. KẾT LUẬN Như vậy, truyện ngụ ngôn không những chứa đựng tư tưởng triết lí mà còn phản ánh cả những quan niệm sống và đấu tranh của nhân dân ta. Nếu như truyện cổ tích nặng về nặng về phản ánh cuộc sống, truyện cười nặng về vạch trần mặt lạc hậu, sai trái của cuộc sống, thì truyện ngụ ngôn nặng về khuyên người ta nên làm gì trong cuộc sống ấy. Tất nhiên không thể phân định ranh giới tuyệt đối giữa nội dung của ba truyện được, vì cả ba truyện đều phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dấn, đều phản ánh cuộc sống lao động và đấu tranh giai cấp của nhân dân. Khi nhận định về nội dung truyện ngụ ngôn có 17 lẽ cần nhấn mạnh vào đặc điểm của truyện là thiên về mặt giáo dục hơn là phản ánh hiện thực. Và đó là chỗ khá nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích. Tóm lại, đối với nhân dân thì truyện ngụ ngôn có tác dụng nhẹ nhàng mà thấm thía. Truyện càng duyên dáng, đậm đà càng có nhiều thi vị. Vì vậy, khi dạy truyện ngụ ngôn chúng ta không chỉ chú ý đến câu chữ, đấy chỉ là phần nổi trên bề mặt của truyện, người ta gọi đó là “phần xác” của nó. Phần quan trọng là “phần hồn”- là cái mà người ta muốn thể hiện một cách bóng gió. Ta phải cho học sinh xác định được con người, sự vật, hình ảnh trong truyện tượng trưng cho ai, cho lớp người nào trong xã hội, sáng tác truyện ngụ ngôn này, người xưa có dựa vào thực tế không, nghệ thuật tiêu biểu của truyện là gì? Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là rút ra được bài học từ câu chuyện ấy. Nếu dạy xong một câu chuyện ngụ ngôn mà cả người dạy lẫn người học không hiểu được ngụ ý câu chuyện thì coi như giờ học thất bại. 18

Video liên quan

Chủ Đề