Ông già noel vào nhà bằng cách nào năm 2024
Chắc hẵn chúng ta không còn xa lạ gì với hình ảnh ông già Noel chui vào ống khói của ngôi nhà, ra khỏi lò sưởi (đang tắt), vào phòng khách và tặng quà Giáng Sinh cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhưng ở Việt Nam thì làm gì có ống khói? (À mà thật ra cũng có nhưng là ống khói nhà bếp, chủ yếu là ở vùng ngoại ô nhỉ!) Vậy Giáng sinh ở Việt Nam, ông già Noel vào nhà bạn bằng cách nào và từ phòng nào? (Nếu bạn nói là từ nhà bếp thì chẳng phải ông già Noel rớt ngay vào nồi lẩu hoặc chảo dầu bạn đang để trên bếp sao?) Ngạc nhiên là chúng tôi đã phát hiện ra ông già Noel xuất hiện ở phòng tắm cơ đấy, đây nhìn hình này 👇 Nếu ông già Noel xuất hiện ở trong phòng tắm…vậy thì theo suy luận logic ông đi theo đường nào vào nhỉ? 🤔 Truyền thống ông già Noel vào nhà qua đường ống khói phổ biến ở nhiều nước châu Âu có tổ chức Giáng sinh. Theo truyền thống ở Bắc Âu, khi chưa có Thiên chúa giáo, thần Odin thường vào nhà qua ống khói và lỗ khói bếp lửa vào ngày đông chí. Truyền thuyết dân gian của người Italia kể lại, một bà già tên Befana thường trao quà cho trẻ em khắp quốc gia này vào đêm trước lễ Hiển Linh (Epiphany Eve), tức đêm ngày 5/1. Tương truyền, Befana là một bà già xấu xí, rách rưới và khó tính (nhưng theo kiểu hài hước) và lúc nào cũng cưỡi cây chổi lượn lờ trên trời. Bà phù thủy này thường chui qua ống khói vào nhà và để lại quà cho các em nhỏ nên bị bụi than phủ khắp người. Người ta chưa từng tận mắt thấy Befana người đời vì quan niệm rằng bà ta sẽ dùng chổi đán trẻ con nếu chúng dám nhìn trộm. Do vậy, cách tốt nhất là để bo bọn trẻ ngủ say vào ban đêm rời mới phát quà. Trong câu chuyện về Thánh Nichlas, vị thánh này ném đồng tiền qua cửa sổ, phiên bản sau đó là chui qua ống khói khi ông thấy cửa sổ bị khóa. Bức tranh Ngày lễ Thánh Nicholas của họa sĩ người Hà Lan Jan Steen cho thấy cảnh nhiều người lớn và trẻ nhỏ ngước lên nhìn ống khói với khuôn mặt háo hức chờ đợi, trong khi một số đứa trẻ chơi đồ chơi vui vẻ. Lò sưởi được coi là nguồn gốc của phước lành. Những người hầu cận của ông già Noel và những vị thánh thần được cho là sẽ mang qua qua chiếc cổng này. Việc ông già Noel vào nhà qua ống khói trở thành truyền thống ở Mỹ một phần nhờ bài thơ “A visit from St.Nicholas”. Khi những truyền thuyết nói trên du nhập vào Bắc Âu từ khoảng năm 1800, câu chuyện về ông già Noel chui qua đường ống khói vào dịp Giáng sinh cũng theo đó mà hình thành. Ông già Noel thường chui qua đường ống khói vào nhà tặng quà Giáng sinh. Ảnh minh họa: ZavtoskiMột điều cần biết là vào dịp Giáng sinh, thời tiết ở châu Âu quá lạnh giá nên người dân không thể mở cửa chính hoặc cửa sổ để ông già Noel đi vào nhà. Đầu thể kỷ XIX (những năm 1800), hầu hết các ngôi nhà ở Bắc Âu đều có những lỗi khói để khói thoát ra ngoài. Các gia đình giàu có mới có lò sưởi và ống khói trong nhà. Thời gian trôi qua, ống khói dần dần thay thế các lỗ khói. Tập tục ông già Noel hay ông già tuyết sẽ đi vào nhà bằng cách chui qua ống khói lò sưởi trở nên phổ biến vì ống khói lúc nào cũng để ngỏ. Vì sao ông già Noel chui qua ống khói mà không bị phát hiện? Theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Exeter (Anh), Thuyết tương đối của nhà vật lý Albert Einstein có thể dễ dàng giải thích cách ông già Noel dùng để tặng quà cho hơn 700 triệu trẻ em trong một đêm mà không bị phát hiện. Nature World News dẫn lời tiến sĩ Katy Sheen – một nhà vật lý tại Đại học Exeter cho hay: "Tới thăm khoảng 700 triệu trẻ em trên toàn thế giới trong một đêm có nghĩa là ông già Noel sẽ phải di chuyển với tốc độ 10 triệu cây số một giờ nếu không muốn bỏ sót bất kỳ em bé nào”. Tiến sĩ Sheen tính toán, các chú tuần lộc cần chở ông già Noel bay với tốc độ khoảng 10 triệu km/h trong 31 giờ để có thể tới thăm tất cả các trẻ em ở tất cả các múi giờ. Tuy ông già Noel thường được biết đến với thân hình to lớn, tốc độ di chuyển nhanh nhưng sẽ bị thu nhỏ theo thuyết tương đối và có thể chui vừa mọi ống khói. Sở dĩ, việc ông già Noel không bị phát hiện khi chui qua ống khói vào nhà tặng quà là do hiệu sứng Doppler – một hiệu ứng ánh sáng bị thay đổi tần số khi phản xạ từ một vật đang di chuyển. Với tốc độ nhanh hơn 200.000 lần so với người đàn ông nhanh nhất thế giới, hiệu ứng Doppler sẽ thay đổi màu sắc của ông già Noel, biến ông từ màu đỏ sang màu xanh lá cây, cuối cùng những hình ảnh về ông già Noel hoàn toàn biến mất. Theo tiến sĩ Sheen, tốc độ cao của xe trượt tuyết có thể làm tan biến sóng ánh sáng phát ra, khiến ông già Noel trở nên vô hình. Bên cạnh đó, những âm thanh được tạo ra bởi ông già Noel quá cao đối với ngưỡng tần số âm thanh nghe được của con người, vậy nên mọi tiếng động tạo ra đều biến mất, chỉ còn không gian hoàn toàn yên tĩnh. Cơ hội duy nhất để chúng ta có thể phát hiện ông già Noel là khi chiếc xe tuần lộc gia tốc phá vỡ tốc độ âm thanh, tạo ra một tiếng nổ. Đinh Kim(T/h) Link bài gốcLấy link https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ong-gia-noel-chui-qua-ong-khoi-vao-nha-dem-giang-sinh-ma-khong-bi-phat-hien-a561016.html |