Ôn thi giao dịch thương mại quốc tế trắc nghiệm

VI/ Ứng dụng của môn Giao dịch thương mại quốc tế trong cuộc sống:

Giao dịch thương mại quốc tế là một học hàn lâm, với những kiến thức hay liên quan đến môn học. Tuy nhiên để có thể làm việc tốt, kiếm được tiền ở những công ty trong thời đại hiện nay, đặc biệt là những vị trí về xuất nhập khẩu bạn nên học thêm về những môn học khác liên quan đến chuyên ngành. Bạn cũng có thể học thêm về Digital Marketing, Data Analysis và Technology,… Tuy không liên quan nhưng Digalyst luôn sẵn sàng giúp bạn bất cứ lúc nào.

Không chỉ dừng lại với những kiến thức xoay quanh tới các môn học ở trường lớp. Các bạn nên tìm hiểu và bổ sung thêm những kiến thức mới, mở rộng để giúp cho công việc sau này của các bạn vì biết đâu bạn thay đổi hướng đi khác. Và Digalyst chúng tôi tự hào khi có thể hỗ trợ các bạn về điều đó. Digalyst là một cộng đồng dành cho sinh viên giới trẻ, sinh viên Việt Nam với mục đích tiếp cận, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và nắm bắt những xu hướng mới về Digital Marketing, Data Analytics, Technology Integration,… trong các lĩnh vực kinh doanh. Tại đây, chúng tôi có những bài dịch vụ về Blog chia sẻ những kiến thức thú vị xoay quanh nhiều lĩnh vực bao gồm Data, Tech, Digital Marketing. Không những thế, chúng tôi còn tạo ra một cộng đồng về Data cho các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này. Qua đó, cùng nhau trao đổi và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm. Nếu các bạn quan tâm, hãy tham gia vào cộng đồng của chúng tôi trên Facebook. Để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn có thể truy cập vào trang Fanpage của chúng tôi, ở đó có rất nhiều điều hấp dẫn đang chờ đón bạn. Digalyst xin chân thành cảm ơn và chúc bạn nhiều điều tốt đẹp!

phê Việt Nam trên thị trường thế giới 

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu cà phê

2.1. Thu nhập của người tiêu dùng 

 Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2019 ước tính tăng 7,31%  so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý I và 6,73% của quý II năm nay. GDP  9 tháng năm 2019 ước tính tăng 6,98%.

11 

(Nguồn: tổng cục thống kê) 

Bảng tiêu thụ cà phê của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 

 Cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Tuy nhiên, ảnh  hưởng của thu nhập tới cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét. Nếu một  hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng cầu của nó,  trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng  sẽ làm giảm cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu. Xét mối tương quan giữa thu nhập  và sản lượng tiêu thụ, có thể nói rằng cà phê là hàng hóa thông thường. Do khi thu nhập tăng kéo  theo cầu về cà phê tăng. 

2.2 Quy mô thị trường và thị hiếu người tiêu dùng  

Dựa vào biểu đồ cho thấy sản lượng cà phê Việt Nam chiếm 13% tổng sản lượng và đứng thứ nhì  trên thế giới chỉ sau Brazil chiếm 40% tổng sản lượng.

12 

Biểu đồ: Sản lượng cà phê thế giới và phần đóng góp của các nước qua các năm 

Tuy nhiên lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia sản xuất cà phê  khác. Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam cho biết, mỗi năm nước ta sản xuất được hơn 1 triệu tấn  cà phê, trong khi mức tiêu dùng cà phê của cả nước chỉ khoảng 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6%  trong tổng sản lượng cà phê làm ra. Theo thống kê, bình quân mỗi người dân ở các nước khu vực  Bắc Âu tiêu dùng 10kg cà phê nhân mỗi năm, khu vực Tây Âu tiêu dùng từ 5 đến 6 kg cà phê/năm,  trong khi đó Việt Nam chỉ đạt 0,64kg mỗi năm. Chỉ tính riêng trong khối các nước sản xuất cà phê  trọng điểm trên thế giới thì mức tiêu thụ nội địa của Việt Nam xếp thứ 19, trong khi “đối thủ”  Brazil dẫn đầu với mức 5,29 kg/người/năm.  

2.3. Giá của hàng hóa có liên quan  

 Các hàng hóa có liên quan chia làm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung  

– Các hàng hóa có thể thay thế cho nhau- tức là nếu không dùng hàng hóa này ta có thể dùng hàng  hóa kia để thỏa mãn một mục đích sử dụng nào đó. Đặc điểm chính của mối quan hệ này là khi giá  của mặt hàng thay thế này tăng lên, thì cầu của các hàng hóa thay thế khác sẽ tăng lên  – Áp dụng với mặt hàng cà phê và các hàng hóa thay thế của nó (trà sữa, trà tắc, các loại nước giải  khát khác…) do mức biến động về giá của các mặt hàng này không lớn nên không ảnh hưởng nhiều  đến cầu cà phê 

– Các hàng hóa có thể bổ sung cho nhau- tức là khi dùng hàng hóa này thì phải dùng cả hàng hóa  kia mới đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Đặc điểm chính của hàng hóa này là nếu tăng giá của một  loại hàng này sẽ làm giảm cầu của loại hàng hóa khác. 

– Áp dụng với mặt hàng cà phê và hàng hóa bổ sung của nó (sữa, trứng, …) Nếu giá của các mặt  hàng này tăng thì lượng tiêu thụ cà phê có giảm nhưng rất ít 

  1. Ảnh hưởng của giá cà phê đối với cung cầu

13 

3.1 Ảnh hưởng của giá cà phê đối với cung 

-Dựa vào bảng số liệu ta có thể kết luận cung co giãn theo giá. Song do cà phê có tính mùa vụ nên  khi giá thay đổi cung không thay đổi tức thời mà chỉ có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi về dài hạn,  khi giá cân bằng cao thúc đẩy tăng cung trong dài hạn dễ đẩy cung vượt cầu làm giảm giá cân bằng  vô tình đẩy nông dân vào cảnh “được mùa, mất giá” 

-Mặt khác, giá cả không thể tác động tức thời lên sản lượng cung ứng như các yếu tố khác như thời  tiết, các chính sách của nhà nước về sản xuất, nên ta có thể kết luận cung cà phê co giãn ít theo  giá. 

3.2 Ảnh hưởng của giá đến lượng cầu cà phê  

– Do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ hiệu ứng El Niño, theo BMI Research sản lượng cà phê niên vụ  2016-2017 giảm 8,5% xuống còn 26,4 triệu bao (60 kg/bao), mức thấp nhất kể từ niên vụ 2011- 2012.Do đó làm giá cà phê tăng làm lượng cầu về cà phê giảm đi. 

– Thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 8/2017 theo xu hướng của thị trường  thế giới. So với tháng trước, giá cà phê các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.000 – 1.100 đ/kg xuống còn  44.000 – 44.700 đ/kg. Dẫn tới hiện trạng các đại lý và các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện vẫn đầu  cơ cà phê chờ thời điểm để bán với mức giá cao hơn. 

 – Theo USDA, giá cà phê trong 6 tháng đầu năm 2018 có xu hướng giảm 1.100 – 1.200 đ/kg so  với năm 2017, làm mức tiêu thụ cà phê tăng lên đạt 2,88 triệu bao trong niên vụ 2017-2018  – Ước tính của Tổng cục Thống kê cho biết năm 2019, do lượng cà phê xuất khẩu giảm, giá cà  phê nguyên liệu tại các vùng sản xuất vì thế cũng giảm, có lúc chỉ còn quanh 30.000 đ/kg so với 

14 

đầu năm chừng 34 – 35.000 đ/kg và thời điểm cuối năm 33.000 đ/kg, do đó làm sản lượng tăng  thêm 100.000 bao so với niên vụ 2018-2019 với mức kỷ lục 30,5 triệu bao. 

Nguồn: MacroTrends 

 Đến đầu năm 2020, do sự ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 tới toàn bộ nền kinh tế thế giới  giá cà phê tuột dốc mạnh. Tuy nhiên, giá cà phê đã bắt đầu tăng vào đầu tháng 3 khoảng 30.500  đ/kg. Dự đoán giá cà phê sẽ tăng trở lại trong năm 2020 bất chấp tác động của virus corona bởi  nguồn cung hạn chế sẽ thúc đẩy giá cà phê dự báo tăng. Theo lý thuyết, tuy giá cà phê tăng sẽ làm  cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng giảm, nhưng do cà phê là một hàng tiêu dùng thiết yếu,  quen thuộc, và được sử dụng hằng ngày, buộc người tiêu dùng phải mua số lượng lớn để tích trữ,  điều này sẽ dẫn đến nhu cầu tăng cao mặc dù giá tăng. 

III>TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀ GIẢI PHÁP TẦM CÀ PHÊ VIỆT 1. Tình hình xuất khẩu cà phê giai đoạn năm 2010 – 2019 

1.1 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2010 

– Tính chung cả năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,17 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch  xuất khẩu đạt 1,73 tỷ USD tăng 1,9 % so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân năm  2010 đạt 1462 USD/tấn. 

– Cho đến 2011, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế  giới chỉ sau Brazil, song để có thể tăng sản lượng xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên  cứu và tìm hiểu những thị trường cà phê truyền thống như EU, Mỹ và những thị trường mới nổi  như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chính sách thu mua và tạm  trữ hợp lý để tránh việc phải bán với mức giá thấp để tránh lỗ và khi có thể tăng giá thì lại hết hàng.

1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2011 

– Theo số liệu TCHQ, 11 tháng năm 2011, cả nước đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 2,4 tỷ  USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 55,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 91,7% kế hoạch  năm. Tính riêng tháng 11, Việt Nam đã xuất khẩu 71,5 nghìn tấn, trị giá 152,5 triệu USD, tăng  123,06% về lượng và tăng 110,47% về trị giá so với tháng trước đó. 

– Nguồn cung hạn chế do giá cao trong giữa vụ cà phê 2010/2011 đã làm cho khối lượng xuất khẩu  cà phê của nước ta trong những tháng gần đây (cuối vụ) luôn ở mức thấp. Tuy nhiên, giá trị xuất  khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước do giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức  cao. Giá xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2011 đạt mức 2.210 đô la/tấn, tăng 51,5% so với  mức giá xuất khẩu bình quân cùng kỳ năm ngoái. 

1.3 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2012 

-Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, XK cà phê trong năm 2012 ước đạt 1,76 triệu tấn với trị giá 3,74  tỷ USD, tăng 40% về lượng và 36% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá cà phê XK bình quân đạt  2.137 USD/tấn. Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 12% thị phần) và Đức (chiếm gần 12% thị phần) vẫn tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị. Đáng chú ý,  thị trường Indonesia có mức tăng trưởng đột biến, gấp 5,6 lần về lượng và giá trị so với năm trước. – Đánh giá về kết quả này, ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt  Nam (Vicofa) cho biết, vào thời điểm đầu năm, điều kiện thời tiết không thuận lợi, cà phê bung  hoa sớm ảnh hưởng đến việc đậu quả. Tuy nhiên, đến tháng 8, có vài đợt mưa tạo điều kiện cho  cây cà phê phát triển. Với yếu tố thuận lợi này, XK cà phê Việt Nam đã đạt mức kỷ lục. Bên cạnh  

đó, cơ chế thương mại và tạm trữ cũng là điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê đạt cao.16 

Biều đồ: Giá cà phê sàn kỳ hạn robusta LonDon và Arabica New York -Theo ông Vinh, tình hình thị trường năm 2012 không còn như trước và DN trong nước tạo được  áp lực khá mạnh. Sự yếu thế của các DN FDI một phần là do sai lầm trong chính sách thu mua.  Khối DN này nhận định rằng, nông dân sẽ bán ra ồ ạt như những năm trước, khi đó, họ mua vào  rồi lại chờ bán lại hưởng lợi nhuận mà không cần XK như trước đây. Thế nhưng, người dân đã dự trữ cà phê tại nhà thay vì ký gửi ở kho tư nhân và giảm lượng bán ra. Việc tăng cường thông tin thị trường tốt đã giúp người dân nắm rõ diễn biến giá cả, từ đó chủ động bán ra để có lợi nhuận cao  nhất. Do làm thương mại tốt hơn nên giá cà phê XK đã được nâng lên. Năm 2012, giá cà phê XK  của Việt Nam chỉ còn trừ lùi 30 USD mỗi tấn so với giá trên sàn giao dịch London và New York.  Trước đây, cà phê XK của Việt Nam thường bán theo giá trừ lùi hơn 100 USD một tấn. Ngoài ra,  chất lượng cà phê được cải thiện nhiều nhờ tăng tỷ lệ hái chín, chuyển sang chế biến ướt và lượng  cà phê chứng chỉ gia tăng cũng đã góp phần nâng giá XK. 

1.4 Tình hình xuất khẩu cà phê 2013 

– Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7  tỷ USD, giảm 24,8% về lượng và 25,9% về kim ngạch. Năm 2013 là năm có sự sụt giảm đáng kể  về lượng xuất khẩu cung như kim ngạch. 

Thế giới dư thừa cà phê 

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành trong tháng 12-2013 ước rằng sản lượng cà  phê toàn thế giới niên vụ 2012/13 là trên 153 triệu bao (60 kg x bao), trong đó nước ta có chừng  28,5 triệu bao, chiếm 18,5%. Nếu chỉ tính riêng robusta, sản lượng toàn cầu là 63,5 triệu bao, nước  ta chiếm tới trên 44%. 

– Tổ chức Cà phê Thế giới (International Coffee Organization-ICO) và USDA đều cho nhu cầu tiêu  thụ toàn thế giới trong năm 2012 chừng 142 triệu bao. Nếu như năm 2013, giả sử tiêu thụ tăng 2%,  thì nhu cầu tối đa quanh mức 145 triệu bao. Như vậy, thế giới thặng dư 8 triệu bao cà phê để chuyển  sang năm mới. 

– Sự dư thừa này làm cung vượt quá cầu, cùng với việc bán ồ ạt cà phê với giá rẻ để giảm lỗ đã  khiến giá cà phê càng sụt giảm mạnh. Để cải thiện tình hình, doanh nghiệp Việt Nam cần tránh bán  ồ ạt giá cà phê, cần có sự điều tiết sản lượng bán ra, để đẩy giá cà phê lên cao trong thời gian tới. 1.5 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2014 

– Khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2014 lên 1,7 triệu tấn và giá trị đạt 3,62 tỷ USD, tăng 33,4%  về lượng và 32,2% về giá trị so với năm 2013.Xuất khẩu café năm 2014 có dấu hiệu hồi phục và  tăng trường là do 

  1. Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  2. Tình hình hạn hán kéo dài ở Brazil, nhất là khu vực Minas Gerais, vùng trồng cà phê trọng  điểm của Brazil gây ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu café của Brazil là cơ hội cho các  đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành trong đó có Việt Nam (nước đứng thứ 2 trong thị trường xuất khẩu café sau Brazil) 
  3. lượng tồn kho có chứng nhận trên 2 sàn New York và London đang giảm mạnh làm tăng  nhu cầu và là điều kiện thuận lợi cho ngành café tăng trường cả về giá cả và sản lượng cung  ứng

17 

⇨ Song hàng xuất khẩu chủ yếu còn là cà phê nhân làm giảm hiệu quả kinh tế và chất lượng  cà phêViệt Nam trên thị trường 

1.6 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2015 

-Theo số liệu thống kê, trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1.341.839  tấn, trị giá 2.674.238.962 USD, giảm 20,63% về lượng và giảm 24,82% về trị giá so với cùng kỳ  năm trước. 

– Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, với 191.644 tấn, trị giá 358.821.179  USD, giảm 22,91% về lượng và giảm 28,63% về trị giá. Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ hai, Việt  Nam xuất khẩu 157.117 tấn, cà phê sang thị trường này, trị giá 313.337.829 USD, giảm 4,91% về  lượng và giảm 13,4% về trị giá. 

– Nhìn chung trong năm 2015, hầu hết các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều sụt giảm  xuất khẩu. Ba thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất là Bỉ giảm 40,72% về lượng và giảm 42,87%  về trị giá; Ấn Độ giảm 35,49% về lượng và giảm 41,18% về trị giá; Nam Phi giảm 45,57% về  lượng và giảm 51,11% về trị giá. 

– Một số thị trường có mức tăng trưởng nhẹ: xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 10,99% về lượng và  tăng 0,63% về trị giá; xuất sang Ba Lan tăng 13,11% về lượng và tăng 8,14% về trị giá; xuất sang  Singapore tăng 51,47% về lượng và tăng 33,31% về trị giá; xuất sang Ai Cập tăng mạnh, tăng  73,36% về lượng và tăng 50,75% về trị giá; xuất sang Campuchia tăng 23,89% về lượng và tăng  24,59% về trị giá. 

– Thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất là Ai Cập tăng mạnh, tăng 73,36% về lượng  và tăng 50,75% về trị giá. 

Thị 

Trường

Năm 2015 

Năm 2014 

Cộng/trừ (%)

 

Lượng  

(tấn)

Trị giá (USD) 

Lượng  

(tấn)

Trị giá (USD) 

Lượng 

Trị giá

 

Tổng 

1.341.839 

2.674.238.962 

1.690.564 

3.556.887.418 

-20,63 

-24,82

Đức 

191.644 

358.821.179 

248.607 

502.741.300 

-22,91 

-28,63

Hoa Kỳ 

157.117 

313.337.829 

165.238 

361.825.622 

-4,91 

-13,4

Nhật Bản 

84.169 

169.559.854 

75.833 

168.504.270 

+10,99 

+0,63

Bỉ 

64.491 

124.280.458 

10.8784 

217.539.494 

-40,72 

-42,87

Ấn Độ 

27.398 

48.662.236 

42.471 

82.736.344 

-35,49 

-41,18

Ba Lan 

15.004 

34.488.812 

13.265 

31.893.929 

+13,11 

+8,14

Ai Cập 

7.905 

13.859.707 

4.56 

9.193.959 

+73,36 

+50,75

Singapore 

3.443 

10.980.911 

2.273 

8.237.273 

+51,47 

+33,31

Nam Phi 

5.832 

10.305.388 

10.715 

21.078.354 

-45,57 

-51,11

Campuchia 

306 

1.364.379 

247 

1.095.134 

+23,89 

+24,59

18 

– Do thời tiết thay đổi, mưa đến sớm khi thu hoạch, cà phê ra hoa không tập trung và thời kỳ cà phê  phát triển gặp hạn hán, nhiều vùng không đủ nước tưới bị mất trắng và những quả còn lại nhân nhỏ ảnh hưởng tới sản lượng. 

– Ngày công lao động và giá phân bón lên cao, người trồng cà phê giảm lượng phân chăm bón. Thứ ba là lượng cà phê già ngày một tăng, năng suất thấp. 

1.7 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2016 

Năm 2016 được xem là một năm thành công của thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam. Theo số  liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,78 triệu tấn với kim ngạch  3,34 tỷ USD, tăng 32,8% về khối lượng và tăng 24,7% về giá trị so với năm 2015. Xuất khẩu cà  phê trong năm 2016 tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, trong đó Đức và Hoa Kì tiếp tục là hai  thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt nam; cụ thể, xuất sang Đức 275.679 tấn (chiếm 14,8%  kim ngạch); xuất sang Hoa Kỳ 237.195 tấn (chiếm 13,5% kim ngạch). Điểm đáng chú ý trong năm  2016 là xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến tăng cao. Một phần do nhu cầu của người tiêu dùng  cao, một phần là nhờ nước ta ký các hiệp định thương mại tự do với EU, Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hàn Quốc… làm giảm mức thuế cà phê chế biến từ 15 – 20% chỉ còn 0 – 5% tạo điều kiện cho  việc xuất khẩu vào các thị trường đã ký FTA trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, trong  năm 2016, diện tích cà phê trên cả nước đã tăng nhẹ trở lại (khoảng 0,3% so với năm 2015), đạt  645.400 ha cũng góp phần làm tăng sản lượng cà phê. 

1.8 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2017 

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2017 cả nước xuất khẩu  1,44 triệu tấn cà phê, thu về trên 3,24 tỷ USD (giảm 19% về lượng và giảm 2,7% về kim ngạch so  với năm 2016). Một trong những nguyên nhân chính khiến sản lượng sụt giảm là do tác động tiêu  cực của hiện tượng El-Nino mạnh nhất trong 2 thập niên qua. Khô hạn, thiếu nước tưới làm cho  năng suất giảm mạnh từ 30 – 70%, thậm chí hàng nghìn héc-ta cà phê ở Tây Nguyên bị mất trắng. 

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, Chủ tịch Công ty cổ phần  Intimex, do hạn hán nên sản lượng cà phê trong nước của niên vụ này dự kiến giảm 20%.

Nông  dân trồng cà phê có xu hướng giữ hàng, hạn chế bán ra với kỳ vọng giá tăng cao hơn, dự kiến  khoảng 50.000 đồng/kg. Nguồn nguyên liệu đang bị thiếu hụt nghiêm trọng sẽ làm cho sản lượng  cà phê xuất khẩu giảm khoảng 30%. 

Không chỉ do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng chặt phá cà phê cũng đã làm cho diện tích  giảm mạnh. Cây cà phê đang bước vào thời kỳ “lão hóa”, năng suất và sản lượng thấp, lợi nhuận  không cao. Trong khi đó, giá hạt tiêu cao và tình trạng trồng xen cây ăn quả như bơ, sầu riêng vào  vườn cà phê đang lan rộng. Những cây trồng này lợi nhuận cao hơn nên nông dân chuyển dần sang  để trồng thay thế cây cà phê. 

1.9 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2018  

– Năm 2018, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,882 triệu tấn, trị giá 3,544 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017. Tháng 12/2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê của  Việt Nam đạt mức 1.794 USD/tấn, giảm 3,8% so với tháng 11/2018 và giảm 10,0% so với tháng  12/2017. Năm 2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 1.883 USD/tấn, giảm  15,7% so với năm 2017.

19 

– Mới đây nhất theo số liệu của Bộ Công Thương vừa công bố thì năm 2018 xuất khẩu cà phê của  nước ta đạt 1,882 triệu tấn trị giá 3,544 tỷ USD tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với  năm 2017, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018/19 giảm khoảng 20% so với dự kiến trước đó  do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu năm 2018 và diện tích trồng cà phê giảm khoảng 6% trong năm  2017 và năm 2018 do chuyển đổi cây trồng (Bộ Công Thương, 2018) 

1.10 Tình hình xuất khẩu cà phê năm 2019  

– Tính chung cả năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt tổng cộng 1.653.265 tấn (khoảng 27,55 triệu bao),  với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,85 tỷ USD, giảm 11,92 % về lượng và giảm 19,28% về giá so với xuất khẩu của năm 2018, chiếm chủ yếu là cà phê Robusta 

– Theo các chuyên gia, thị trường cà phê trong nước vẫn hết sức ảm đạm do hai nước sản xuất cà  phê lớn trên thế giới là Brazil và Indonesia sắp vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng khó khăn  của ngành hàng cà phê sẽ còn tiếp diễn do việc nguồn cung đang cao hơn cầu. – Trong nửa đầu năm nay, Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt  Nam với thị phần lần lượt là 13,2% và 9,8%. Ngoại trừ Philippines có kim ngạch xuất khẩu cà phê  tăng (tăng 26,6%), còn hầu hết các thị trường chính đều có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm  2018. 

– Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, lượng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam  vào Mỹ giảm hơn 10% và giảm tới 24% về trị giá. Trong 10 nguồn cung cà phê lớn nhất cho Mỹ  năm 2018, giá cà phê nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt mức thấp nhất 1.881 USD/tấn. – Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, giá cà phê nhập khẩu bình quân của Hàn  Quốc từ Việt Nam đạt mức thấp 1,8 USD/kg, giảm 11,6% so với cùng kì năm ngoái. 

  1. Một số giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu và sản lượng cà phê Việt Nam

Hiện nay, tuy sản lượng và chất lượng Café Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc, song chủ yếu  lượng xuất khẩu vẫn là café nhân (café thô) chiếm 90% sản lượng, các doanh nghiệp chưa quan  tâm tới các quy trình bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ, bao bì, sản phẩm và cả thương hiệu  làm giảm giá trị, chất lượng và tính cạnh tranh của Café Việt Nam trên thị trường. Dưới đây Một  số giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu và sản lượng cà phê Việt Nam 

Thứ nhất: Cần nâng cao chất lượng cà phê ở khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại 

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kỹ thuật  trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến;  cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa  khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại.  Chính vì vậy, cần triển khai những biện pháp đồng bộ như thu hút các doanh nghiệp chế biến cà  phê đầu tư vào các vùng trồng cây cà phê trọng điểm, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến  khích người dân áp dụng các kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn trong khâu thu hoạch, phơi sấy, phân  loại. Chính phủ cần đẩy mạnh thu hút đầu tư từ nước ngoài về vốn, khoa học công nghệ để xây  dựng các nhà máy chế biến phục vụ cho xuất khẩu.