Olimpic mùa đông 2023 tổ chức tại đâu

Quang cảnh lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022. Ảnh TÂN HOA XÃ

Theo phóng viên  thường trú tại Trung Quốc, lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022 gồm 15 nội dung, trong đó có lễ diễu hành của các đoàn thể thao các nước và nghi lễ thắp ngọn đuốc Olympic. Đây là Thế vận hội mùa đông lần thứ 24, trong đó, Olympic khai mạc ngày 4/2 và bế mạc ngày 20/2, Paralympic khai mạc ngày 4/3 và bế mạc ngày 13/3. Linh vật của Olympic là hình ảnh chú gấu trúc “Băng Đôn Đôn” [tên gọi tiếng Anh là Bing Dwen Dwen] và linh vật của Paralympic là hình tượng đèn lồng “Tuyết Dung Dung” [tên gọi tiếng Anh là Shuey Rhon Rhon]. Kỳ Thế vận hội lần này có 15 bộ môn thể thao thi đấu, với gần 3.000 vận động viên đến từ khoảng 90 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tranh tài ở 109 nội dung, tại 3 địa điểm thi đấu ở thành phố Bắc Kinh, Diên Khánh và Trương Gia Khẩu.

Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022 diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc kiên trì thực hiện chính sách “zero-Covid”, từ ngày 15/1, thành phố Bắc Kinh đã bùng phát đợt dịch mới, khiến chính quyền thành phố đẩy mạnh công tác xét nghiệm trong cộng đồng và kiểm soát các khu vực có nguy cơ cao, nhằm nhanh chóng khống chế sự lây lan dịch bệnh.

Với khẩu hiệu “Cùng nhau hướng tới tương lai chung” [Together for a Shared Future], Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022 là Olympic mùa đông thứ 4 được tổ chức tại châu Á và Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai các kỳ đại hội thể thao thế giới cả mùa đông và mùa hè. Một ngày trước giờ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022, trong bài phát biểu tại phiên họp lần thứ 139 của Ủy ban Olympic quốc tế [IOC], Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Bắc Kinh nỗ lực mang đến cho thế giới một kỳ đại hội thể thao an toàn và ấn tượng. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu rõ, thế giới đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc. Cùng với đại dịch diễn biến phức tạp, nhân loại phải đối mặt những thách thức chưa từng có. Tinh thần Olympic đã thúc đẩy thế giới rèn luyện lòng dũng cảm và nghị lực tiến về phía trước, khuyến khích sự đoàn kết, hợp tác toàn cầu để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ 3, Trung Quốc cam kết tổ chức Olympic mùa đông Bắc Kinh năm 2022 an toàn và xanh. Trong đó, mục tiêu bảo đảm an toàn cho các vận động viên được đặt lên hàng đầu. Theo TTXVN, để bảo đảm mục tiêu “Olympic an toàn”, chiến lược “vòng tròn khép kín” được triển khai. Hàng nghìn nhân viên, tình nguyện viên tham gia công tác tổ chức sự kiện không được ra khỏi khu vực được quy định thuộc phạm vi “vòng tròn khép kín”. Vận động viên, quan chức các đoàn thể thao, cùng phóng viên tham gia đưa tin chỉ được phép đi lại trong khu vực này. Cũng nhằm bảo đảm an toàn trước dịch bệnh, các nội dung thi đấu được tổ chức tại ba trung tâm riêng biệt. Ban tổ chức cũng hủy kế hoạch bán vé cho công chúng, chỉ cho phép khách mời tham dự các sự kiện và theo dõi nội dung thi đấu.

Mục tiêu “Olympic xanh” thể hiện ở việc các địa điểm ở ba khu vực diễn ra các sự kiện sử dụng 100% nguồn điện xanh. TTXVN dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, đặc trưng nổi bật của Olympic mùa đông Bắc Kinh năm 2022 là yếu tố “môi trường xanh” và Trung Quốc đã hiện thực hóa đầy đủ khái niệm “Thế vận hội xanh”. Nguồn điện sử dụng tại các địa điểm thi đấu được lấy từ dự án điện gió ở tỉnh Hà Bắc. Các phương tiện tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch cũng được sử dụng, như xe buýt chạy bằng khí hydro, ô-tô điện hay công nghệ hybrid.

Một điểm nhấn nữa của kỳ Olympic mùa đông lần này là công nghệ. Các khu vực trong và chung quanh địa điểm tổ chức đều được phủ sóng 5G. Các tiện ích tự động hóa được cung cấp, như dịch vụ giao hàng, dọn dẹp; hệ thống robot thông minh được triển khai tại các địa điểm thi đấu và cả các khu danh lam thắng cảnh liên quan nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý và hỗ trợ vận động viên, huấn luyện viên... Nền tảng dữ liệu lớn tại các làng Olympic thu thập thông tin về an ninh, môi trường, mức tiêu thụ năng lượng và nhiều dịch vụ thông minh, nhằm ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp.

Nhân dịp Olympic mùa đông Bắc Kinh năm 2022, Cơ quan Bưu chính Liên hợp quốc [UNPA] phát hành bộ tem mới mang tên “Thể thao vì hòa bình” [Sport for Peace] và đây là lần đầu UNPA triển khai cho một kỳ thế vận hội mùa đông, với mong muốn sự kiện thể thao lần này là cơ hội có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh của thể thao, thúc đẩy bầu không khí hòa bình, phát triển, sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.

Đây là kết quả của quá trình đàm phán, thương thảo quyết liệt của Ủy ban Olympic Trung Quốc [COC] và Ban Tổ chức Asian Games Hàng Châu [HAGOC] với Ủy ban Olympic châu Á [OCA] nhằm tìm kiếm giải pháp cho kỳ đại hội mà số phận đầy ắp sóng gió này.

Theo lịch trình, Asian Games - còn được gọi là Á vận hội hay ASIAD - lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 25-9 tại TP Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Tuy nhiên, hồi tháng 5 vừa qua, trước tình hình dịch Covid-19 tái bùng phát, COC và HAGOC đã phải đề xuất với OCA xin hoãn việc tổ chức kỳ đại hội được đánh giá là sự kiện thể thao đa môn lớn thứ nhì thế giới này, chỉ sau Thế vận hội mùa hè.

Asian Games 19 vẫn được tổ chức tại TP Hàng Châu vào tháng 9-2023. [Ảnh: FRANCE 24]

Hàng Châu nằm cách thành phố lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải chưa đầy 200 km, nơi đã phải chịu đựng một đợt giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng vào đầu năm nay để đối phó với đại dịch Covid-19. Đây là lý do khiến HAGOC không dám mạo hiểm dù trước đó từng tự tin tuyên bố sẽ học hỏi mô hình của Olympic mùa đông Bắc Kinh hồi tháng 2-2022.

Dời hoãn chỉ là một giải pháp, việc tìm ra thời điểm thích hợp để tổ chức Asian Games 2022 mới là thách thức lớn đối với những nhà tổ chức. Bởi lẽ, sau khi hoàn thành việc xây dựng 56 địa điểm thi đấu để phục vụ Asian Games và Asian Para Games, Hàng Châu còn nhận đăng cai nhiều sự kiện thể thao quốc tế khác với lịch trình dày đặc. Sau những lần thương thảo kéo dài 2 tháng qua, OCA thông báo chấp thuận để COC và HAGOC tổ chức Asian Games 2022 từ ngày 23-9 đến 8-10-2023 cũng tại Hàng Châu với tên gọi và biểu tượng không thay đổi.

Với thể thao Việt Nam, việc dời hoãn Asian Games 2022 không làm thay đổi kế hoạch tập luyện, thi đấu của lực lượng thể thao đỉnh cao khi mục tiêu là vươn ra các đấu trường lớn châu lục và thế giới. Ngay sau khi SEA Games 31 vừa kết thúc, Tổng cục TDTT đã bắt tay ngay vào kế hoạch đầu tư cho 30 VĐV trọng điểm để tranh tài ở các kỳ Asian Games. Chỉ tiêu thành tích trước mắt của thể thao Việt Nam là 3-5 HCV, còn về lâu dài, phấn đấu giành 10 HCV ở các môn thế mạnh qua từng kỳ đại hội.

Chủ Đề