Nồng độ beta HCG bao nhiêu thì có thai đôi?

HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormone được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chính vì vậy mà chỉ số định lượng beta HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai hay không. 

Nồng độ beta HCG bao nhiêu thì có thai đôi?

Mục đích của xét nghiệm beta HCG
Nồng độ beta HCG sẽ cho biết:

  • Xác định phụ nữ đã mang thai hay chưa.
  • Xác định số bào thai: Dựa vào nồng độ beta HCG có thể dự đoán được thai phụ mang thai đơn hay đa thai. Ở giai đoạn sớm, khi nồng độ này tăng rất cao so với mức cùng độ tuổi thai thì có thể nghĩ đến đa thai. Cần kết hợp với siêu âm để tăng độ tin cậy.
  • Phát hiện sớm thai ngoài tử cung, phát hiện thai lưu.
  • Phát hiện các bệnh lý liên quan đến tế bào nuôi ở nhau thai hoặc các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng.
  • Dự đoán tuổi thai nhi. 
  • Beta HCG cùng với αFP và E3 là bộ ba xét nghiệm dùng cho chẩn đoán trước sinh đối với bệnh Down và các dị tật bẩm sinh khác như nứt cột sống,…

Nồng độ beta HCG như thế nào thì có thể xác định mang thai?
Nồng độ beta HCG ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và sau mỗi ngày mỗi giờ thì nồng độ này cũng sẽ thay đổi.
Đối với phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ beta HCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính.
Nếu nồng độ beta HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra, theo dõi nồng độ beta HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không.
Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ này sẽ đạt trên 25 mIU/mL. Nồng độ beta HCG cũng sẽ thay đổi theo tuổi thai với các mức tham khảo dưới đây:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/mL
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/mL
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/mL
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/mL
  • 7 – 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/mL
  • 9 – 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/mL
  • 13 – 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/mL
  • 17 – 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/mL
  • 25 – 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ beta HCG vẫn tăng thì đó là một dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu nồng độ beta HCG thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra xem nó có tăng trở lại trong 48 – 72 giờ trong vòng 3 tháng đầu hay không. Nồng độ beta HCG thấp có thể là dấu hiệu người mẹ bị sảy thai hoặc rụng trứng và cũng có thể là thai ngoài tử cung.
Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm beta HCG 
Beta HCG được thực hiện xét nghiệm định lượng trong máu hoặc định tính nước tiểu. Các mẹ bầu sẽ được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng vì lúc này nồng độ beta HCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày.

  • Đối với mẫu nước tiểu: Thai phụ nên lấy nước giữa dòng vào lần tiểu đầu tiên sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Đối với mẫu máu: Thai phụ tốt nhất nên nhịn ăn sáng trước khi lấy máu vào buổi sáng.

Để tránh ảnh hưởng đến kết quả, bệnh phẩm cần được vận chuyển tới đơn vị xét nghiệm để được phân tích ngay trong vòng 2 giờ.
Với đội ngũ Kỹ thuật viên xét nghiệm được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp kết hợp hệ thống máy xét nghiệm đồng bộ sẽ cho kết quả chính xác, thời gian trả kết quả nhanh chóng. Vì vậy, Quý khách hàng có thể an tâm và hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Quốc tế Vinh. 

-------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Xét nghiệm bHCG giúp bạn phát hiện sớm có đang mang thai hay không. Nhưng không phải lúc nào xét nghiệm beta HCG cũng là lựa chọn cần thiết. Nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ sử dụng phương pháp siêu âm qua ngã âm đạo để tìm túi thai, xác nhận thai phụ đã mang thai. Vậy xét nghiệm định lượng beta HCG là gì? Định lượng bHCG có ý nghĩa như thế nào?

xét nghiệm định lượng beta hcg

Xét nghiệm định lượng Beta HCG là gì?

Xét nghiệm định lượng beta HCG là một xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta HCG trong máu hoặc nước tiểu, là một trong những căn cứ để xác định phụ nữ đó có đang mang thai hay không. Điều này giúp chẩn đoán tình trạng có thai sớm thay vì phải chờ đến khi có dấu hiệu rõ ràng của mang thai như: đau ngực, đi tiểu nhiều lần, buồn nôn, đầy hơi, đau lưng, ốm nghén…  (1)

  • Ngay khi trứng thụ thai, bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung, các tế bào của nhau thai tiết ra một loại hormone có tên HCG (Human Chorionic Gonadotropin). HCG ban đầu được sản sinh bởi tế bào trophoblast (lá nuôi) của bánh nhau nên còn được gọi là hormone thai kỳ. HCG cho phép tổng hợp progesterone và estrogen, hỗ trợ nội mạc tử cung, báo hiệu khởi đầu cho quá trình mang thai. Nồng độ HCG thường tăng gấp đôi sau mỗi 48 – 72 giờ, đạt cực đại ở tuần thứ 8 – 10,  sau đó giảm và ổn định trong suốt thai kỳ.
  • Bản chất của HCG không chỉ có vai trò điều hòa quá trình mang thai, kích hoạt các tế bào mầm của bào thai phát triển, trưởng thành mà còn giúp kích thích tiết ra hormone sinh dục, định hình giới tính của thai nhi. Sự xuất hiện của hormone HCG có vai trò ngăn sự rụng trứng theo chu kỳ bình thường để báo hiệu cho tử cung sẵn sàng làm tổ, cơ thể người mẹ chuẩn bị cho một giai đoạn thai kỳ quan trọng, hình thành các phản ứng ốm nghén.
  • Trong cơ thể người, hormone HCG gồm 2 tiểu đơn vị: alpha và beta. Đơn vị alpha HCG có cấu trúc tương ứng với chuỗi alpha của FSH và LH (2 hormone điều hòa, kích thích sự phát triển và chức năng sinh dục của buồng trứng và tinh hoàn). Do đó, chỉ còn tiểu đơn vị beta của HCG mới có cấu trúc riêng, biệt hóa cho hormone HCG. Do đó bác sĩ  muốn tìm nồng độ hormone HCG thì chỉ cần xét nghiệm bHCG. Định lượng hormone beta HCG là cơ sở định lượng hormone HCG.

Xét nghiệm bHCG với mục đích gì?

Xét nghiệm định lượng bHCG được thực hiện dựa trên bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu của người bệnh. Đây là kỹ thuật xét nghiệm dễ thực hiện, diễn ra nhanh chóng, cho kết quả chính xác vì ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch.

Xác định đậu thai

  • Với ý nghĩa quan trọng nhất của xét nghiệm nồng độ beta HCG là chẩn đoán có thai từ khi rất sớm, kể cả khi thai phụ chưa có dấu hiệu chậm kinh. Điều này càng ý nghĩa với các cặp vợ chồng hiếm muộn vừa trải qua quá trình thực hiện hỗ trợ sinh sản, đang ngóng trông có em bé. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nồng độ beta HCG ở người vợ để kiểm tra có thai hay không.
  • Thậm chí, dựa vào nồng độ beta HCG, bác sĩ có thể dự đoán được một người mang thai đơn hay đa thai. Ở giai đoạn sớm, khi nồng độ HCG tăng rất cao so với mức cùng độ tuổi thai thì có thể nghi ngờ đa thai nhưng phải kết hợp với siêu âm thai thì bác sĩ mới kết luận được vấn đề này.
  • Xét nghiệm nồng độ beta HCG còn phát hiện sớm thai ngoài tử cung, thai chết lưu nhưng cần kết hợp với siêu âm thai để biết chính xác, tầm soát hội chứng Down của thai nhi, phát hiện các bệnh lý liên quan đến tế bào nuôi ở nhau thai hoặc các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng; dự đoán tuổi thai nhi một cách tương đối.
  • Xác định bệnh, xét nghiệm nồng độ hormone beta HCG trong máu người mẹ không chỉ để xác định có đang mang thai hay không mà còn tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra, ở nam giới, việc xét nghiệm beta HCG còn xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn.

xét nghiệm bhcg với mục đích gì

Xét nghiệm beta HCG khi nào là tốt nhất?

Có thể phát hiện beta HCG bằng cách xét nghiệm máu khoảng 11 ngày sau khi thụ thai và xét nghiệm bằng nước tiểu sau khoảng 12-14 ngày sau khi thụ thai. Hầu hết các trường hợp thụ thai thành công thì nồng độ beta HCG đều đã tăng cao. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì chị em phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm này sau khi chậm kinh. Để kiểm soát tốt thai kỳ và phát hiện sớm những bất thường của thai ở giai đoạn đầu, bác sĩ có thể cho thai phụ xét nghiệm beta HCG nhiều lần để sớm có hướng xử trí.

Xét nghiệm beta HCG có chính xác không?

97% trường hợp có kết quả xét nghiệm beta HCG chính xác. Tỷ lệ này cho thấy đây là xét nghiệm thường quy, có độ chính xác khá cao nhưng không có nghĩa mọi xét nghiệm beta HCG đều có kết quả chính xác tuyệt đối. Ở một số trường hợp, kết quả định lượng bHCG bị ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm quá sớm: nhiều người lần đầu làm mẹ, nôn nóng biết tin vui nên đã xét nghiệm sớm nhưng lúc này, hàm lượng beta HCG còn quá ít sẽ dẫn đến hiện tượng âm tính giả.
  • Kết quả xét nghiệm sai lệch do mẫu xét nghiệm không đạt yêu cầu.
  • Người được xét nghiệm sử dụng một số thuốc hoặc thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm hàm lượng beta HCG trong cơ thể khiến kết quả tại thời điểm xét nghiệm không chuẩn xác.

Điều cần lưu ý, nếu nồng độ HCG < 5mIU/ml thì vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận người đó đang mang thai. Lúc này, bác sĩ tiếp tục chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm lần 2 sau 48 – 72 giờ tiếp theo để theo dõi diễn biến của nồng độ HCG có tăng lên không, đồng thời đây cũng là cách loại trừ các trường hợp có thể gây dương tính giả như sử dụng thuốc chứa HCG cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ HCG. Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị vô sinh và có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Tất cả các loại thuốc khác như kháng sinh, giảm đau, tránh thai hoặc các loại thuốc nội tiết tố khác sẽ không ảnh hưởng đến xét nghiệm đo beta HCG. Với những trường hợp xét nghiệm chưa thể đưa ra kết luận,  người bệnh cũng có thể được bác sĩ siêu âm hoặc làm thêm những xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm dương tính, rất có thể bạn đã mang thai. Dù dương tính giả cực kỳ hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra, chẳng hạn như một số loại ung thư và sảy thai sớm. Một số kháng thể cũng có thể can thiệp ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HCG.

Quy trình thực hiện xét nghiệm bHCG

Để thực hiện xét nghiệm nồng độ beta HCG, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm dựa trên mẫu máu hoặc nước tiểu. Đây là phương pháp cho kết quả nhanh, độ chính xác cao.

1. Xét nghiệm trên mẫu máu

Có 2 loại xét nghiệm HCG phổ biến. Xét nghiệm định tính phát hiện xem HCG có trong máu hay không. Xét nghiệm định lượng (hoặc beta) để đo lượng HCG thực sự có trong máu.

  • Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
  • Nhân viên xét nghiệm chuẩn bị sẵn ống nghiệm chứa chất chống đông heparin, EDTA hoặc ống không chứa chất chống đông.
  • Dùng miếng bông tẩm cồn để sát trùng vùng da nhỏ trên cánh tay hoặc khuỷu tay của người bệnh. Người bệnh được đâm kim vào tĩnh mạch tại cánh tay để rút máu. Với những người không nổi rõ mạch thì có thể quấn dải cao su đàn hồi phía trên cánh tay để giúp quá trình rút máu tĩnh mạch được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Khi đã rút đủ lượng máu cần dùng, kim sẽ được rút ra khỏi mạch. Bác sĩ sẽ dán băng gạc tại vùng lấy máu để tránh trường hợp chảy máu. Lượng máu được rút có thể cho vào ống nghiệm.
  • Trước khi vận chuyển đến Trung tâm Xét nghiệm, mẫu máu sẽ được ghi lại đầy đủ thông tin của người xét nghiệm, bảo quản đúng điều kiện. Mẫu máu được bảo quản đúng điều kiện bảo quản và vận chuyển đến phòng xét nghiệm.
  • Tại Trung tâm Xét nghiệm, mẫu máu sẽ được quay ly tâm đủ thời gian quy định, tách phần huyết tương hoặc huyết thanh. Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích các chỉ số HCG.

xét nghiệm trên mẫu máu

2. Xét nghiệm trên mẫu nước tiểu

Đây là kỹ thuật xét nghiệm khá đơn giản. Mẫu nước tiểu khuyến khích nên lấy vào buổi sáng vì lúc này nồng độ beta HCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày.

  • Mẫu nước tiểu được phân tích bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch
  • Trả kết quả theo quy trình chuẩn.

Thông thường, để theo dõi sự phát triển của thai nhi hay chẩn đoán chính xác có thai hay không, các bác sĩ khuyến cáo làm xét nghiệm beta hCG trong máu của người mẹ.

Kết quả xét nghiệm bHCG có ý nghĩa gì?

Với xét nghiệm máu, tuy không tiện lợi và cho kết quả nhanh chóng như khi sử dụng que thử thai. Nhưng xét nghiệm máu có khả năng xác định chính xác nồng độ beta HCG do nhau thai sản sinh vào trong máu mẹ. Đồng thời, xét nghiệm này có thể đo được nồng độ hormone HCG rất nhỏ trong máu, nên có thể phát hiện mang thai sớm ở phụ nữ ngay cả khi chưa có dấu hiệu bị trễ kinh. Trong khi đó, que thử thai chỉ phát hiện loại hormone này trong nước tiểu. Vì vậy, xét nghiệm máu thường chính xác hơn so với xét nghiệm nước tiểu bằng que thử thai.

1. Chỉ số HCG bình thường

  • Nồng độ beta HCG dưới 5 mIU/ml: kết quả không có thai.
  • Nồng độ HCG trên 25 mIU/ml: kết quả có thai.
  • Nồng độ HCG nằm trong khoảng 5 – 25 mIU/ml: chưa thể kết luận có thai hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác và theo dõi chỉ số HCG có tăng lên trong những ngày tiếp theo không. Để có kết quả chính xác, bác sĩ thường cho xét nghiệm máu khoảng 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.

Nếu kết quả xét nghiệm beta HCG cho kết quả cao thì có thể khẳng định sơ bộ rằng bạn đã có thai. Bạn có thể làm xét nghiệm lần 2 để chắc chắn điều này. Tuy nhiên, khi xét nghiệm lần 2 thì chỉ số này lại tăng cao hay giảm thấp một cách bất thường, bạn cần gặp bác sĩ để khám và tư vấn.

Ngoài ra kết quả của xét nghiệm máu không chỉ giúp bạn kiểm tra sự thụ thai mà còn cho biết tuổi của thai nhi, tình trạng dị tật bất thường, mang thai ngoài tử cung. Trong khi, xét nghiệm nước tiểu bằng que thử thai chỉ kiểm tra sự thụ thai thành công hay không. Cho nên, bác sĩ luôn khuyến cáo bạn kiểm tra sự thụ thai bằng xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín – nơi có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

2. Chỉ số HCG thấp

Chỉ số HCG thấp có thể do việc tính tuổi thai không chính xác, thai chết lưu, sảy thai, mang thai lạc chỗ – thai không nằm trong tử cung.

3. Chỉ số HCG tăng cao 

Nồng độ HCG tăng cao cũng có thể do tính tuổi thai không chính xác, đa thai, thai trứng, hội chứng Down khi lượng AFP trong máu giảm.

4. Chỉ số HCG giảm 

Nồng độ HCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ sau khi trứng thụ thai và đạt đỉnh trong 8-11 tuần đầu của thai kỳ nhưng sau đó giảm dần và ổn định từ tháng thứ 4 và duy trì kéo dài đến lúc sinh. Do đó, khi có kết quả HCG giảm, bạn cần được bác sĩ tư vấn.

Những con số thống kê trên chỉ mang tính chất tương đối vì nhiều trường hợp beta HCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Việc kiểm tra nồng độ beta HCG cho thấy kết quả tại một thời điểm, bác sĩ sẽ kết hợp siêu âm để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng thai và tuổi thai.

Những lưu ý khi xét nghiệm bHCG

  • Không xét nghiệm quá sớm hoặc quá muộn so với quy định mà cần tuân thủ quy định của bác sĩ để kết quả chính xác nhất.
  • Phối hợp với siêu âm, các chẩn đoán thai kỳ khác để theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi.
  • Cần xét nghiệm vào sáng sớm, nhất là mẫu nước tiểu.

Xét nghiệm beta HCG giá bao nhiêu?

Tùy vào mỗi máy móc đầu tư, cơ sở hạ tầng, chuyên gia đầu ngành.. mà giá thành xét nghiệm beta HCG giữa các cơ sở y tế cũng không giống nhau. Do đó, tốt nhất nên chọn những cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ Sản phụ khoa, Hỗ trợ sinh sản và Xét nghiệm để kết quả chuẩn xác nhất.

Xét nghiệm beta HCG ở đâu tốt? 

Ở đâu có thực hiện dịch vụ xét nghiệm beta HCG? Xét nghiệm beta HCG ở đâu tốt là những câu hỏi mà nhiều người bệnh thường thắc mắc. Hiện Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều máy móc hiện đại, nhập chính hãng từ các nước Âu Mỹ, Nhật Bản… nên đây là lựa chọn tốt nhất cho việc thực hiện các xét nghiệm tìm nồng độ beta HCG.

Hiện đại – Nhanh chóng – Chính xác – Kịp thời là những tiêu chuẩn vàng của Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh để giúp người bệnh hài lòng nhất khi đến thực hiện các dịch vụ tại đây. Toàn bộ kết quả xét nghiệm được thực hiện kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt bởi hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ theo mẫu tiêu chuẩn của các quốc gia có nền y học phát triển mạnh.

Trung tâm Xét nghiệm được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn An toàn sinh học cấp 2, với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất thế giới như:

  • Hệ thống máy Sysmex XN 1000, Sysmex cs-1600, Hệ thống máy Roche Cobas 6000; Hệ thống máy nước tiểu Roche Cobas u701, u601, u411; Máy khí máu Roche Cobas b211; Hệ thống quản lý phòng xét nghiệm Cobas Infinity, máy tách chiết, máy PCR; Hệ thống máy phân tích huyết học Sysmex XN 1000; Hệ thống máy Hóa sinh – Miễn dịch Roche Cobas 6000; Hệ thống máy xét nghiệm khí máu và điện giải Roche Cobas b211

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Qua bài viết mọi người cũng đã hiểu rõ thêm chi tiết về xét nghiệm bHCG. Vì thế nếu như bạn đang lo lắng về việc có mang thai sớm hay không, đây là một trong những phương thức xét nghiệm tốt và chính xác nhất.

Chỉ số beta HCG bao nhiêu thì có thai?

Đối với phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ beta HCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Nếu nồng độ beta HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra, theo dõi nồng độ beta HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không. Đối với phụ nữ mang thai, nồng độ này sẽ đạt trên 25 mIU/mL.

Thai 5 tuần chỉ số beta HCG là bao nhiêu?

Trung bình, thai khoảng 5 tuần tuổi sẽ có nồng độ HCH từ 18 - 7340 mUI/mL. Tuổi thai 6 tuần sẽ có nồng độ 1080 - 56.500 mIU/mL. Như vậy nồng độ của bạn vẫn đang trong giới hạn bình thường của sự phát triển thai. Trong bệnh chửa trứng, nồng độ beta HCG sẽ tăng cực kỳ cao, thường trên 100.000 mUI/mL.

beta HCG tăng bao nhiêu sau 2 ngay?

Beta HCG là một xét nghiệm kiểm tra nồng độ beta HCG trong máu. Chỉ số này có thể được xem là một marker để chẩn đoán có thai sớm bởi vì nồng độ HCG tăng rất nhanh sau khi trứng được thụ tinh, thường là tăng gấp đôi cứ mỗi 48 - 72 giờ.

Beta bao nhiêu thì có túi noãn hoàng?

Khi thai được 4 tuần bạn thể siêu âm ngã âm đạo phát hiện túi thai, đối với siêu âm ngã bụng là 5 tuần. Khoảng 5.5 tuần phát hiện túi noãn hoàng (Yolk sac) bên trong túi thai. Khoảng 6 - 6.5 tuần phát hiện phôi thai và cử động của tim thai... Theo tuần tự phát triển của thai kỳ là như vậy.