Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX

- Kinh tế:

+ Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp bế tắc, tài chính cạn kiệt.

- Chính trị: 

+ Thực dân Pháp ráo riết mở cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước.

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt thêm.

+ Phong trào khởi nghĩa nông dân bùng lên dữ dội, càng làm cho đất nước lâm vào tình trạng rối ren thêm.

=> Trong bối cảnh đó, trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.

@895123@

- Nguyên nhân:

+ Đất nước đang ở trong tình trạng nguy khốn.

+ Muốn nước nhà giàu mạnh để chống lại sự xâm lược của kẻ thù.

+ Vì lòng yêu nước, thương dân.

=> Các sĩ phu yêu nước thức thời đã đưa ra những đề nghị cải cách, yêu cầu đổi mới nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa.

- Những nhà cải cách tiêu biểu:

+ Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế: xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

+ Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

+ Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều đình 30 bản điều trần, yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

+ Nguyễn Lộ Trạch: dân hai bản "Thời vụ sách", đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Nguyễn Trường Tộ - nhân vật tiêu biểu
trong trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX

@548503@

- Kết cục: triều đình Huế không chấp nhận và từ chối mọi cải cách.

- Nguyên nhân:

+ Hạn chế của các đề nghị cải cách: lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

+ Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ không muốn chấp nhận, những thay đổi, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh.

@896170@

- Ý nghĩa:

+ Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ đang cản bước tiến của dân tộc. Đồng thời phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt hiểu biết, thức thời.

+ Góp phần vào sự chuẩn bị cho phong trào duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

- Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế (1868): xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

- Đinh Văn Điền (1868) xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

- Nguyễn Trường Tộ (1863 - 1871): đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

- Nguyễn Lộ Trạch (1877-1882): đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

(Nguồn: Bài 1 trang 136 sgk Lịch sử 8:)

Skip to content

  • Đất nước ngày một nguy khốn
  • Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh

Yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước phong kiến.

Các đề nghị cải cách

  • Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
  • Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài.
  • Từ năm1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính…
  • Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản “thời vụ sách ” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng hưng trí, khai thông dân trí…

[Tổng: 10 Trung bình: 4.2]