Những biểu hiện trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1) Em hãy nêu một số biểu hiện của sự thiếu trung thực trong học sinh. Vì sao em cho những biểu hiện đó là thiếu trung thực ?

2) Theo em, vì sao mỗi chúng ta lại cần phải rèn luyện tính trung thực ?

3) Em cần phải làm gì để rèn luyện đức tính trung thực ?

4) Em hãy kể về một tấm gương trung thực của bạn bè xung quanh mà em biết .

TRẢ LỜI SỚM TICK SỚM NHA !!!

Các câu hỏi tương tự

Câu 1:

Thế nào là trung thực? Nêu một số biểu hiện của đức tính trung thực?

Em đã rèn luyện phẩm chất trung thực như thế nào trong học tập và trong đời sống hàng ngày? (Nêu được ít nhất 4 cách rèn luyện)

Câu 2:

Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những người nghèo mới phải sống giản dị”. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Bản thân em có thể vận dụng điều gì từ câu tục ngữ ấy?

Câu 4: Đọc thông tin sau:

“Hình ảnh cụ bà lưng còng mang thùng mỳ tôm ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị lũ lụt khiến nhiều người rưng rưng, xúc động.

Ngày 21/10, bức ảnh ghi lại cảnh một cụ già ôm thùng mì tôm ra xe chở hàng cứu trợ đồng bào đang bị lũ lụt ở tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều.

Theo thông tin trên mạng xã hội, cụ bà trong hình ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi thấy xe tải chở hàng cứu trợ đi qua, một cụ bà lưng còng ôm thùng mì tôm ra ủng hộ và nói: "Bà có thùng mì ni thôi, nhờ các chú gửi vào cho đồng bào lũ lụt"…”

(Xúc động cụ bà 93 tuổi lưng còng ôm thùng mì tôm gửi xe ủng hộ đồng bào bị lũ lụt – Việt Hòa - https://infonet.vietnamnet.vn)

a.     Em có nhận xét gì về việc làm của bà cụ trong bài báo trên?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Từ câu chuyện trên, và từ trong cuộc sống, học tập hằng ngày em hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của trung thực rồi ghi vào giấy theo mẫu dưới

biểu hiện của trung thực biểu hiện của thiếu trung thực

Các câu hỏi tương tự

Câu 1:

Thế nào là trung thực? Nêu một số biểu hiện của đức tính trung thực?

Em đã rèn luyện phẩm chất trung thực như thế nào trong học tập và trong đời sống hàng ngày? (Nêu được ít nhất 4 cách rèn luyện)

Câu 2:

Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những người nghèo mới phải sống giản dị”. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 3: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Bản thân em có thể vận dụng điều gì từ câu tục ngữ ấy?

Câu 4: Đọc thông tin sau:

“Hình ảnh cụ bà lưng còng mang thùng mỳ tôm ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị lũ lụt khiến nhiều người rưng rưng, xúc động.

Ngày 21/10, bức ảnh ghi lại cảnh một cụ già ôm thùng mì tôm ra xe chở hàng cứu trợ đồng bào đang bị lũ lụt ở tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều.

Theo thông tin trên mạng xã hội, cụ bà trong hình ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi thấy xe tải chở hàng cứu trợ đi qua, một cụ bà lưng còng ôm thùng mì tôm ra ủng hộ và nói: "Bà có thùng mì ni thôi, nhờ các chú gửi vào cho đồng bào lũ lụt"…”

(Xúc động cụ bà 93 tuổi lưng còng ôm thùng mì tôm gửi xe ủng hộ đồng bào bị lũ lụt – Việt Hòa - https://infonet.vietnamnet.vn)

a.     Em có nhận xét gì về việc làm của bà cụ trong bài báo trên?

Lượt xem: 7929

         Thời gian gần đây, dư luận xã hội và báo chí đã có không ít phản ứng trước một thực trạng trong đời sống xã hội: đó là tình trạng bằng cấp giả, ngồi nhầm lớp, tiêu cực trong thi cử… Sự tồn tại của hiện tượng này vừa gây mất niềm tin, vừa tạo đà cho sự xuống cấp của chất lượng giáo dục. Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử không chỉ còn là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng.

       Trung thực được hiểu là sự  ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, không làm sai lạc sự thật.  Trung thực trong học tập và thi cử là hướng tới tiếp thu, nắm vững kiến thức tạo thực lực cho bản thân, làm bài thi bằng những kiến thức mình có, không gian lận hòng đạt kết quả cao hơn khả năng thật. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm khác đi sự thật và sẽ được mọi người tôn trọng, tin tưởng. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối. Tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh được hiểu là không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình…

       Trung thực là đức tính quý báu của mỗi con người và tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh là cần thiết, có nhiều tác dụng, ý nghĩa. Nếu có tính trung thực thì nhân cách của mỗi con người sẽ được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác yêu mến, kính trọng. Điều quan trọng hơn cả là bản thân của người có tính trung thực sẽ tự xây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng những người xung quanh. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta mới có được những kiến thức thực do chính chúng ta thu nhận và rèn luyện chứ không do học vẹt, học máy móc, học qua loa, đối phó…

       Tính trung thực còn giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực trong học tập, thi cử thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao kiến thức. Vì thế, khi học sinh có biểu hiện không trung thực trong học tập, thi cử cần nhận thấy lỗi của mình và sửa sai. Có như vậy, học sinh mới trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.

        Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp. Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?

       Vì sao chúng ta phải học thật, thi thật?  Vì học thật là con đường duy nhất dể tiếp thu kiến thức, là giàu vốn tri thức cho bản thân. Học thật là cách duy nhất để có kiến thức thật – những kiến thức có thể vận dụng một cách có ích trong mọi hoạt động sống cũng như lao động, nghiên cứu.Học thật cũng là cơ sở tạo nên ý nghĩa chân chính của các hoạt động học tập và thi cử. Để đánh giá chính xác kết quả học tập, năng lực của bản thân người học thì cần phải thi thật . Trên cơ sở đó, ngưòi học mới có thể xác định chính xác mục tiêu, hướng đi cho tương lai.  Thi thật để tạo sự công bằng giữa các cá nhân tham gia các hoạt động học tập và thi cử. Là động lực thúc đẩy hoạt động học để học là học thật chứ không phải là học giả.

        Vậy làm thế nào để trung thực trong học tập và thi cử? Trong học tập: người học phải có năng lực tiếp thu kiến thức và bản lĩnh để đổi mặt với những khó khăn trở ngại cũng có nghĩa là không nên ngồi nhầm lớp; có định hướng về mục tiêu phấn đấu và tự biết mình, dám nhìn thẳng vào sự thật để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Trong thi cử cần  có trình độ kiến thức thật sự, có ý thức nghiêm túc về ý nghĩa kỳ thi, sẵn sàng đón nhận thành công song cũng dám đốì mặt với thất bại, biết vượt qua những áp lực không có ý nghĩa tích cực.

       Hiểu được ý nghĩa to lớn của việc học thật, thi thật , chúng ta cần phải lên tiếng phê phán căn bệnh thành tích và tình trạng học giả, thi giả, bằng cấp hiện nay. Điều kiện để tính trung thực trong học tập và thi cử được đảm bảo là  sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Trung thực trong học tập và thi cử không phải là câu chuyện riêng của ngành giáo dục mà là câu chuyện của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Chừng nào áp lực về bằng cấp, về chuyện đỗ – trượt giảm đi, chừng ấy tính trung thực trong học tập và thi cử mới được đảm bảo.  Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” để giáo dục học sinh.

          Cần xây dựng tính trung thực trong các hoạt động học tập và thi cử như một biểu hiện của hành vi văn hóa ở con người. Có như vậy mới đào tạo ra những công dân có năng lực, có trí tuệ để đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. 

                                                                                                                                                                          (st)