Nhóm cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta

Trắc nghiệm: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Cây ăn quả.

B. Cây lương thực.

C. Cây rau đậu.

D. Cây công nghiệp.

Lời giải: 

Đáp án đúng: B. Cây lương thực.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là Cây lương thực (cây lương thực chiếm 56,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt – Atlat trang 19)

=> Chọn đáp án B

Tìm hiểu về Vấn đề phát triển nông nghiệp cùng Top Tài Liệu các em nhé!

1. Sản xuất lương thực

+ Vai trò

– Đảm bảo lương thực cho người, vật nuôi

– Nguồn hàng cho xuất khẩu.

– Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

+ Điều kiện phát triển

– Tự nhiên: đất đai, khí hậu…

– Kinh tế – Xã hội: dân cư, công nghiệp chế biến, thị trường, chính sách…

+ Tình hình phát triển

– Diện tích gieo trồng tăng

– Sản lượng lương thực tăng

– Năng suất tăng

– Bình quân lượng thực đầu người tăng

– Nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

– Cơ cấu mùa vụ thay đổi

+ Phân bố

– ĐB sông Hồng , ĐB sông Cửu Long,…

Nhóm cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta

2. Sản xuất cây thực phẩm.

+ Vai trò

– Cung cấp thực phẩm cho người, vật nuôi

– Nguồn hàng xuất khẩu…

+ Điều kiện phát triển

– Tự nhiên: đất đai, khí hậu…

– Kinh tế – Xã hội: dân cư, thị trường, chính sách…

+ Tình hình phát triển và phân bố

– Rau đậu trồng khắp các địa phương, tập trung ở vùng ven Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

– Diện tích trồng rau cả nước trên 500.000 ha, nhiều nhất ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

– Diện tích đậu trên 200.000 ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

3.Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

* Cây công nghiệp

– Ý nghĩa:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu.

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

– Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình: ¾ là đồi núi, nhiều bề mặt bằng phẳng, là điều kiện hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn

Tài nguyên đất: Đất phù sa (phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thuận lợi cho trồng lạc, mía, đậu tương,…) và đất feralit (phân bố chủ yếu ở đồi núi, thích hợp trồng cau công nghiệp lâu năm).

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng tạo thuận lợi cho cây công nghiệp nhiệt đới phát triển quanh năm, cơ cấu sản phẩm cây công nghiệp da dạng.

Nguồn nước tưới dồi dào (nước trên mặt và nước ngầm): đảm bảo nước tưới tiêu cho các vùng chuyên canh

Điều kiện kinh tế – xã hội:

Dân cư đông, giàu kinh nghiệm trong sản xuất.

Mạng lưới công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng được đầu tư, nâng cấp.

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.

Thị trường trong nước và quốc tế phát triển mạnh.

+ Khó khăn:

Thiên nhiên nhiệt đới diễn biến thất thường ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được các thị trường khó tính.

– Tình hình sản xuất:

+ Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.

+ Cây công nghiệp lâu năm:

Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng. Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.

Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.

Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè…

+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, tằm, thuốc lá…

* Cây ăn quả

– Phát triển khá mạnh trong những năm gần đây.

– Một số loại cây ăn quả được trồng tập trung nhất: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm,…

– Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

1. Vai trò

+ Cung cấp thực phẩm cho người

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

+ Nguồn hàng cho xuất khẩu,…

2. Điều kiện phát triển

+ Tự nhiên: cơ sở thức ăn, đồng cỏ,…

+ Kinh tế – Xã hội: diống, dịch vụ thú y, công nghiệp chế biến, thị trường, …

3. Tình hình chung

+ Tỉ trọng của ngành chăn nuôi từng bước tăng khá vững chắc.

+ Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

+ Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt của nước ta là:


A.

B.

C.

D.

Nhóm cây trồng nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta

45 điểm

Trần Tiến

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là A. cây ăn quả. B. Cây lương thực. C. Cây rau đậu.

D. cây công nghiệp.

Tổng hợp câu trả lời (2)

A

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là Cây lương thực (cây lương thực chiếm 56,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt - Atlat trang 19) => Chọn đáp án B

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta? A. Năng suất lao động thấp. B. Sử dụng nhiều sức người. C. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. D. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
  • Đặc điểm phân bố công nghiệp của vùng duyên hải miền Trung nước ta là A. hướng chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch B. hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm C. hình thành một dải công nghiệp dọc theo ven biển D. gồm các điểm công nghiệp phân bố phân tán, rời rạc trong không gian
  • TẠI SAO Vấn đề thủy lợi là vấn đề quan trọng ở ĐNB?
  • Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là A. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ B. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển C. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Phát biểu nào sau đây không đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta? A. Kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu. B. Kinh tế Nhà nước có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. C. Ngành nông nghiệp đang giảm tỉ trọng. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu.
  • Vì sao phải phân bố lại dân cư cho hợp lý ? Nêu phương hướng và biện pháp thực hiện .
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Vỉệt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta sắp xếp theo thứ tự tăng dần về quy mô (năm 2007) là: A. Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội. B. Nha Trang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hà Nội. C. Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội. D. Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội.
  • Vẽ đồ thị thể hiện tốc độ sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thuộc những năm qua theo các số liệu sau đây.
  • nêu khái quát và phântích các nguồn lực tự nhiên kinh tế xã hội để phát triển sản xuất của Trung du miền núi phía Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì ?
  • Hướng hoàn thiện nào sau đây quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ. B. Xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt. C. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện lực D. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm