Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND xã

Câu hỏi: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Hội đồng nhân dân xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã, trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu.

- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Đối với Hội đồng nhân dân phường, thị trấn, theo quy định tại Điều 61 và Điều 68 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn cơ bản giống như nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã, trừ nhiệm vụ quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn phường, thị trấn do nội dung này thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp trên để bảo đảm tính đồng bộ, tập trung trong quản lý đô thị.

Theo cuốn sách “Hỏi - Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”

Theo baoquangninh.com.vn

Trả lời:

Căn cứ Điều 33 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 2015, sửa đổi bổ sung 2019, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã được quy định như sau:

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.

2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.

3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.

4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.

5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

HĐND / Chương trình hoạt động HĐND

A+ | A | A-

Mở rộng thẩm quyền của Thường trực HĐND

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 15:19 | 20/05 Lượt xem: 12293

Khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cần tiếp tục quy định Thường trực HĐND là cơ quan Thường trực của HĐND, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đồng thời tiếp tục mở rộng thẩm quyền cho Thường trực HĐND.

Lúng túng và nhiều ý kiến khác nhau

Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định“Thường trực HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra”.Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định“Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND”.Để tương xứng với vị trí cơ quan thường trực, Thường trực HĐND theo Luật năm 2015 được tăng cường tổ chức và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch HĐND, các ủy viên là Trưởng ban của HĐND và Chánh Văn phòng HĐND tỉnh; cấp huyện gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch HĐND, các ủy viên là Trưởng ban của HĐND. Bên cạnh 10 nhiệm vụ của Thường trực HĐND (Điều 104), còn bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực HĐND (Điều 105), phiên họp Thường trực HĐND (Điều 106) và việc tiếp công dân của Thường trực HĐND (Điều 107).

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND xã

Thường trực HĐND tỉnh Lai Châu tổ chức phiên giải trình tháng 5.2019

Tuy nhiên, cả Luật 2003 và Luật 2015 đều không quy định về cơ chế để xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp. Trước đây, Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 quy định Thường trực HĐND phối hợp với UBND giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện nghị quyết của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND; xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghị quyết của HĐND theo đề nghị của UBND, Ban của HĐND và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất (Khoản 4, Điều 21). Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định Thường trực HĐND có nhiệm vụ“phối hợp vớiUBND trong việc chuẩn bị kỳ họp của HĐND”.

Với quy định này, việc giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp khá lúng túng và có nhiều ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, Thường trực HĐND chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp phát sinh thì tổ chức kỳ họp HĐND bất thường để xem xét, quyết định. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, Khoản 3 Điều 6 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND”. Do đó, trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND sẽ xem xét, giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thuộc thẩm quyền của HĐND.

Hiện nay, Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 của UBTVQH ngày 30.1.2019 quy định đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa 2 kỳ họp thường lệ của HĐND thì tổ chức kỳ họp bất thường của HĐND để xem xét, quyết định. Với quy định này thì Thường trực HĐND chỉ thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Mọi vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND phải được giải quyết tại kỳ họp HĐND, không có bất cứ hình thức ủy quyền, giao quyền, phân công của HĐND đối với một chủ thể khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được luật định là của HĐND. Tuy nhiên, việc tổ chức phiên họp bất thường cũng có khó khăn nhất định như vấn đề kinh phí hay các công việc không phát sinh cùng lúc. Do đó, cần nghiên cứu quy định một cách linh hoạt hơn về cách thức giải quyết vấn đề này.

Cũng có ý kiến đề nghị tăng cường hơn nữa số kỳ họp thường kỳ của HĐND cấp tỉnh bởi đây mới là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tránh tình trạng giao Thường trực HĐND quyết định các vấn đề giữa hai kỳ họp. Số lượng kỳ họp HĐND cấp tỉnh trong một năm nên là 4 kỳ như trước đây và tiến tới có thể họp thường xuyên hơn là 6 kỳ (hai tháng họp một lần).

Đổi mới phương thức hoạt động của Thường trực HĐND

HĐND là thiết chế thực hiện quyền lực của nhân dân địa phương, hay nói cách khác, trong chế độ dân chủ, quyền lực của nhân dân địa phương được tập trung trong một cơ quan đại diện cho họ trong việc giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội ở địa phương. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện quyền lực của nhân dân là nhằm bảo đảm ý chí, nguyện vọng của nhân dân được thực hiện. Nói cách khác, dù thẩm quyền thuộc ai thì trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp vẫn thuộc cấp chính quyền địa phương đó. Từ nguyên lý này, HĐND, cơ quan Thường trực HĐND và UBND cần một cơ chế hợp lý để thực thi quyền lực, phối hợp thực hiện và giải quyết công việc. Do đó, khi sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cần tiếp tục quy định Thường trực HĐND là cơ quan Thường trực của HĐND, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 6); đồng thời tiếp tục mở rộng thẩm quyền cho Thường trực HĐND.

Với xu hướng tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND hiện nay, cần nghiên cứu cơ chế hoạt động hiệu quả hơn đối với Thường trực HĐND. Theo đó, cải tiến cách thức tổ chức phiên họp của Thường trực HĐND theo hướng mở rộng thành phần đến các đại biểu HĐND có điều kiện tham dự. Khi đó, nếu thấy cần thiết thì việc quyết định tổ chức kỳ họp bất thường cũng có thể quyết định ngay vì có nhiều hơn 1/3 tổng số đại biểu HĐND. Bên cạnh đó, tăng cường hoạt độnggiải trình tại phiên họp Thường trực HĐND (Khoản 4 Điều 104). Thành phần mở rộng và nội dung phong phú, thiết thực sẽ là chìa khóa để nâng cao hiệu quả giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của HĐND, của Thường trực HĐND.


Tác giả: Hữu Minh (theo báo đại biểu nhân dân)

Nguồn tin: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=420312

[Trở về]

Các tin mới:

12345678910...

Làm việc với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch về các nội dung trình kỳ họp thứ mười một, HĐND tỉnh khoá X (Ngày đăng: 8:00 | 23/09 )
Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với các các đơn vị có liên quan về nội dung trình kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa X (Ngày đăng: 16:10 | 20/09 )
Làm việc và trao đổi kinh nghiệm về một số mô hình phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực phía Nam (Ngày đăng: 11:17 | 19/09 )
Kịp thời giải quyết những vấn đề cấp thiết (Ngày đăng: 10:40 | 25/08 )
Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh làm việc, thăm và tặng quà tại các xã biên giới (Ngày đăng: 14:08 | 18/08 )
Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Tam Kỳ (Ngày đăng: 10:55 | 18/08 )
Ban Kinh tế - Ngân sách trao đổi kinh nghiệm hoạt động với HĐND tỉnh Lào Cai (Ngày đăng: 14:26 | 13/08 )

Các tin khác:

12345678910...

Tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND (Ngày đăng: 8:42 | 16/05 )
Nhiều kiến nghị liên quan việc thực hiện nghị quyết chuyên đề (Ngày đăng: 15:05 | 02/05 )
Đề nghị tăng mức phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách thôn sau khi sáp nhập (Ngày đăng: 8:29 | 08/04 )
Đánh giá tổ chức thực hiện các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành (Ngày đăng: 10:07 | 04/04 )
Kích thích phát biểu, thảo luận trong sinh hoạt đảng (Ngày đăng: 8:18 | 02/04 )
Tình hình tiếp công dân quý I năm 2019 (Ngày đăng: 21:31 | 17/03 )
Người nghèo có công cách mạng và bảo trợ xã hội được nâng mức trợ cấp từ tháng 01 năm 2019 (Ngày đăng: 9:42 | 15/02 )