Nhân vật trữ tình trong bài Bánh trôi nước là ai

Đề bài: Qua Bánh trôi nước, Tự tình và Thương vợ, em hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa?

Bài văn mẫu Qua Bánh trôi nước, Tự tình và Thương vợ, em hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa?

Bài làm

Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.

Rồi luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.

Ở bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.

Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.

Bài Thương vợ của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế xương có thể coi là chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công.Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

Ngày xưa, Nho giáo buộc phụ nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tú bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công vì đúng ra, người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.

Bà Tú vốn con nhà gia giáo, khá giả. Lúc còn ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh vất vả nắng sương. Làm vợ ông Tú lận đận về đường khoa cử, lại không nghề không nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, khổ sở. Quanh năm lo tảo tần buôn bán nơi mom sông, bến chợ để Nuôi đủ năm con với một chồng. Mà nuôi ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không phải chỉ lo miếng cơm, manh áo bình thường mà còn phải chuẩn bị sẵn cho ông ít rượu ít trà, ít tiền bỏ túi để có lúc ông vui bạn vui bè, chuẩn bị cho ông một hai bộ cánh tươm tất để nhỡ đi đâu ông khỏi tủi... Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều mà không dám kể lể, thở than: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ, tâm trạng chung của phụ nữ thời xưa.

Nhà thơ Trần Tế Xương từng tự nhận mình là ông chồng vô tích sự, để vợ phải lặn lội thân cò... chẳng khác chi những thân cò thân vạc đáng thương trong ca dao - dân ca, tượng trưng cho thân phận vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bên cạnh nỗi khổ vật chất, bà Tú còn nỗi khổ tinh thần. Bà hết lòng vì chồng, vì con nhưng chồng con nào có biết cho chăng?! Thế nên mới có tiếng thở dài như một lời than não ruột: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!

Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào vợ mình, để thấu hiểu và thông cảm với bà. Lấy chồng mà chẳng được nhờ vả, cậy dựa; lấy phải ông chồng hờ hững thì quả là có cũng như không mà thôi.

Ba bài thơ cùng một đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phự nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tế Xương đã góp tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại - những người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trái đất này.

Hồ Xuân Hương với nhiều bài thơ đi vào lòng người đọc, bên cạnh bài văn Qua Bánh trôi nước, Tự tình và Thương vợ, em hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa?, chúng ta cùng tìm hiểu và làm thêm các bài văn như: Bình giảng bài Tự tình của Hồ Xuân Hương, Dàn ý phân tích bài thơ Tự Tình, Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ, Phân tích bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, Suy nghĩ về ước mơ và hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam qua bài Tự tình 2, Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua: Bánh trôi nước và Tự tình [bài II], ... để hiểu hơn về tác phẩm của nhà thơ nhé.

Chúng ta đã được làm rất nhiều bài văn phân tích bài thơ Tự tình, phân tích bài thơ Thương vợ, qua đó đã hiểu hơn về phụ nữ thời xưa nhưng vẫn chưa đầy đủ. Qua Bánh trôi nước, Tự tình và Thương vợ, em hiểu gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa? Hãy viết bài văn nói về điều này nhé.

Soạn bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ Cảm nhận của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương Từ những câu hát than thân, liên hệ với bài thơ Bánh trôi nước để thấy cảnh ngộ và thân phận người phụ nữ phong kiến xưa Hồ Xuân Hương với vấn đề người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước

Phan Thị Thanh Thủy

Trường THCS Hà Linh - Hương Khê - Hà Tĩnh

Tượng nữ sĩ Hồ Xuân Hương lại xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu

 Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta thấy quả không sai khi người đời mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn hai bốn chữ mà cuộc đời, bóng dáng một con người cứ hiện lên, lung linh, lung linh... Đẹp đẽ, trong sáng và mãnh liệt, phải chăng đó là hiện thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

 Vịnh vật, đa nghĩa, đó là một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Xuân Hương, vì thế tiếp cận Bánh trôi nước, tìm hiểu bài thơ ở tầng nghĩa thứ hai để thấy được ý đồ nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ bánh trôi nước, một món ăn dân giã, truyền thống của người Việt, để thể hiện một nội dung tương đồng, mang nghĩa ẩn dụ- hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng lại có nét riêng đầy cá tính, đủ thấy tài năng của Hồ Xuân Hương đến mức nào!

Bài thơ nôm với hình thức nghệ thuật đặc sắc qua cách thể hiện kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nên vẻ đẹp bài thơ. Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp hình thức [ Thân em vừa trắng lại vừa tròn], kết thúc bài thơ là vẻ đẹp phẩm giá [ Em vẫn giữ tấm lòng son], trọn vẹn và hoàn hảo!

Một hình tượng nghệ thuật có sức sống khi nó có tính khái quát, điển hình cho những hình mẫu phổ biến nhất định trong xã hội. Nhưng với bài thơ này, ta nhận thấy nó vô cùng đặc biệt, bởi hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ hoàn toàn mang tính cá biệt. Có nghĩa là, nhân vật trữ tình sống trong xã hội này mà lại đang cố vượt ra nơi khác bằng một sức sống tiềm tàng, như thể cái xã hội ấy không trói buộc nổi một tâm hồn với khát khao sống mãnh liệt để gìn giữ, vươn tới cái đẹp. Bản lĩnh ấy, trong xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, liệu ai có được như thế? Phải chăng điều đó đã làm cho bài thơ trong cổ điển đã thể hiện tính hiện đại, đưa lại giá trị cách tân cho một thời kỳ văn học?

 Khám phá bài thơ trong hình thức kết cấu của nó, mở đầu là niềm tự hào khi giới thiệu vẻ đẹp hình thể:

 Thân em vừa trắng lại vừa tròn

 Ca dao, khi nói về người phụ nữ, đã dùng cụm từ thân em rất quen thuộc, vì thế khi tìm hiểu bài thơ, hầu như bạn đọc đều liên tưởng sự vận dụng của Hồ Xuân Hương trong việc sử dụng cụm từ này. Với cách nhìn nhận cụm từ thân em như thế, nên sách giáo khoa đã có bài tập luyện tập: Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở Bài 4 [kể cả phần Đọc thêm] bắt đầu bằng hai từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca [Sách Ngữ văn 7- tập 1]. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu khi người tiếp nhận đã coi hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ mang bi kịch thân phận. Qua nghệ thuật ẩn dụ tài tình trong phạm vi một bài thơ tứ tuyệt cô đọng, hàm súc, học sinh hiểu được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến [ Sách Thiết kế dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp- Nhà xuất bản Giáo dục của tác giả Trương Dĩnh ]. Hay Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi, bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữa xưa [Sách giáo viên Ngữ văn 7- tập 1].

 Ở góc nhìn khác, tiếp nhận, khám phá bài thơ theo hướng vừa mang tính kế thừa: Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ vừa trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, thủy chung, đồng thời đưa ra một cách lí giải mới, đó là hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ không mang tính bi kịch, mà tác giả lấy bi kịch để minh chứng cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ trong việc bảo vệ phẩm giá. Trong ca dao, dù thân em chịu như trái bần trôi hay được như tấm lụa đào đi chăng nữa thì cũng là biết tấp vào đâu hay biết vào tay ai, luôn nằm trong sự định đoạt số phận, không làm chủ nổi bản thân. Còn thân em trong bài thơ Bánh trôi nước có chấp nhận một bề hay đang vùng vẫy?

 Với cách hiểu cụm từ thân em theo kiểu than thân như ca dao, coi vấn đề đặt ra trong tác phẩm mang tính bi kịch, thì như thế bài thơ đã được tìm hiểu theo mạch tự sự bởi người tiếp nhận đã theo trật tự thứ tự các câu thơ bằng cách giới thiệu vẻ đẹp hình thức, nói đến bi kịch cuộc đời, và tiếp đến là vẻ đẹp phẩm giá của em như một sự liệt kê. Chỉ bốn câu thơ thôi mà xem ra sắp xếp “lộn xộn”, không rành mạch theo chủ đề, cách biểu ý thiếu tính liên kết? Như thế bài thơ đâu còn vẻ đẹp hình thức, đâu còn cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương! Vì thế, theo hướng tiếp nhận mới, tìm hiểu bài thơ theo mạch cảm xúc trữ tình trong hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng để thấy em đang trong niềm tự hào về vẻ đẹp trọn vẹn, một vẻ đẹp hình thức được tạo hóa ban tặng đầy tính khách quan và một vẻ đẹp tâm hồn đầy ý thức chủ quan trong sự đấu tranh bảo vệ phẩm giá của mình.

 Một sự “khoe mình” đấy chứ! Tính từ miêu tả đầy gợi cảm “trắng”, “tròn” cùng cách điệp phó từ vừa, vế sau sử dụng hai phó từ liên tiếp “lại”, “vừa” đã tạo nên nốt nhấn để khẳng định vẻ đẹp bất biến về ngoại hình của em. Bài thơ có đề cập đến bi kịch trong sự gian nan vất vả, lận đận và sự trói buộc, định đoạt của chế độ nam quyền lộng hành:

 Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 Đó chỉ là cái cớ để em bộc lộ thái độ sống một cách rõ ràng nhất. Dù chịu bi kịch, nhưng em đã quẫy đạp để thoát vượt ra ngoài bằng nghị lực bản thân cốt sao giữ tấm lòng son. Như thế bi kịch đối với em đã trở nên vô nghĩa. Chuỗi quan hệ từ “mặc dầu”, “mà”, “vẫn” liên tiếp, em hiển hiện một cách cứng cỏi, rắn rỏi, quyết đoán đến thế, xem ra tương phản với vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, thuần khiết của em? Trong xã hội ấy, nếu không mạnh mẽ, quyết liệt thì đâu bảo vệ được phẩm giá của mình. Chính sự cứng cỏi ấy đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của em. Bài thơ khép lại nhưng vẻ đẹp trắng trong, son sắt mãi mãi lan tỏa giữa cuộc đời để mỗi khi soi mình, ai cũng khao khát vươn tới.

 Qua cách sử dụng hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng cùng chuỗi quan hệ từ, đến đây, người đọc cảm nhận được bi kịch đang bị chìm xuống trước một bản lĩnh sống phi thường, quyết liệt và có phần liều lĩnh để tấm lòng son đọng mãi vào thời gian trong niềm kiêu hãnh! Phải chăng cá tính mạnh mẽ của em mới đủ sức chống chọi với cay nghiệt cuộc đời? Cái nghiệt ngã đó, người phụ nữ trong xã hội phong kiến cam chịu, còn em thì không, dám đối mặt, dám thách thức để thoát ra khỏi sự định đoạt của số phận. Vậy thân em, chẳng phải là chủ thể, là cái tôi trữ tình, một bản ngã sống cá nhân đang trỗi dậy mãnh liệt hay sao? Một cái tôi khác xa cái cái ta được nói đến trong văn học đương thời. Như thế, cách lí giải cụm từ thân em không còn mang nét nghĩa trong ca dao, mà đó là chủ thể trữ tình, cái tôi cá nhân tác giả, điều hiếm thấy trong thơ trung đại. Vì thế, vấn đề chính đặt ra trong bài thơ là ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến với sức sống mạnh mẽ như để thoát ra mọi sự ràng buộc hiện tại. Sao em “vùng vẫy” đến thế? Phải chăng là sự phản ứng quyết liệt với một xã hội bất công, ngang trái Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn mà em là hiện thân của bi kịch?

 Với Hồ Xuân Hương, một cá tính mạnh mẽ, cái tôi không phải ẩn dấu, duy nhất mà có khi tự xưng, rất rõ trong Mời trầu :

 Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

 Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

 Một người con gái mảnh mai, đứng trước xã hội quyền lực phong kiến ngự trị, trong một bài thơ của mình đã dùng quạt để Mát mặt anh hùng khi tắt gió/ Che đầu quân tử lúc sa mưa. Dám nhấn cả lũ đấng mày râu rạp xuống dưới câu thơ : Chành ra ba góc da còn thiếu ấy thì sao phải ẩn mình?

 Bài thơ bốn câu, hai câu nói về vẻ đẹp, hai câu nói đến bi kịch, nhìn qua có vẻ cân đối trong biểu đạt nội dung, nhưng bi kịch đã chìm lặn xuống để cho vẻ đẹp ngời lên, tỏa sáng . Nằm trong đặc điểm chung của thơ Hồ Xuân Hương, nhìn nhận một cách khách quan hình thức thể hiện tác phẩm, ta có thể khẳng định trong bài thơ Bánh trôi nước, thân em không phải cụm từ chỉ thân phận, mà đó là sự tự hào về những người phụ nữ kiên trung, dám thách thức ngoại cảnh để giữ lấy vẻ đẹp chính mình. Phải chăng bóng dáng Hồ Xuân Hương hiện lên trong bài thơ rất rõ nét?

 Nét độc đáo trong nghệ thuật bài thơ qua cách sử dụng hình thức kết cấu đầu cuối tương ứng và chuỗi quan hệ từ liên tiếp đã khắc họa rõ nét hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến mang vẻ đẹp trọn vẹn, một vẻ đẹp vượt ra ngoài giới hạn, luật lệ của nó để sống bằng ý thức cá nhân, bằng bản ngã của mình! Bởi thế, nên chăng đồng tình với cách hiểu của tác giả Vũ Bình Lục: chúng tôi cho rằng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đơn giản chỉ là bài thơ tình, nói về vẻ đẹp của “cặp tuyết lê”, hay là đôi gò bồng đảo của người phụ nữ, theo đó là những cảm xúc ái tình chân thực, có pha chút trào phúng nhẹ nhàng “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / mà em vẫn giữ tấm lòng son”, khi mà ông Vũ Bình Lục đưa ra ý kiến Sách giáo khoa văn 7 mới vẫn bảo thủ, và đồng thời đã có bài phản biện, được đăng trên tạp chí “TRI THỨC TRẺ” của báo Tiền Phong. Ông khẳng đinh lúc đầu cũng có một số bạn đọc chưa đồng thuận, là vì nó quá bất ngờ. Nhưng rồi khi đã nhận thấy nó hợp lý, hầu như không thấy ai nói thêm gì nữa. Đài TNVN cũng đã phát đi phát lại bài viết của chúng tôi?

 Tiếp cận bài thơ bằng cách phân tích các tầng nghĩa trong văn bản, ta thấy Hồ Xuân Hương đã mượn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cổ điển, nghiêm trang, khuôn phép để bộc lộ một thái độ sống mạnh mẽ, một sự bứt phá dữ dội đầy tính hiện đại. Cũng chính vì thế, đọc bài thơ Bánh trôi nước ta dễ nhận ra nhân khát khao sống mãnh liệt, dâng hiến tận cùng cái đẹp cho cuộc đời của nhân vật trữ tình mà không một rào cản nào ngăn nổi. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn Hồ Xuân Hương luôn mang hơi thở mới cho cuộc đời. Người đời luôn trân trọng và ngưỡng mộ khi mà Hồ Xuân Hương, trong rất nhiều bài thơ của mình, đã bắc được nhịp cầu nối hai thời đại thi ca!

 Bài viết của tác giả Vũ Bình Lục: Sách giáo khoa Văn 7 mới vẫn bảo thủ!

Về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, trước đây được đưa vào giảng dạy ở chương trình THCS [lớp 9]. Chúng tôi đã có bài phản biện, được đăng trên Tạp chí Tri thức trẻ của báo Tiền Phong. Lúc đầu cũng có một số bạn đọc chưa đồng thuận, là vì nó quá bất ngờ. Nhưng rồi khi đã nhận thấy nó hợp lý, hầu như không thấy ai nói thêm gì nữa. Đài TNVN cũng đã phát đi phát lại bài viết của chúng tôi. Tưởng như câu chuyện đã an bài, bỗng dưng Ban biên soạn sách GK mới, lại đưa bài thơ này xuống chương trình lớp 7 và vẫn cố tình hướng dẫn học sinh theo cách hiểu đã cũ trước đây. Chúng tôi nghĩ rằng quý vị biên soạn hoặc là đã coi thường bạn đọc, hoặc là không chịu tham khảo ý kiến của bạn đọc, để buộc giáo viên và học sinh phải hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ một cách áp đặt, hoàn toàn khiên cưỡng. Vì lẽ đó, chúng tôi xin đăng lại bài viết của tôi từ hơn chục năm trước, để bạn đọc rộng đường tham khảo. Không nên xã hội học văn chương một cách máy móc như vậy !

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, một bài thơ "sex" đắt giá!

Chúng tôi đã có bài phân tích, phản biện cách hiểu của các tác giả sách Hướng dẫn giáo viên lớp 9 [HDGV Lớp 9], về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước của nữ sỹ Hồ Xuân Hương. Bài viết của chúng tôi đã được tạp chí “Tri thức trẻ” số 4-2002 giới thiệu cùng bạn đọc. 
Quan điểm của chúng tôi, cho rằng, bài thơ “Bánh trôi nước” chỉ đơn thuần là một bài thơ vịnh vật, ẩn dụ, nằm trong nhóm các bài “Quả mít”, “Ốc nhồi”, “Vịnh cái quạt”… của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, hoàn toàn trái ngược với cách hiểu của sách “HDGVlớp 9”. Không nên xã hội học một bài thơ tình được viết rất tinh vi, vừa trữ tình đằm thắm, lại được thể hiện bằng một giọng điệu trào phúng nhẹ nhàng tinh tế. Đem tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý của người phụ nữ mà khiên cưỡng áp đặt vào một cái “bánh trôi nước” “vừa trắng lại vừa tròn” thì không thể chấp nhận được. “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương có vẻ đẹp riêng, “rằng hay thì thật là hay” [Truyện Kiều], nhưng, trong nghệ thuật nói chung, sự bình tán quá mức, thoát ly giá trị nội hàm ngôn ngữ, nhiều khi lại vô tình hạ thấp giá trị tác phẩm. Và hãy để “Bánh trôi nước” tự ca lên vẻ đẹp đích thực của nó. 
Tuy nhiên, cũng có vài ý kiến trao đổi lại. Có người viết thư tay cho tác giả. Có người viết bài đăng báo, như tác giả Phan Nguyễn [PN] ở ĐHSP Huế chẳng hạn. Chúng tôi cũng lại có đôi lời nói thêm cho rõ. 
Một nhà thơ đã nói, đại khái, “ai đem phân tích một mùi hương”? Ở một phương diện nào đó, thơ cũng có điểm tương tự. Có ý kiến cho rằng, không nên phân tích thơ ca, bởi thơ ca chỉ có thể cảm, từ cảm mà hiểu, chứ không nên phân tích. Người xưa từng xem thơ như một thế giới nghệ thuật kỳ ảo, linh diệu, lại hình như có cả sự “can thiệp”, chi phối của thần thánh. Ông Hoàng Đức Lương, thời Hồng Đức Lê Thánh Tông [1460-1497] cho rằng “Thơ là mùi vị ở ngoài mùi vị, miệng thường không nếm được, là màu sắc ở ngoài màu sắc, mắt thường không thấy được”... Theo tôi, có lẽ đây là một kiểu định nghĩa về thơ sâu sắc nhất, hàm chứa những điều khiến chúng ta phải suy ngẫm về thiên chức của thơ ca, về bản chất và đặc trưng riêng biệt của thể loại này. 

Như trên đã nói, chúng tôi cho rằng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đơn giản chỉ là bài thơ tình, nói về vẻ đẹp của “cặp tuyết lê”, hay là đôi gò bồng đảo của người phụ nữ, theo đó là những cảm xúc ái tình chân thực, có pha chút trào phúng nhẹ nhàng “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn / mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Phản biện ý kiến của chúng tôi, tác giả PN viết rằng: “Bánh trôi nước là một thứ bánh mà các cụ ta ngày xưa thường làm để thờ cúng tổ tiên và lễ thần linh, do đó, không thể có chuyện Hồ Xuân Hương dùng nó để ẩn ý mô tả cặp tuyết lê của người phụ nữ”. Thì cứ cho là như thế, và nếu như phán đoán của PN gần với sự thật, thì xin hỏi rằng tại sao các tác giả sách HDGV và tác giả PN lại nỡ đem cái bánh trôi nước thiêng liêng kia mà ví với thân phận người đàn bà, vốn chỉ được xem là thân phận thấp hèn trong xã hội phong kiến ngày xưa? Chả lẽ PN lại không tự mâu thuẫn đấy ư? Chúng ta đều biết, với Hồ Xuân Hương khi đối diện với cuộc đời bất công, thì tất cả “hiền nhân quân tử” trong thiên hạ, cũng chỉ xứng đáng để bà “Đứng chéo” mà liếc mắt trông theo. Thậm chí, đến như “cái ấy” của chị em, cũng được Xuân Hương ví như cái quạt để “mát mặt anh hùng khi tắt gió/ che đầu quân tử lúc sa mưa” đấy sao? 

Chung quy, tác giả PN bảo vệ cho quan điểm của sách HDGV, rằng đó là hình ảnh của người phụ nữ có vẻ đẹp ngoại hình “lý tưởng” và tất tật những phẩm chất cao quý của họ. Chúng tôi trước sau cho rằng đó là những kiến giải hoàn toàn suy diễn, khiên cưỡng, thoát ly ý nghĩa nội hàm ngôn ngữ tác phẩm. Làm sao mà có thể chấp nhận được cái bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn” như hòn bi kia, lại có thể xem là “hình thể đẹp” của người phụ nữ, với cả những phẩm chất nhân hậu, thuỷ chung, hiền hoà… lại còn biết “đấu tranh cho nhân phẩm của mình” nữa chứ!

Tác giả PN nghĩ rằng cụm từ “bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ diễn tả số phận con người, nhất là đó lại là người phụ nữ, vì Hồ Xuân Hương dùng từ “thân em” chứ không phải từ “ của em”. Trời ơi! Nếu như viết là “của em”… thì còn gì là Xuân Hương nữa? Thân ở đây là “thân thể”, chứ đâu phải là “thân phận”, nó là cặp tuyết lê của chị em, “vừa trắng lại vừa tròn”… Thành ngữ “bảy nổi ba chìm”, thông thường chỉ sự vất vả cơ cực của số phận con người, nhưng ở đây Hồ Xuân Hương dùng với nghĩa miêu tả cụ thể cái bánh trôi nước, lại ngầm tả cặp vú bảy phần nổi ba phần chìm, với đầy đủ “nước non” vừa hư vừa thực. Chả lẽ bạn cũng không cảm thấy sao? Theo tôi, đó mới chính là thiên tài Xuân Hương, như một bậc thầy về tiếng Việt ở những cảnh huống khác nhau. Và câu “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, lại cũng vẫn là nghĩa cụ thể về công việc làm bánh, nhưng lại ngầm chỉ những thao tác và cảm xúc thăng giáng của ái tình. Nói khác đi, đó là một nghệ thuật chơi chữ rất tài hoa của tác giả bài thơ. “Mặc dầu” ư? Đó chính là sự buông thả, là sự tuỳ thuộc vào “đối tác”, tức bạn tình, mà “rắn” mà “nát”… Chả lẽ bạn cũng chưa cảm thấy sao? 

Nguyễn Du từng miêu tả tâm lý Thuý Kiều ở lầu xanh, khi ông dùng từ “mặc”, theo nghĩa hoàn toàn thụ động, phó mặc cho số phận: “Mặc người mưa Sở mây Tần/ riêng mình nào biết có thân là gì”… Ở trường hợp “Bánh trôi nước” thì ngược lại, không hoàn toàn theo nghĩa “phó mặc” mà còn hàm nghĩa như một tương tác đồng thuận, tuỳ thuộc vào đối tác, vào “tay kẻ nặn”, vào bạn tình của chính mình. Tài năng điều động từ ngữ, những hình ảnh thơ, những thành ngữ dân gian với nhiều nghĩa khác nhau, linh hoạt, biến ảo của Hồ Xuân Hương, khiến người đọc tha hồ mà cảm nhận, mà tưởng tượng trong cái “ma trận ngôn từ” hết sức thú vị của tiếng ta.
Còn như câu cuối, câu “mà em vẫn giữ tấm lòng son” thành ra cũng chỉ là một cách nói cho vui, thuộc phong cách trào phúng Hồ Xuân Hương, chính là vì lẽ ấy!

Cuối cùng, cũng phải nói thêm rằng, Hồ Xuân Hương có nhiều bài thơ thuộc loại này. Nhiều người khó tính cho rằng đó là những bài thơ “dâm” và “tục”. Xin không bàn đến ý nghĩa phồn thực ở đây. Chỉ biết rằng, chính Hồ Xuân Hương trong thơ mình, cũng đã từng lên án, vạch mặt chỉ tên những kẻ tự xưng là “Hiền nhân quân tử” bằng một cận cảnh độc nhất vô nhị, khi chớp được thần thái của họ lúc nhìn trộm thiếu nữ ngủ ngày đã vô ý phô ra cái phần tuyệt mỹ quý giá của sở hữu mình: “Quân tử dùng dằng đi chẳng được/ Đi thì cũng dở, ở không xong”…

Nguyễn Du từng tả Thuý Kiều tắm, khoả thân, bằng một câu thơ thật đẹp: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà / dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên”. Còn Hồ Xuân Hương, với bản lĩnh mạnh mẽ của mình, đã viết một bài thơ “sex” thật đắt giá. Đó chính là bài thơ “Bánh trôi nước” mà lâu nay người ta cứ cố tình không hiểu, hoặc vô tình không hiểu, đã làm cho nó méo mó đi một cách thật dễ thương vậy!

Phước An 2002 - Hà Nội 2010

Video liên quan

Chủ Đề