Nhân to tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là

1.1. Các nhân tố tự nhiên

  • Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. 

Ví dụ: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).

Nhân to tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là

1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

a. Dân cư và lao động

  • Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp. 
  • Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điểu kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.

b. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

  • Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công: nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chi phân bố tập trung ở một số vùng.
  • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,… đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.

c. Chính sách phát triển công nghiệp

  • Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
  • Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.

d. Thị trường

  • Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. Ngàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. 
  • Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,… 
  • Sức ép cùa thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

2. Luyên tập

Câu 1: Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản (trong Atlat Địa lí Việt Nam) hoặc bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nêu nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Gợi ý làm bài

Ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm:

– Khoáng sản nhiên liệu: than, dầu, khí ⟶ phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.

+ Than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh với trữ lượng và chất lượng tốt nhất cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều nhà máy nhiệt điện lớn như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương gắn với các mỏ than.

+ Dầu, khí: phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, là cơ sở để hình thành xí nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ, Bà Rịa; công nghiệp hóa chất cũng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp thuộc Đông Nam Bộ.

– Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crom, thiếc, chì –kẽm… ⟶ phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.

+ Các mỏ sắt, thiếc, đồng, chì –kẽm…tập trung chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, tại đây đã hình thành và phát triển mạnh ngành luyện kim với nhiều điểm công nghiệp như Thái Nguyên (sắt), Tuyên Quang, Cao Bằng (thiếc)…

– Khoáng sản phi kim ⟶ phát triển công nghiệp hóa chất.

+ Các mỏ phi kim: apatit (Lào Cai), pirit (Việt Trì, Huế) ⟶ tại đây đã phát triển các nhà máy hóa chất như sản xuất phân bón Lâm Thao (Việt Trì)…

– Vật liệu xây dựng ⟶ phát  triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

+ Các vùng tập trung các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, sét, cao lanh,… như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Sơn La, Quảng Bình… đã hình thành các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An)…

Câu 2: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?

Gợi ý làm bài

Ý nghĩa của việc cải thiện hệ thống đường giao thông nào đối với phát triển công nghiệp:

– Giao thông vận tải phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông qua lại giữa các vùng kinh tế ⟶ thúc đẩy hợp tác giao lưu phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp.

– Thu hút đầu tư, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp.

– Giao thông phát triển, tạo điều kiện để sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng dễ dàng hơn, thúc đẩy tiêu thụ và sản xuất phát triển; mặt khác rút ngắn khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi sản xuất, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận chuyển.

– Thu hút dân cư và nguồn lao động, là lực lượng sản xuất và tiêu thụ quan trọng của các ngành công nghiệp.

Câu 3: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp?

Gợi ý làm bài

Thị trường có vai trò “đòn bẩy” đối với sự phát triển, phân bố và cơ cấu lại ngành công nghiệp nước ta.

– Thị trường trong và ngoài nước mở rộng, hàng hóa được tiêu thụ mạnh mẽ, sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng quy mô.

– Sức ép của thị trường (đặc biệt là thị trường nước ngoài) sẽ tạo động lực cho việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm ⟶ cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng hơn, các sản phẩm đáp ứng chất lượng người tiêu dùng.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

– Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

– Phân tích sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển công nghiệp.

Nhân to tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là

Trần Anh

a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

b. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc?

Tổng hợp câu trả lời (1)

a) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta (3 điểm). • Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng để phát triển cơ cấu nông nghiệp đa ngành .. • Các nguồn tài nguyên trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm .. * Cụ thể: • Khoáng sản với nhiều nhóm như nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp .. • Thủy năng của sông suối thuận lợi để phát triển công nghiệp thủy điện .. • Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông lâm ngư nghiệp. Từ đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản .. • Sự phân bố các tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vũng .. b) Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc .. • Đông Bắc có thế mạnh khai thác khoáng sản vì đây là vùng tập chung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta, trong đó có những loại trữ lượng lớn như than, a pa tít, thiếc. • Tây Bắc có thế mạnh phát triển công nghiệp thủy điện vì: Đây là vùng có tiềm năng thủy điện (các thác nước) lớn đặc biệt trên Sông Đà có các nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước như: Hòa Bình, Sơn La.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm