Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Hiện nay, tổng diện tích của Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương là 100ha, trong đó phần diện tích sử dụng hiện nay là 75ha, phần còn lại 25ha chưa đầu tư xây dựng. Toàn bộ diện tích 75ha của khu liên hợp được phân thành 6 khu vực chính và được bao quanh bởi cây cao su hiện hữu thể hiện diện tích các hạng mục của khu liên hợp. Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Bình Dương là một điểm sáng trên cả nước trong việc xử lý rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp một cách bài bản, quy mô và hiện đại. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, doanh nghiệp này luôn nỗ lực cải tiến để ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Sau hơn 17 năm hoạt động, Khu Liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương đã hoàn thành 2 giai đoạn với khối lượng mỗi ngày tiếp nhận 1.200 tấn rác sinh hoạt, 400 tấn rác công nghiệp, 200 tấn rác công nghiệp nguy hại. Với nguồn vốn đầu tư có tổng giá trị tương đương 30,5 triệu đô la Mỹ và giá trị đất 100ha cho cả 2 giai đoạn thực hiện dự án, Khu Liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương đã hoàn thành các hạng mục công nghệ tái chế, xử lý rác khá hiện đại.

Ngoài việc thu gom và xử lý rác thải, Khu Liên hợp Xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương còn được đầu tư nhiều công nghệ mới để biến rác thải thành nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm có giá trị. Với tầm nhìn chiến lược trong hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, sự nỗ lực của lãnh đạo, tập thể cán bộ công ty và phương châm “Rác thải là một loại tài nguyên”, nhà máy nỗ lực tái chế, tận dụng rác để vừa góp phần bảo đảm môi trường vừa tiết kiệm chi phí.

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Sản xuất các sản phẩm tái chế của Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Bình Dương

Đơn vị áp dụng hệ thống chiếu sáng tự nhiên, thiết kế trần nhà với các mảng tôn trong suốt, hỗ trợ chiếu sáng hiệu quả cho khu vực sản xuất vào ban ngày, giúp tiết kiệm năng lượng điện và chi phí cho việc chiếu sáng. Do đặc thù ngành sản xuất nên cũng đã áp dụng nhiều giải pháp sản xuất và thu hồi để hạn chế đáng kể việc phát thải bụi như sử dụng hệ thống ống hút bụi trực tiếp từ các thiết bị đóng bao phân bón compost thường xuyên để giảm thiểu tối đa việc phát tán bụi trong nhà máy. Đơn vị đã theo dõi lượng điện tiêu thụ qua đồng hồ tổng của điện lực, hệ thống chiếu sáng chủ yếu là đèn led 50W giúp tiết kiệm năng lượng, hệ thống lấy sáng tự nhiên được công ty thực hiện khá tốt. 

Ôg Ngô Chí Thắng - Phó Giám đốc Chi nhánh Xử lý chất thải Bình Dương chia sẻ: "Nhà máy tái chế rác sinh hoạt làm phân compost với công suất 840 tấn/ngày; lò đốt rác công nghiệp và công nghiệp nguy hại với công suất 320 tấn/ngày; lò đốt rác y tế công suất 3 tấn/ngày; hệ thống xử lý nước rỉ rác công suất 1.000m3/ngày; xử lý nước thải công nghiệp 50m3/ngày; phát điện hơn 2.000kVA; tái chế tro, bùn thải sản xuất gạch tự chèn công suất 2.000m2/ ngày; tái chế bùn thải cấp nước công suất 100 tấn/ngày để sản xuất gạch xây dựng; các lò sấy bùn thải công nghiệp với công suất 100 tấn/ngày. Đặc biệt, đối với phần rác thải không thể tái chế thì vẫn có thể tận dụng bằng cách thu gom khí để tạo ra hệ thống máy phát điện với công suất lên tới 2.000kVA. Nhờ đầu tư, nâng cao công nghệ, cải tiến kỹ thuật xử lý rác làm nhiên liệu vận hành nhà máy điện đã góp phần tăng công suất, sản lượng điện từ xử lý rác thải mỗi năm."

Đơn vị đã và đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ ưu việt, thân thiện môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị với các lĩnh vực: Xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại; sản xuất phân compost, sản xuất bê tông, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gạch tái chế... với mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà, tạo điều kiện hạ tầng thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Lê Tâm

Thạc sĩ Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc BIWASE

TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía Bắc.

Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ); dân số 1.802.500 người với mật độ 649 người/km2; gồm 1 thành phố là Thủ Dầu Một- đây cũng là Trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa của tỉnh-  4 thị xã và 4 huyện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 14%/năm.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông-lâm nghiệp và thủy sản với tỷ trọng tương ứng đạt 60,3%-36,4%-3,2%. Tốc độ tăng dân số là 7%/năm.

Hiện tại, Bình Dương có: 29 KCN + 7 cụm CN tập trung với tổng diện tích > 9.000ha bao gồm 20.000 doanh nghiệp. Đầu tư trong nước thu hút hơn 145.000  tỷ đồng và vốn FDI thu hút hơn 22  tỉ đô la mỹ, với 1.800 doanh nghiệp FDI.

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT-BÌNH DƯƠNG

Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bình Dương với diện tích 118.67km2, dân số 264.642 người và mật độ dân số  2.230 người/ km2 và 14 đơn vị hành chính cấp phường.

TỔNG QUAN VỀ BIWASE

Công ty TNHH Một Thành viên Cấp Thoát Nước Môi Trường Bình Dương (BIWASE) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp thoát nước và môi trường với chức năng sản xuất, cung cấp nước sạch; thoát nước, chống ngập úng, xử lý nước thải;thu gom, xử lý rác; thuỷ lợi, tưới tiêu cho nông nghiệp;

Doanh thu năm 2015 của công ty đạt 1.308 tỷ đồng (tương đương 59,5 triệu USD).

1. Lĩnh vực cấp nước

BIWASE có tổng công suất hệ thống cấp nước là 300.000 m3/ngđ với sản lượng bán ra trong năm 2015 là 82.621.479 m3. Tỉ lệ thất thoát nước hiện nay là 7,3%. Điện năng tiêu thụ bình quân là 0,36Kw/m3.  Tỉ lệ bao phủ của dịch vụ cấp nước là 65%, đáp ứng cơ bản nhu cầu dùng nước cho mọi đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương và giải quyết được một phần nhu cầu nước sạch của các tỉnh lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước.

2. Lĩnh vực thoát nước

BIWASE đã và đang triển khai 4 dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, phục vụ khu vực phía nam tỉnh Bình Dương, trong đó đã đưa vào sử dụng 01 nhà máy, công suất 17.000m3/ngđ, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A : QCVN 40:2011 của BTNMT; 01 dự án đang trong giai đoạn thi công và 02 dự án đang đàm phán ký hiệp định tài trợ.

->tất cả các dự án nước thải đều yêu cầu tiêu chuẩn xả thải loại A sau xử lý

3. Lĩnh vực môi trường

Khi công nghiệp phát triển, cư dân về Bình Dương sinh sống tăng nhanh, rác thải trở thành vấn đề căng thẳng. Đầu năm 2004,  lãnh đạo tỉnh kêu Giám đốc công ty lên giao thêm nhiệm vụ xử lý rác.

Như vậy công tác xử lý rác của Bình Dương được ví như người sinh sau so với nhiều đồng nghiệp trong ngành.

Những thách thức ban đầu trong công tác bảo vệ môi trường

  • Thách nức về nội tại

Với một đội ngũ trẻ, ít kinh nghiệm, chỉ có lòng nhiệt tình và kiến thức học ở trường chưa qua thử thách. Tuy nhiên, với sự năng động của lãnh đạo công ty, sự cầu thị, chịu khó học hỏi và sáng tạo, quyết liệt, từng bước công việc xử lý rác dần dần ổn định và hợp lý, khoa học hơn, thậm chí còn có thể nói là hợp đạo lý ở chỗ “ không để rác đô thị , rác công nghiệp đưa về nông thôn rồi vứt bỏ lung tung để người dân nông thôn phải hứng chịu “cái rác” của người đô thị” (Đây cũng là đạo lý).

  • Thách thức về rác đầu vào

Rác đô thị chưa được phân loại tại nguồn. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu hồi hữu cơ không nhiều nên chi phí cho thiết bị phân loại khá lớn và một lượng lớn ni-lon, đồ chơi trẻ con, quần áo cũ nằm lẫn vào, gây nhiều khó khăn khi phân loại.

  • Thách thức về đầu tư công nghệ
  • Thiết bị khó đáp ứng hoàn toàn cho việc tái chế rác khi chưa phân loại.
  • Chi tiêu ngân sách cho việc làm sạch, cải thiện môi trường cũng rất hạn chế.
  • Tâm lý đóng góp của người dân cho việc rác còn ỷ lại vào nhà nước lo.
  • Tái chế, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, thiếu cơ chế đồng bộ, nhất quán về ưu đãi.

TỔNG QUAN VỀ THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA BIWASE

  • Tọa lạc tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, mỗi ngày Khu LH xử lý chất thải Nam Bình Dương trực thuộc BIWASE tiếp nhận trên 1.100 tấn rác SH và 250 tấn rác CN;
  • Đây là 1 Khu Liên hợp xử lý rác với diện tích 100ha;
  • Rác CN/CNNH: sau khi tập kết về, rác được phân loại và xử lý một cách khoa học. Đa phần được đốt và tro nghiền nhỏ làm VLXD;
  • Rác CN được phân loại những thành phần khác nhau như rác CN nguy hại, rác CN thông thường, rác khô, bùn thải…… rác xây dựng.
  • Xỉ tro sau khi đốt cũng được chế biến lại làm VLXD loại gạch không nung lát vỉa hè;
  • Bùn thải hữu cơ dùng làm phân bón;
  • Bùn thải vô cơ dùng làm gạch có nung.
  • Tận dụng khí thải phát điện.

1. Xử lý rác sinh hoạt

Rác sinh hoạt được các xe vận chuyển đến Khu liên hợp. Sau khi cân xe đưa rác đến hố tập kết giao lại cho phân xưởng tái chế rác sinh hoạt thành phân compost (mùn hữu cơ) với nhãn hiệu “Con Voi Bình Dương”.

Trong quá trình phân loại một số rác được gọi là ve chai được tận dụng, chất vô cơ chuyển sang khu vực vật liệu của bê tông/gạch. Số rác sơ, sợi, vô cơ không làm phân được được đem chôn, giai đoạn tiếp theo sẽ đưa qua đốt.

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương
Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương
Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

2. Xử lý rác công nghiệp

Xe vận chuyển về tới Khu Liên hợp, qua trạm cân đến phân xưởng đốt giao nhận, nhập kho, tại đây sẽ phân loại sơ bộ, có những loại có thể tận dụng tái chế thì qua kho trữ, các loại khác lên kế hoạch đốt, trước khi đốt rác được băm nhỏ, phối trộn với bùn thải, qua khâu sấy và sau đó qua lò đốt 2 cấp ở nhiệt độ 1.1000C ÷1.1500C.

3. Xử lý rác công nghiệp nguy hại

Ngay từ khi đưa lên xe là có yếu tố phân loại. Khi về nhập kho cũng để riêng rẻ tùy theo đặc điểm của chất thải nguy hại, đánh dấu chủ nguồn thải. Sau đó phân loại, cái gì tận dụng, tái chế được, cái gì có thể phối trộn đốt, đốt như thế nào cho an toàn v. v. . Đa phần rác công nghiệp nguy hại được phối trộn hợp lý và đốt là phương án sạch nhất. Lò đốt rác công nghiệp nguy hại cũng có 2 cấp, nhiệt độ đốt từ 1.1000C÷1.1500C.

  • Xử lý xỉ tro sau khi đốt

Xỉ tro từ lò đốt -> phối trộn àvật liệu bê tông -> hóa rắn.

Xỉ tro từ lò đốt -> phối trộn -> nguyên liệu

  • Gạch (tự chèn, terazo, con sâu…)

4. Xử lý rác y tế

Như chúng ta đã nhìn thấy và cảm nhận, rác y tế hết sức nguy hại và ô nhiễm, xe chở rác y tế là xe chuyên dùng tuyệt đối kín và dùng thiết bị nâng hạ. Các thùng rác y tế cho đến khi nhập kho cũng theo băng chuyền, nạp liệu đều bằng những thiết bị thủy lực, hạn chế người lao động tham gia trực tiếp việc khuân vác. Người lao động được trang bị bảo hộ tương đối an toàn, giữ vệ sinh, hạn chế lây nhiễm. Qui trình đốt tương tự như rác công nghiệp nguy hại.

5. Sản xuất bê tông tái chế (bê tông bùn)

Vật liệu ->Kiểm tra-> nghiền sàn tro bùn-> tính tỉ lệ phối trộn cốt liệu -> nạp vật liệu -> bê-tông thành phẩm.

6. Tái chế bùn thải từ nhà máy cấp nước

Bất cứ nhà máy xử lý nước cấp nào cũng có lượng bùn thải, công suất càng lớn, độ đục cao hay sắt cao thì có nhiều bùn. Bùn này tuy không độc hại nhưng bỏ đi đâu cho ổn đây?

Trước tình hình trên Công ty Cấp Thoát Nước Môi Trường Bình Dương nghiên cứu phối trộn với một số loại đất đá khác tạo thành nguyên liệu làm gạch xây dựng có nung. Hiện nay công ty đã sản xuất ổn định gạch 4 lỗ, 2 lỗ đạt chất lượng gạch xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Mỗi ngày sản xuất được 20.000 viên gạch 4 lỗ và 5.000 viên gạch 2 lỗ và được thị trường chấp nhận.

7. Xử lý bùn thải công nghiệp

Đa phần bùn thải công nghiệp đều không thể tái chế làm phân, mà phải hủy như rác công nghiệp, bùn đem về tập kết vào kho có mái che, có hệ thống thu nước rỉ từ bùn. Nước rỉ được thu hồi xử lý không để lan ra ngoài, bùn được làm khô bằng phương pháp phơi vắt ép, độ ẩm còn dưới 30%, có thể đem phối trộn với rác công nghiệp và đốt.

8. Xử lý bóng đèn, thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử bỏ vào rác dường như không đáng kể. Người dân và cơ quan đã bán cho người đi mua đồng nát tận dụng. Còn các loại bóng đèn thì hủy, đập vỡ theo qui trình một cách an toàn. Sau đó các chất thủy tinh được phối trộn vào vật liệu xây dựng dùng cho phân xưởng bê tông.

9. Xử lý giấy vụn, giấy văn phòng

Công ty thu giấy vụn, giấy văn phòng được bảo quản theo chế độ mật. Sau khi quan hệ với nhà máy sản xuất giấy, vào thời điểm thích hợp hai bên cùng thống nhất có thể xeo. Giấy được xuất kho bán cho nhà máy giấy và sau khi qua cân nhà máy giấy, xe chở giấy cũ đến thẳng hố xeo hủy ngay. Sau khi giấy phân hủy hết nhân viên giao giấy cùng ký xác nhân với nhà máy hoàn tất qui trình giao/hủy.

10. Chưng cất dung môi

Dung môi từ chất tẩy rửa điện tử được thu gom về tạm trữ vào các thùng nhựa, sau đó đưa vào chưng cất lại làm sạch ra aceton và phục vụ lại các ngành sản xuất khác.

Chúng ta thấy  phần lớn rác công nghiệp và bùn thải đều tốt.

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Thu khí Metan từ hố chôn để nung gạch

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

11. Phân xưởng gạch có nung

Với những nỗ lực không ngừng, công ty đã nghiên cứu phối trộn lượng tro trên vào hỗn hợp của vật liệu bê tông và hóa rắn lượng tro trên thành những sản phẩm bê tông hữu ích. Công ty đã đầu tư một trạm trộn bê tông tươi công suất 60m3/giờ và kèm theo xe vận chuyển chuyên dụng. Sản phẩm làm ra được thị trường chấp nhận.

12. Phân xưởng gạch không nung

Để góp phần làm phong phú sản phẩm xây dựng, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm và giải quyết nguồn xỉ tro, công ty đã phối trộn thành công xỉ tro làm nguyên liệu cho gạch tự chèn, gạch không nung như gạch terazo 30cm x 30cm, 40cmx40cm hay gạch tự chèn kiểu con sâu 11cm x 22cm, gạch phục vụ sân đỗ xe v.v. . . . với mẫu mã, hình dáng, màu sắc khá đa dạng, phong phú.

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Nhà máy xử lý rác thải nam bình dương

Phương châm xử lý rác của BIWASE

Nguyên tắc 4T

  • Tận thu
  • Tái chế triệt để
  • Tiết kiệm, hiệu quả
  • Thân thiện môi trường

Với sự nỗ lực không ngừng giảm thiểu tối đa rác thải phải chôn lấp làm ảnh hưởng đến quỹ đất, môi trường đất, nước, những tồn tại cho các thế hệ sau, khu Liên hợp Xử lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương thuộc Công ty Cấp Thoát Nước Môi Trường Bình Dương đã giải quyết căn cơ về các loại rác, nỗ lực không ngừng công tác chế tạo ra những sản phẩm có ích. Đây là một việc làm đáng trân trọng.