Nguyên nhân thấm sàn be tông

Sàn Mái bê tông sân thượng là nơi chịu tác động lớn từ thời tiết, khí hậu, Điển hình là nắng, mưa quanh năm. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nứt sàn mái bê tông cốt thép, các vết nứt có ở trên bề mặt bê tông. Vậy nguyên nhân nứt sàn bê tông và cách khắc phục xử lý chống thấm mái bê tông bị nứt như thế nào, hãy cùng chúng tôi đọc bài viết này để nhận diện và xử lý sớm nhất trước khi sàn mái nứt thấm nước nghiêm trọng hơn.

trần nhà bị nứt do kết cấu nhà thay đổi

Nguyên nhân nứt sàn bê tông

  • Nứt do co ngót bê tông | Nứt do lún | Nứt do nhiệt | Nứt do hóa chất | Nứt do ăn mòn cốt thép | Nứt do quá tải trọng

1| Nứt sàn bê tông do co ngót:

Nứt do co ngót bề mặt bê tông, là hiện tượng thường xảy ra trong thời kỳ ngay sau khi đổ bê tông. Bề rộng vết nứt nhỏ, nứt theo hình dấu chân chim. Các vết nứt này xuất hiện do nước bóc hơi quá nhanh khỏi bề mặt bê tông. Điều này làm cho mặt trên và mặt dưới sàn biến dạng khác nhau gây ra nứt. Hiện tượng này thường xảy ra khi đổ bê tông vào giờ trưa, nắng nóng, độ ẩm thấp.

Cách phòng ngừa: Hạn chế đổ bê tông trong thời tiết nắng gắt. Sau khi đổ phải hoàn thiện bề mặt bê tông đúng cách. Dùng bao bố che đậy, và tưới ẩm bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày.

2| Nứt sàn bê tông do xuống móng [lún]:

Nứt sàn bê tông do xuống móng là hiện tượng khá phổ biến trong nhà phố. Nguyên nhân chủ yếu do nhà được xây trên nền đất yếu, việc lựa chọn kết cấu móng chưa phù hợp, hoặc nhà được xây trên nền đất đắp chưa khử hết lún. Thông thường hiện tượng này xuất hiện sau khi công trình hoàn thành từ 3-12 tháng. Đối với những vết nứt sàn do lún móng, cần theo dõi độ mở rộng vết nứt liên tục để đánh giá và đưa ra biện pháp khắc phục hợp lý.

Hiện tượng nứt sàn bê tông do lún móng thông thường sẽ ổn định và kết thúc sau 1-2 năm. Sau thời gian này cần khắc phục và xử lý để tránh gỉ sét cốt thép chủ của sàn.

3| Nứt mái bê tông do thiếu khả năng chịu lực

xử lý vết nứt trần bê tông

Sàn bê tông được thiết kế để chịu một mức tải trọng nhất định. Không thể tăng tải trọng lên sàn bê tông cao hơn mức thiết kế ban đầu. Nhiều chủ nhà không để ý điều này khi thay đổi công năng của công trình.

Chúng ta vẫn có thể thay đổi công năng được một cách an toàn mà không gây nứt. Bằng cách bạn kiểm định kết cấu, gia cường cho kết cấu, để đủ khả năng chịu tải trọng mới.

Cách khắc phục trần nhà bị nứt [cách xử lý chống thấm trần nhà]

kỹ thuật đang xử lý nứt mái nhà

1# Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng Sika

Xử lý vết nứt sàn bê tông bằng sika – Cũng như nhựa đường hay Flinkote, chúng ta dùng sika chống thấm mái bê tông bị nứt sau khi các vết nứt nẻ đã được trám. Được xem là một trong những chất liệu phổ thông nhất, Sika có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà.

Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng sika

Là hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu tốt. Thi công bằng vật liệu chống thấm sân thượng bằng Sika tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, hiệu quả cao có thể kéo dài hàng chục năm. Công trình của bạn hoàn toàn không còn phải lo đối mặt với vấn đề thấm dột.

Quy trình xử lý vết nứt bê tông bằng sika [sửa chữa vết nứt bê tông]

Bước 1: Định vị vết nứt một cách chính xác. [Có thể dùng quả dọi định vị từ phía dưới sàn, sau đó dựa vào kích thước đo đạc ta có thể định vị chính xác vị trí vết nứt ngay trên mái]

Bước 2: Sau khi đã định vị vết nứt chính xác, tiến hành đục gạch tại vị trí vết nứt, khi đã tìm thấy vết nứt thi đục đến khi nào vết nứt kết thúc mới thôi

Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay, mài sạch sẽ cho vết nứt hiện ra rõ ràng hơn.

Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay, cắt mở rộng vết nứt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm

Bước 5: Tiến hành vệ sinh vết nứt sạch sẽ sau khi cắt.

Bước 6: Sử dụng hồ dầu kết nối [gồm xi măng trộn với nước và phụ gia chống nứt bê tông Latex] tưới lên bề mặt vết nứt sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Bước 7: Sau khi vữa Grout khô hoàn toàn, tiến hành quét phụ gia chống nứt bê tông chống thấm sika lên vết nứt đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.

Phủ chống thấm sika kết hợp lưới thủy tinh gia cường

Bước 8: Sau khi lớp sika, ta quét thêm 1 đến 2 lớp nữa. Đợi khô hoàn toàn tiến hành láng vữa chống thấm [Sika latex kết hợp Waterseal DPC] và lát lại gạch

Bước 9: Ngâm thử nước và tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình

2# Xử lý vết nứt sàn bê tông bằng chống thấm Quiseal

sơn chống thấm mái bê tông Quicseal

Quicseal 302LV là nhựa epoxy hai thành phần không dung môi, có độ nhớt thấp, được thiết kế đặc biệt để sửa chữa các vết nứt trong bê tông và công trình xây dựng

Quicseal 302LV được sáng tạo để hoạt động trong môi trường có độ ẩm, cho phép bơm và các vết nứt ẩm và có khả năng kháng nước tốt để bảo vệ và chống lại ăn mòn hóa chất.

Epoxy xử lý vết nứt Quicseal 302LV được thiết kế đặc biệt để sửa chữa các vết nứt mái bê tông

Epoxy xử lý vết nứt Quicseal 302LV được thiết kế đặc biệt để sửa chữa các vết nứt trong bê tông

ỨNG DỤNG chống thấm Quiseal:

   – Bơm hàn kín các vết nứt mỏng như sợi tóc trong kết cấu bê tông và công trình xây dựng.

   – Kết dính và lấp đây các lỗ rỗng bên trong tường và sàn.

   – Vữa trát bệ máy khi trộn với cát silic sạch và khô.

   – Hầu như không cho khí CO2 lọt qua và bảo vệ bê tông chống lại cacbonat hóa.

Quicseal 302LV chịu được độ ẩm, cho phép bơm vào các vết nứt ẩm và có khả năng kháng nước tốt, chống ăn mòn hóa chất

Quicseal 302LV chịu được độ ẩm, cho phép bơm vào các vết nứt ẩm và có khả năng kháng nước tốt, chống ăn mòn hóa chất

Ưu điểm chống thấm Quiseal:

   – Đóng cứng nhanh giúp tiết kiệm thời gian xử lý

   – Độ co ngót thể tích không đáng kể sau khi đóng cứng.

   – Độ nhớt thấp cho phép thâm nhập vào các khe hở thanh mảnh

   – Bám dính vào các bề mặt ẩm ướt, cho phép bơm vào các vết nứt ẩm ướt.

Keo Epoxy xử lý vết nứt Quicseal 302LV đông cứng nhanh, độ nhớt thấp cho phép thâm nhập các khe hở thanh mảnh

Keo Epoxy xử lý vết nứt Quicseal 302LV đông cứng nhanh, độ nhớt thấp cho phép thâm nhập các khe hở thanh mảnh

Biện pháp thi công chống thấm sàn mái bằng quiseal

   – Quicseal 302LV dùng để bơm, đặc biệt hữu ích với phương pháp thi công sửa chữa kết cấu bê tông và công trình xây dựng. Nó tạo thành chất kết dính giữa các phần bị nứt và bền hơn chính vật liệu bị nứt và hàn kín các vết nứt để chống lại sự xâm nhậm của nước và các tác nhân xâm thực khác mà có thể tác động có hại cốt thép.

   – Trước khi quyết định bơm vào vết nứt, phải tìm ra nguyên nhân gây nứt và phải bảo đảm vết nứt không còn phát triển bằng các thiết bị kiểm tra phù hợp. Nếu vẫn còn tiếp tục phát triển, vết nứt phải được xử lý như khe co giãn bình thường. Còn không thì vết nứt và bề mặt xung quanh phải được làm sạch, khô hoàn toàn và các mảnh vỡ vụn phải được dọn sạch.

   – Sau đó sử dụng Quicseal 304 trên bề mặt và kết dính các vòi bơm với chiều sâu khoảng 1,2 – 2 lần [ít hơn cho các vết nứt nhỏ] độ dày của phần bê tông sẽ được sửa chữa. Các vết nứt xuyên qua toàn bộ bề dày của bê tông phải được trám trét ở cả hai bên. Ngay khi Quicseal 304 đã cứng, bơm ngay Quicseal 302LV vào, được trộn bằng cách sử dụng máy khoan tốc độ chậm và cánh quạt trong khoảng 1 – 3 phút cho đến khi đạt được dung dịch màu mật ong đồng nhất. Một cách đơn giản chỉ cần bơm nhựa hỗn hợp và các vết nứt ngang hoặc dọc.

Keo Epoxy xử lý vết nứt Quicseal 302LV tạo thành chất kết dính giữa các phần bị nứt và hàn kín vết nứt

Lưu ý

   – Thời gian tạo keo của vật liệu trộn sẵn phụ thuộc vào khối lượng của mẻ trộn và nhiệt độ. Một mẻ lớn có khả năng phản ứng nhanh hơn một khối lượng nhỏ vật liệu. Vì vậy, điều quan trọng là chỉ sử dụng thiệt bị một thành phần đơn lẻ để theo dõi chặt chẽ và ngăn chặn phải ứng sớm trong hệ thống bơm. Nếu phản ứng xảy ra trong quá trình bơm, ngay lập tức tắt máy và lau chụi sạch với chất làm sạch để tránh gây tắt nghẽn thiết bị.

Với phương án xử lý chống thấm cho vết nứt như trên, chúng tôi đảm bảo 100% công trình sẽ không còn bị thấm do vết nứt mà chi phí tiết kiệm rất nhiều so với phương án chống thấm lại toàn bộ sàn mái. Đồng thời độ bền công trình được trên 10 năm. Lưu ý với cách xử lý như trên, chỉ có ý nghĩa về mặt chống thấm chứ không có tác dụng về mặt kết cấu chịu lực.

3# Xử lý trần nhà bị nứt dột bằng keo Nhật Bản

keo chống thấm vết nứt sàn bê tông [keo dán xử lý vết nứt bê tông]

Xử lý chống thấm dột trần nhà bằng băng keo Nhật Bản

Nếu đây là lần đầu bạn biết đến sản phẩm keo chống thấm Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẻ chưa hiểu được hết tính năng và cũng như cách sử dụng loại sản phẩm này.

Hiện nay, loại keo chống thấm Nhật Bản được thiết kế với một lớp màng cực kì dẽo dai, có độ bám dính và khả năng chịu lực cực tốt.

Đặc tính băng keo chống thấm Nhật Bản

Với một lớp keo dày 1,5mm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản dựa trên chất liệu cao su non nên sản phẩm này được đánh giá là siêu liên kết, siêu chống dính cũng như chống thấm rất hiệu quả

Quy trình thi công keo xử lý nứt bê tông nhật bản

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Đối với những vị trí vết nứt, bạn cần sử dụng miếng giấy nhám chà để làm sạch bề mặt hoặc để đảm bảo hơn bạn cần sử dụng công cụ đục tỉa các vết nứt có độ rộng tương đương với độ sau tầm 1 – 3 cm

Bước này sẻ giúp tăng khả năng bám dính cả vật liệu cho nên bạn hãy chú ý tỉ mĩ ở bước này

Bước 2: Tiến hành thi công

Đo khoảng cách, chiều dài vết nứt của trần nhà, khi đó bạn sẻ định hình được chiều dài miếng dán băng keo cần phải cắt. Lúc nay đây bạn tháo gỡ phần lớp giấy bao bảo vệ băng keo rồi đặt nó lên vết nứt

Sau đó sử dụng các vật dụng để miết, ép cho keo bám chắc trên bề mặt bê tông. Bạn nên nhớ khi băng keo đã ăn sau vào bề mặt sàn bê tông thì bạn sẻ không thể nào tháo gỡ ra

Bước 3: Trả nguyên mặt bằng

Ở bước cuối cùng bạn cần trọng một ít vữa xi măng để trám và làm bằng bề mặt, yếu tố này giúp đảm bảo tính mỹ quan cho công trình

4# Cách chống thấm trần nhà bị nứt Flinkote

Chống nứt mái bê tông bằng Flinkote

Flinkote được xem là chìa khóa cho không ít giải pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt. Là chất liệu sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm đáng kể công sức, thời gian.

Hiệu quả chống thấm mái nhà của Flinkote đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Do đó, không có lý do gì e ngại khi bạn quyết định chọn dùng giải pháp này.

Quy trình thi công chống thấm nứt sàn bằng Flinkote [cách chống thấm trần nhà bị nứt]

Shell Flintkote là loại nhũ tương bitum ổn định một thành phần, khi khô tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bền vững. Đối với các công trình tư gia, mọi người đều có thể tự thi công chống thấm bể nước, phòng tắm, bồn hoa, ban công… một cách dễ dàng bằng chổi, bay trát hoặc ru lô.

Khi thực hiện, cần làm sạch bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các vật liệu rời khác, tạo dốc để bề mặt thoát nước tốt. Tiếp sau đó, quét một lớp Shell Flintkote 3 pha với nước theo tỷ lệ 1:1 với định lượng 0,2 l/m2, để chờ thẩm thấu sâu vào trong lớp vữa hoặc bê tông, chờ cho khô.

Sau đó, quét một lớp Shell Flintkote 3 nguyên chất với định lượng 0,5 l/m2 theo một chiều nhất định để tạo thành một lớp màng chống thấm dẻo, chờ cho khô.

Cuối cùng, quét tiếp một lớp Shell Flintkote 3 nguyên chất với định lượng 0,5 l/m2 theo chiều vuông góc để tăng độ phủ dẻo và tạo thành một lớp màng chống thấm bền chắc. Khi lớp Shell Flintkote 3 này còn đang ướt, vẩy lên một lớp cát khô mỏng và sạch. Để khô hoàn toàn, sau đó trát hỗn hợp vữa xi măng cát lên và nếu muốn, có thể lát gạch ceramic lên trên.

4# Cách xử lý vết nứt trần nhà bằng nhựa đường

xử lý vết nứt trần nhà bằng nhựa đường

Là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt. Như vậy, chúng ta đã tạo ra 1 lớp chống thấm mái bê tông bị nứt dày dặn. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước mưa không làm khó được sàn sân thượng. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.

Quy trình xử lý nứt sàn bê tông bằng nhựa đường

Để thực hiện chống thấm nhà bằng nhựa đường, bạn nên thực hiện tho quy trình sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm. Chú ý dùng các búi sắt, bàn chải sắt và các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh bề mặt cần chống thấm.

Bước 2: Nấu sôi nhựa đường và quét lên toàn bộ bề mặt bằng con lăn [có pha thêm một lượng dầu DO cho loãng để thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

Chú ý: Thực hiện vào trưa nắng gắp sẽ có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, phải phủ bạt cho toàn bộ bề mặt sàn tránh mưa đột ngột trong khi chưa thể quét dầu hắc.

5# Xử lý nứt bê tông bằng màng bitum [3mm, 4mm]

Thi công chống nứt thấm bằng màng bitum

Xử lý mặt bằng trước khi thi công, trám trét dạm vá vết nứt, mài bề mặt sàn cho có độ phẳng tương đối, không lồi lõm, để đảm bảo chất lượng thi công.

Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khu vực cần chống thấm.

Quét lớp lót Primer [ đối với màng tự dinh nên dùng Primer gốc dầu]

Dùng rulo để thi công lớp Primer trên lên toàn bộ bề mặt sàn, phải đảm bảo bao phủ kín bề mặt bê tông.

Sau khi sơn lót khô khoảng 3 – 4h [cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay] sẽ tiến hành dán màng chống thấm bitum.

Cách thi công màng chống thấm nứt sàn bê tông

Nhiệt độ khi thi công trong khoảng từ 4°C đến 45°C. Quy trình thi công có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện công trình. Các quy định chung khi thi công hệ thống chống thấm màng như sau:

Lớp Sơn lót xử lý sàn bê tông bị thấm

Sử dụng sơn POLYPRIME SB* [sơn lót gốc dung môi] định mức 4-6 m2/lt để sơn lên bề mặt nhẵn và khô bằng chổi quét, con lăn, hoặc bình xịt. Chỉ cho phép dán màng chống thấm khi lớp sơn lót đã khô. Độ nhớt của sơn thấp nên dễ dàng chui vào các lỗ hổng bê tông giúp kết dính giữa màng lót và bề mặt bê tông tốt hơn. Ngoài ra, Lớp sơn lót cũng hoạt động như một chất kết dính bụi tích lũy trên bề mặt bê tông còn sót lại sau khi đã làm sạch

Chồng mép

Bắt đầu dán màng chống thấm từ các điểm hoặc rãnh thấp nhất, vì dòng nước sẽ chảy qua hoặc chảy song song với các rãnh đó nhưng không chảy ngược lại. Phần dư tại các tầm màng sẽ được sử dụng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau theo thứ tự, tấm sau sẽ gối lên tấm trước đó. Bắt đầu thi công màng chống thấm bằng cách trải cuộn màng chống thấm BITUPLUS  và căn chỉnh theo các đường nối cạnh.

Tháo nửa cuộn và đứng bên phần cuộn đã được trải ra để ngăn cuộn di chuyển. Phần chồng mí tối thiểu ở cạnh tấm là 50 mm và cuối tấm là 100mm.

6# Xử lý nứt sàn bê tông bằng Kova

Kova chống thấm vết nứt sàn bê tông

Chất chống thấm CT-11A plus đang là lựa chọn hàng đầu, khi cần giải pháp khắc phục hiện tượng thấm dột trên mái nhà.

Quy trình thi công chất chống thấm sàn bê tông kova

1 . Chuẩn bị trước khi chống thấm

Thầu thợ thi công: Người trực tiếp dùng kĩ năng và kinh nghiệm chống thấm sàn mái lâu năm, nhiều kinh nghiệm, tay nghề vững.

Dụng cụ thi công: Máy móc thiết bị, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thi công chống thấm mái: bay, rulo, dụng cụ khuấy trộn, súng phun áp lực [ nếu có ]

Chất chống thấm sàn mái: CT-11A plus Sàn

Xi măng

2 . Chuẩn bị bề mặt sàn:

Sàn mái, sân thượng, ban công, seno là những khu vực ngoài trời tiếp xúc nhiều với nước mưa hay bồn cây được tưới nước nên sẽ dễ dàng bị thấm. Nếu để lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng sàn bị rêu mốc, bám bụi tại bề mặt hoặc các khe nứt. Vì vậy, việc vệ sinh trước khi thi công chống thấm là điều cần thiết nhằm giúp gia tăng hiệu quả thi công tối đa.

+ Sử dụng khoan, dụng cụ đục lớp vữa cũ bám trên nền để mài phẳng bề mặt

+ Vệ sinh sạch sẽ rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ bám kém trên bề mặt

+ Dọn vệ sinh, rửa sạch và để khô [làm khô] bề mặt

+ Xử lý các khe nứt lớn bằng chất chống thấm co giãn CT-14 của KOVA

+ Đối với các sàn mới cần để tối thiểu ít nhất 21 ngày để ổn định kết cấu

+ Nếu bề mặt sàn khô hoặc nóng quá, cần làm ẩm trước khi thi công chống thấm

+ Chất chống thấm Kova CT-11A Plus

3 . Chống thấm bằng CT-11A Sàn

Bước 1: Phủ 2-3 lớp Kova CT-11A sàn lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Để lớp cuối khô cứng khoảng 3-4 ngày.

Với đặc tính chống thấm vượt trội, CT-11A đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm và trở thành sản phẩm chuyên dụng được nhiều thầu thợ tin dùng. Ngoài ra, CT-11A còn giúp tăng độ bền của công trình lên đến 15 năm, chịu được tác động của thời tiết, chịu mài mòn và nước mặn, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn/rêu mốc. Đặc biệt, sản phẩm này rất an toàn, thân thiện với môi trường và cả người sử dụng.

Bước 2: Cán hồ bảo vệ lớp ngăn thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ lớp sơn chống nóng cho sàn mái CN-05.

Kết luận xử lý vết nứt sàn bê tông cốt thép

  • Trên đây là 6 cách chống thấm chống thấm mái bê tông bị nứt, trần nhà, sân thượng sàn mái hiệu quả nhất hiện nay. [Báo giá chống thấm trần nhà TPHCM]
  • Chống thấm mái bê tông bị nứt, Xử lý vết nứt sàn bê tông cốt thép giúp khắc phục những vết nứt trần bê tông một cách hiệu quả và tốt nhất có thể.

Quý khách có nhu cầu chống nứt bê tông chống thấm sàn bê tông sân thượng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí, chúng tôi cam kết sẽ đưa ra những phương án xử lý nứt bê tông hiệu quả nhất, giá thành hợp lý nhất cho quý khách.

Công ty chống thấm “Nhân Thủy” đã và đang quyết tâm phục vụ quý khách hàng một cách chu đáo và hiệu quả nhất. Kinh nghiệm 18 năm làm trong lĩnh vực chống thấm xây dựng, chúng tôi thấu hiểu và đã làm chủ được công nghệ hiện đại nhất, chúng tôi đã xử lý chống thấm cho hàng ngàn công trình lớn nhỏ tại TPHCM và khu vực phía nam.

⇔ Liên hệ: dịch vụ chống thấm tại TPHCM

Hotline: 0981.878.997 – 07.7899.7898 [KT Bảo Nhân]

Zalo: 0981878997

Email: xaydungnhanthuy.com

⇔ Xem thêm: 4 Phương pháp chống thấm sân thượng để trồng cây tốt nhất

Chủ Đề