Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng trong nền kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng trong nền kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là một cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến toàn bộ nền kinh tế trên toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp, suy thoái kinh tế toàn cầu. Vậy nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008 là gì, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Infina đi tìm hiểu ngay nhé!

  • Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008
  • Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
  • Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
    • Về thương mại
    • Về đầu tư nước ngoài
    • Về hoạt động tài chính và thị trường tiền tệ
  • Kết luận

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng trong nền kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 (GFC) bắt nguồn từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, diễn ra từ năm 2007 cho tới năm 2008, khởi nguồn từ Mỹ.

Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 được cho rằng là liên quan tới việc các tổ chức tài chính trong thị trường bất động sản tại Mỹ khi họ bắt đầu đưa ra các khoản vay thế chấp mạo hiểm nhằm giải cứu người mua bất động sản. Hình thức vay thế chấp nhắm vào những người mua nhà có thu nhập thấp, rủi ro cho vay rất cao cùng với sự bùng nổ bong bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.

Yếu tố chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 chính là do sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính kiểu săn mồi, nhằm vào những đối tượng người mua nhà có thu nhập thấp, kém hiểu biết, ít thông tin. Đứng đầu những tổ chức cho vay tài chính đó phải kể đến ngân hàng Lehman Brothers – sự sụp đổ của ngân hàng này đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng.

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, chính phủ Hoa Kỳ đã triển khai các khoản cứu trợ đối với các tổ chức tài chính cũng như áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng trong nền kinh tế

Tuy nhiên, những giải pháp và chính sách tài khóa đó đã quá muộn, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 lan rộng ra các nước trên thế giới, đặc biệt là Liên minh Châu Âu như Đức, Anh, Pháp cũng như các quốc gia khác. Cuộc khủng hoảng này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với hơn 10.000 tỷ USD đã bị cuốn trôi, hơn 30 triệu người thất nghiệp, gia tăng tỉ lệ vô gia cư và tự tử.

Ngoài ra, còn rất nhiều những tác động tiêu cực do cuộc khủng khoảng này gây ra như:

  • Bear Stearns – một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất tại phố Wall đã lên tiếng cầu cứu và được JPMorgan Chase mua lại với giá 30 tỷ USD.
  • Ngân hàng Lehnam Brothers tuyên bố phá sản – đây là ngân hàng đầu tư được thành lập từ năm 1844. Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư hơn 160 năm của Mỹ là dấu hiệu cho việc bán tháo lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.
  • Thị trường chứng khoán tại Hong Kong và Thượng Hải sụt giảm xuống mức 4,5 – 5,4%. Gía trị tài sản của một quỹ thị trường tiền tệ giảm dưới 1 USD/Cổ phiếu. Hơn 140 tỷ USD rút khỏi quỹ bởi các nhà đầu tư Mỹ.

Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2007 – 2008, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế về độ mở, do vậy khủng hoảng kinh tế 2008 ở Việt Nam được cho là không đáng kể nhưng vẫn có một số điểm đáng chú ý.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng trong nền kinh tế

Về thương mại

Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu là những thị trưởng xuất khẩu lớn và quan trọng đối với Việt Nam. Vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, đã xuất hiện xu hướng giảm tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.

Do suy thoái kinh tế, cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ giảm mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, giảm gần 10% so với năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu ảnh hưởng nhiều nhất là may mặc, cá basa, cà phê, gạo, giày da,…

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và EU cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi người tiêu dùng của các nước này phải cắt giảm chi tiêu, và dẫn đến nhu cầu hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn 16,5% tại thị trường EU.

Về đầu tư nước ngoài

Cuộc khủng hoảng kinh tế có sự ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và quỹ viện trợ phát triển chính thức ODA. Tổng vốn FDI có xu hướng chững lại, các dự án đăng ký mới không tăng, vào tháng 10/2008, số dự án đăng kí mới là 68 dự án, giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm là 885 dự án.

Khả năng giải ngân vốn ODA trong năm 2008 cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, và tốc độ giải ngân không được như dự báo trước.

Về hoạt động tài chính và thị trường tiền tệ

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất USD có sự thay đổi nhẹ do ảnh hưởng từ tâm lý người dân. Về thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán, lượng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán nước ta có xu hướng suy giảm. VNIndex giảm liên tục và lập đáy xuống dưới 350 điểm.

Kết luận

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế tới nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích với các bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

  • Chính sách tài khóa là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan tới chính sách tài khóa
  • Chính sách tiền tệ là gì? Chiến lược quản lý dòng tiền của chính phủ Việt Nam năm 2021 – 2022