Người say xe nên ngồi vị trí nào

Người say xe nên ngồi vị trí nào

TS.BS Lê Văn Tuấn - chuyên khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, cho hay say tàu xe là chứng bệnh nhiều người gặp, gây nhiều mệt mỏi, phiền toái nhất là khi bạn phải đi xa.

Và nguyên nhân là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai lúc này đã bị kích thích khác thường, từ đó khiến não xuất hiện hiện tượng bị nhầm lẫn, báo hiệu cơ thể trúng độc, do vậy sẽ sản xuất ra một phản ứng chống lại trạng thái ngộ độc, gây ra hiện tượng nôn ói.

Người say xe nên ngồi vị trí nào
Đi xe ngồi vị trí nào ít bị say xe? - Ảnh minh họa

Và bạn dễ say xe hơn khi đói bụng hoặc ăn quá no, do đó, nếu là người dễ say xe thì bạn cần ăn nhẹ trước chuyến đi. Đồng thời phải tìm chỗ ngồi thoáng mát, tốt nhất nên chọn ghế trước hoặc ở khoảng giữa hay những chỗ ngồi cố định, ít bị rung lắc, tránh các chuyển động xóc, nảy, không ngồi phía cuối, chỗ bánh xe.

Đồng thời nếu là người say xe thì bạn không bắt chuyện với những du khách khác trong suốt chuyến đi.

Bên cạnh đó, khi đi xe bạn không nên nhìn ngang sang hai bên mà nhìn thẳng về phía trước. Bạn cần tập trung sự chú ý của mình vào những điểm bất động đằng xa, cố gắng ngủ trên xe để quên cảm giác say.

Theo thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung, muốn ngừa say xe hiệu quả thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút, bạn nên dùng một khúc gừng tươi, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm.

Đồng thời trong suốt hành trình, thỉnh thoảng, bạn nên ngậm một lát gừng và tránh sử dụng đồ uống có gas và một số chất kích thích đầy hơi như đồ nếp, đậu tương, thực phẩm giàu chất béo, nặng mùi vì chúng sẽ khiến bạn khó chịu ở cổ và buồn nôn.

Lựa chọn được vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất sẽ giúp giảm thiểu nhiều tổn thương nếu xe chẳng may xảy ra va chạm.

Xe ô tô 5 chỗ

Vị trí ngồi nguy hiểm trên ô tô 5 chỗ là vị trí ngồi cạnh người lái. Bởi khi xe xảy ra va chạm trực diện, theo phản xạ tự nhiên, người lái thường đánh vô lăng theo hướng bảo vệ cho bản thân. Do đó, ghế phụ bên cạnh sẽ là vị trí chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Mặt khác, khi xe va chạm trực diện, người ngồi ở hàng ghế trước phải chịu lực quán tính lớn nên dễ bị đập đầu và ngực vào bảng taplo nếu dây an toàn và túi khí hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt càng nguy hiểm hơn nếu kính chắn gió phía trước bị vỡ.

Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất là ở giữa và sau lưng ghế lái. Bởi nếu va chạm trực diện, hàng ghế phía sau sẽ chịu lực tác động ít hơn. Do phản xả tự nhiên của người lái là đánh lái theo hướng bảo vệ cho bản thân nên người ngồi phía sau tài xế cũng sẽ an toàn hơn.

Vị trí ngồi trên xe ô tô an toàn nhất là ở giữa và sau lưng ghế lái

Xe ô tô 7 chỗ

Tương tự xe 5 chỗ, vị trí ngồi nguy hiểm trên ô tô 7 chỗ cũng là ghế phụ phía trước. Ngoài ra xe 7 chỗ còn có vị trí nguy hiểm khác đó là hàng ghế cuối. Hầu hết xe 7 chỗ hiện nay ở dạng crossover, SUV hay MPV. Hàng ghế cuối thông với cửa cốp sau và nằm khá gần với cửa cốp sau, không có vách ngăn. Nên nếu xe bị đâm từ phía sau thì hàng ghế cuối sẽ chịu tác động lớn nhất.

Một trường hợp khác, nếu đi nhanh, phanh gấp, va chạm mạnh, xe 7 chỗ dễ xảy ra hiện tượng “văng đuôi”. Và khi bị “văng đuôi”, hàng ghế cuối rất nguy hiểm bởi chịu quán tính lớn. Trong khi người ngồi hàng cuối xe 7 chỗ thường ít khi thắt dây an toàn. Do đó, hậu quả có thể tăng lên gấp bội.

Tương tự xe 5 chỗ, vị trí ngồi trên xe ô tô 7 chỗ an toàn nhất là hàng ghế thứ hai, nhất là vị trí ở giữa và sau lưng ghế lái.

Xe ô tô 9 – 16 chỗ

Với dòng xe 9 – 16 chỗ, vị trí ngồi phía trước cạnh ghế lái được xem là nguy hiểm nhất. Bởi khi xảy ra va chạm, lực quán tính mạnh sẽ khiến người ngồi ở vị trí này dễ bị va đập mạnh. Còn những hàng ghế phía sau sẽ ít chịu tác động hơn. Đặc biệt là nếu có ghế ngồi ngược lại với hướng di chuyển thì đây là vị trí an toàn nhất. Bởi nếu xe phanh gấp, người ngồi ở những vị trí này sẽ ít bị ảnh hưởng nhiều bởi lực quán tính.

Xem thêm:

Với dòng xe 9 – 16 chỗ, vị trí ngồi phía trước cạnh ghế lái được xem là nguy hiểm nhất

Nếu xe bị đâm từ hai bên, vị trí ngồi ở cạnh cửa hay cửa sổ là nguy hiểm nhất. Nếu xe bị đâm từ dưới, vị trí hàng ghế cuối cùng là nguy hiểm nhất. Do đó, các vị trí ngồi giữa sẽ là an toàn nhất.

Xe khách, xe buýt

Với xe khách, xe buýt lớn, vị trí nguy hiểm nhất là hàng ghế chạy dọc cửa sổ bên phía ghế bác tài. Bởi khả năng va chạm với xe chạy ngược chiều sẽ cao hơn xe chạy cùng chiều. Khi xe khách va chạm với xe ngược chiều, hàng ghế sau chạy dọc phía sau ghế tài dễ bị tác động lớn nhất. Ngoài ra khi xe xảy ra va chạm, kính từ các cửa sổ có thể bị vỡ, làm người ngồi bị thương.

Xem thêm:

Với xe khách, xe buýt lớn, vị trí nguy hiểm nhất là hàng ghế chạy dọc cửa sổ bên phía ghế lái

Vị trí ngồi an toàn nhất là các ghế ở khu vực giữa. Lý tưởng nhất nên chọn các ghế quay mặt ngược lại với hướng di chuyển (nếu có). Vì sẽ ít chịu tác động bởi lực đẩy quán tính nếu xe phanh gấp hay xảy ra va chạm.

Trẻ em đi ô tô ngồi nên ngồi chỗ nào?

Theo một nghiên cứu của đại học Buffalo (Mỹ), hàng ghế sau xe ô tô có độ an toàn lớn hơn hàng ghế trước lên đến 59 – 86%. Ở hàng ghế sau, vị trí an toàn nhất chính là ở giữa với độ an toàn cao hơn 25% so với hai ghế sát cửa sổ.

Ví trí giữa hàng sau là an toàn nhất chủ yếu vì nó cách xa những ngoại lực tác động khi xe xảy ra va chạm. Nếu xe bị đâm trực diện, hàng ghế trước sẽ bị tổn hại nhiều nhất. Nếu xe bị đâm ngang hông thì ghế sát cửa sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất.

Như vậy có thể thấy, vị trí chính giữa của hàng ghế sau là vị trí an toàn nhất trên ô tô. Trong khi đó, ghế trước cạnh ghế lái lại là vị trí nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, vị trí ở giữa hàng ghế sau lại thường không được nhiều người yêu thích. Lý do là nó khá hẹp, lưng ghế cứng không êm ái và thoải mái như hai ghế bên.

Xem thêm:

Vị trí chính giữa của hàng ghế sau là vị trí an toàn nhất trên ô tô

Cục An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ và Học viện nhi khoa Mỹ (AAP) đã đưa ra khuyến cáo rằng nên cho trẻ em dưới 13 tuổi ngồi ở vị trí chính giữa hàng ghế sau. Với những trẻ dưới 9 tuổi cần sử dụng ghế trẻ em ô tô. Loại ghế này sẽ giúp trẻ ngồi đúng tư thế, bảo vệ trẻ, hạn chế tối đa tổn thương nếu xe bị va chạm. Với những trẻ trên 9 tuổi hay cả người lớn dù ngồi ghế giữa cũng phải thắt dây an toàn. Nếu không thì độ an toàn của vị trí này cũng phát huy tối đa.

Tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an cũng từng có đề xuất luật cấm trẻ em ngồi ghế trước ô tô. Cụ thể quy định trẻ em dưới 12 tuổi (hoặc trẻ có chiều cao dưới 1,35m) không ngồi ghế phía trước. Ngoài ra, trẻ em dưới 4 tuổi phải dùng ghế trẻ em ô tô chuyên dụng.

Vì sao trẻ em nên ngồi quay mặt khi đi xe?

Theo thông tin thống kê năm 2008 tại Mỹ, nếu trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi mà ngồi ô tô hướng mặt về phía trước thì khi xe bị va chạm, tỷ lệ bị thương nặng hay tử vong lên đến 75%. Nếu trẻ ngồi ghế quay lưng hướng mặt về phía sau thì có thể nâng cao độ an toàn gấp 5 lần.

Nếu trẻ ngồi ghế quay lưng hướng mặt về phía sau có thể nâng cao độ an toàn gấp 5 lần

Nguyên nhân là do trẻ em có phần đầu nặng và cổ yếu. Nếu ngồi quay mặt về phía trước, khi xe bị va chạm, phần thân trẻ được đai an toàn giữ lại nhưng phần đầu vẫn theo lực quán tính lao mạnh về trước. Điều này có thể làm cổ bị gãy, cột sống bị chấn thương nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia về an toàn giao thông luôn khuyến cáo nên cho trẻ em ngồi ô tô quay mặt về phía sau cho đến khi trẻ được 5 tuổi hoặc ít tối thiểu là 2 tuổi.

Dũng Phạm

Không phải một cách mà tận 5 cách chống say xe cực hiệu quả trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tạm biệt nỗi lo say tàu xe để thực sự “bung lụa” trong những chuyến du lịch sắp tới.

Người say xe nên ngồi vị trí nào

Những chuyến du lịch thú vị là điều ai ai cũng yêu thích, nhưng đi kèm với những chuyến đi là những chặng đường dài di chuyển bằng máy bay, tàu xe, tàu thuyền… có thể khiến những người dễ bị say xe phải lắc đầu ngao ngán.

Bài viết cung cấp những mẹo chữa say xe cực hiệu quả mà đơn giản, dễ áp dụng để những chuyến du lịch sắp tới của bạn được trọn vẹn nhất.

Cách chống say xe hiệu quả: chọn ghế ngồi phù hợp  

Người say xe nên ngồi vị trí nào

Cách chống say xe khi đi ô tô: ngồi ghế hàng trên. Ảnh: Pointsguy

Bí quyết chống say xe nằm ở chỗ chọn đúng vị trí ghế ngồi trên máy bay, tàu xe, những nơi bạn ít cảm nhận thấy sự chuyển động của phương tiện, và do đó, đỡ cảm thấy say xe hơn.

Một mẹo chống say xe nữa khi đi máy bay là chọn ghế ngồi gần cánh máy bay. Chỗ ngồi này có gì đặc biệt mà lại có thể giúp bạn chống say xe? Ghế ngồi gần vị trí cánh máy bay giúp chuyển hướng luồng không khí vào người bạn khi máy bay đang bay, do đó giúp bạn tỉnh táo và chống say xe hiệu quả.

Một số hành khách hay đi máy bay chia sẻ cách chống say xe là mang theo quạt gió cỡ nhỏ để thổi trực tiếp vào mặt, vừa mát vừa có tác dụng chống say xe. 

Bí quyết chống say sóng khi đi tàu thuyền là chọn khoang thuyền ở khu vực giữa thân tàu. Đây là khu vực ít chịu tác động của sóng biển nhất khi tàu di chuyển, do đó bạn sẽ không có cảm giác con tàu đang lướt đi trên sóng nữa và là cách chống say xe hiệu quả. 

Các chuyên gia về du lịch mách rằng cách để không bị say xe hiệu quả khi đi tàu là chọn khoang gần đầu tàu hoặc ngồi cạnh cửa sổ ở ghế ngồi ngược với hướng tàu đang di chuyển. 

Tương tự, để không bị say xe khi đi ô tô, xe khách là ngồi ở những vị trí gần đầu xe. Ngoài ra, trong quá trình xe di chuyển, mẹo chống say xe hiệu quả là ngừng đọc sách hoặc nhìn vào các thiết bị điện tử bởi việc này có thể khiến bạn chóng mặt và dễ bị say xe hơn. 

Cách chống say xe hiệu quả: Tránh một số loại thực phẩm dễ gây say xe  

Người say xe nên ngồi vị trí nào

Cách chống say xe không cần dùng thuốc: chọn một số loại thực phẩm có tác dụng chống nôn. Ảnh: Pointsguy

Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng say xe của bạn tồi tệ hơn. Các thực phẩm cay, dầu mỡ khó tiêu và có thể khiến bạn lâm vào cảnh say xe. Do đó, trước các chuyến đi chơi xa và bạn buộc phải di chuyển bằng tàu xe, hãy ưu tiên những thức ăn dễ tiêu.

Nếu bạn thuộc cơ địa dễ bị say xe, hãy mang theo những thức ăn như ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt khô, chuối, táo… làm đồ ăn vặt trong chuyến đi sắp tới. 

Một cách chống say xe cực hiệu quả mà lại không hề tốn kém, rất dễ thực hiện khác là uống thật nhiều nước. Bạn cũng nên tránh một số loại đồ uống có cồn, café trước chuyến đi để chống say xe. 

Tiếp theo, một cách chống say xe đã quá “nổi tiếng” và được áp dụng đã bao lâu nay là nhờ tới nguyên liệu thần thánh nhưng căn bếp nhà nào cũng có: gừng. Chỉ một cốc trà gừng, cốc nước gừng nóng hay vài lát mứt gừng, viên kẹo gừng là bạn đã có cách chống say xe cực hiệu quả với một nguyên liệu dễ kiếm rồi. 
 

Cách chống say xe trong trường hợp nặng: uống thuốc chống say

Khi những mẹo chống say xe dân gian như uống nước gừng không hiệu quả, có vẻ bạn cần tới cách chống say xe “nặng đô” hơn, đó là dùng thuốc chống say.

Vì đây là những loại thuốc để tránh say xe, nên bạn cần uống thuốc khoảng 30 phút trước khi khởi hành. Trong trường hợp phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ dùng thuốc chống say, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại thuốc chống say ít tác dụng phụ. 

Một điểm trừ của cách chống say xe này là thuốc chống say có thể gây buồn ngủ. Vậy nên bạn cần lưu ý điều này nếu bạn là người cầm lái. 

Cách chống say xe hiệu quả: liệu pháp hương thơm  

Người say xe nên ngồi vị trí nào

Cách chống say xe không tác dụng phụ: sử dụng một số loại tinh dầu thư giãn. Ảnh: Pointsguy

Nghe thì có vẻ mới lạ nhưng đây là cách chống say xe tuy lạ mà quen. Hẳn bạn đã biết nhiều người mang theo vỏ cam, vỏ quýt để ngửi trên xe như một cách chống say xe.

Một số hành khách thường xuyên đi tàu xe công nhận rằng, một số loại tinh dầu thực sự có tác dụng khiến họ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, đẩy lùi cảm giác buồn nôn, say tàu xe.

Một số người mang theo tinh dầu lavender trong xe ô tô như một biện pháp chống say tàu xe. Ngoài ra, một số tinh dầu hương bạc hà hay mùi gừng đều có tác dụng làm thuyên giảm cảm giác buồn nôn và là cách chống say xe hữu hiệu đã được nhiều người kiểm chứng.

  Cách chống say xe hiệu quả, không tác dụng phụ: mang thiết bị chống say

Thiết bị chống say xe là thiết bị đeo ở cổ tay, có tác dụng gây áp lực lên một số vị trí trên cổ tay khiến các cơ được thả lỏng và tăng lưu thông tuần hoàn máu.

Do đó, thiết bị này giúp giảm các triệu chứng buồn nôn và là cách chống say xe hiệu quả, không tác dụng phụ và không cần dung thuốc. Thiết bị này là cách chống say xe an toàn cho phụ nữ mang thai và cả trẻ em.

Bạn chỉ cần chọn loại vòng có kích cỡ phù hợp tay trẻ em là có thể yên tâm cho bé nhà bạn tham gia những chuyến đi chơi xa mà khỏi cần lo say xe rồi. 

Minh Hương

Theo Báo Thể Thao Việt Nam