Nghiên cứu khoa học về FOMO

FOMO (Fear Of Missing Out) là nỗi sợ bị bỏ rơi, đánh mất cơ hội. Những người mắc phải hội chứng FOMO thường sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ hoặc loại bỏ khỏi một điều gì đó. Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của bạn dẫn đến những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân. Và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định tương lai của bản thân, đặc biệt là chọn nghề nghiệp sau này. Hãy cùng AC tìm hiểu rõ hơn về FOMO trong bài viết này bạn nhé.

Nghiên cứu khoa học về FOMO

HẬU QUẢ CỦA FOMO

Trên thực tế, trong hoàn cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn ra hiện nay, 24% các bạn trẻ liên tục online trên các trang mạng xã hội bị mắc phải hội chứng FOMO. Họ không ngừng lo lắng về những gì mọi người đang làm, khiến cho cuộc sống bản thân bị bỏ lỡ nhiều điều.

Đôi lúc FOMO sẽ khiến mọi người tập trung chú ý ra bên ngoài thay vì hướng nội. Nhưng điều này lại khiến họ mất ý thức về bản thân, khiến họ luôn có cảm giác mình bị thua kém so với mọi người. Nhưng tệ hơn, với các bạn trẻ ngày nay khi đấu tranh với FOMO, các bạn thường quá tập trung vào những gì người khác nghĩ mà quên đi giá trị cuộc sống. Và tất nhiên, sự quyết định của các bạn trẻ về những điều trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến bản thân.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu nói rằng có một mối tương quan rất thực tế giữa số giờ dành cho công nghệ kỹ thuật số và mức độ căng thẳng và trầm cảm cao hơn khi có tới 60% thanh thiếu niên tại Úc cho biết họ cảm thấy lo lắng khi biết bạn bè vui vẻ mà không có họ. Và 51% cho biết họ cảm thấy lo lắng nếu không biết bạn mình đang làm gì (Theo Cuộc khảo sát Quốc gia về Căng thẳng và Sức khỏe ở Úc).

Nghiên cứu khoa học về FOMO

Vậy làm thế nào để đối mặt với nỗi sợ FOMO?

RỜI KHỎI CÁC CUỘC TRÒ CHUYỆN

Nhắn tin với bạn bè có thể tốt cho các mối quan hệ và cảm giác kết nối xã hội của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó mọi lúc, nó sẽ kéo chúng ta ra khỏi hiện tại. Điều này có đang xảy ra với bạn không? Tin nhắn, có lẽ nhiều hơn mạng xã hội, cảm tưởng như chúng cần được trả lời ngay lập tức, nhưng bạn biết không? Thực tế không phải vậy. Bằng cách dành ít thời gian cho các cuộc hội thoại bằng chữ viết, bạn có thể bắt đầu thực sự chú ý đến những gì đang xảy ra ngay trước mặt mình.

Hạn chế tần suất sử dụng mạng xã hội sẽ giúp bạn giảm thiểu tỷ lệ mắc phải FOMO. Vì vậy, hãy chỉ sử dụng chúng khi thật sự cần thiết. Khoa học chứng minh rằng chúng ta càng sử dụng nhiều mạng xã hội, thì khả năng chúng ta sẽ trải nghiệm FOMO càng cao.

HÃY BIẾN FOMO THÀNH JOMO

JOMO (The Joy Of Missing Out) là lối sống giúp bạn thực sự tập trung vào những gì quan trọng và giảm bớt cảm xúc tiêu cực khi liên tục so sánh bản thân với người khác.

Đúng vậy, JOMO là suy nghĩ đảo chiều với FOMO, là tận hưởng niềm vui khi bỏ qua những gì có vẻ là vui” mà người khác đang làm, để tập trung vào điều khiến bản thân thực-sự-hạnh-phúc.

Để có được hạnh phúc, ta phải tạo ra mục tiêu phát triển cho bản thân; đặt sự quan tâm của mình vào đúng chỗ, cho đúng người; cố gắng vận động,... Hạnh phúc là cả một sự quyết đoán và nỗ lực để tạo ra cho chính mình, dựa trên những giá trị mà mình tin tưởng, bằng những gì mình hiện có.

Và hạnh phúc là biết cách chấp nhận chính bản thân mình, tin vào hành trình mình đi. Đừng tự đặt mình lên bàn cân của sự phô trương, dùng giá trị vật chất để định danh bản thân. Đừng tìm kiếm lối tắt (shortcut). Và quan trọng nhất là, đừng để mạng xã hội lấy đi thời gian quý báu và cuốn ta vào vòng xoáy ganh đua không đáng có. Hãy nói "KHÔNG"!

Nghiên cứu khoa học về FOMO

Bài viết trên đã phần nào giúp bạn tự tin hơn để đối mặt với hội chứng FOMO. Hãy sống chậm lại một chút để hiểu bản thân hơn, đừng vướng vào sự bận rộn mù quáng và hãy đón nhận FOMO như một người bạn của mình - biến nó trở thành JOMO.

_________________________________

ESSENTIALS - Cung cấp những định hướng cụ thể và hữu ích trong kỷ nguyên V.U.C.A, lên sóng vào tối thứ Ba hàng tuần trên fanpage ACTION Club - CLB Kỹ năng doanh nhân.

Nguồn: Cuộc sống - Vietcetera