Ngành y kiếm được bao nhiêu tiền?

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [TPHCM] vừa có thông báo về việc đóng học phí năm học 2022- 2023. Theo đó, đối với sinh viên chính quy năm thứ 1, học phí ngành Y khoa là 42 triệu đồng/năm; 2 ngành có mức học phí 44 triệu đồng/năm là Răng Hàm Mặt và Dược sĩ. Khối các ngành cử nhân có mức học phí 28 triệu đồng/năm.

Đối với sinh viên chính quy từ năm thứ 2 trở lên có mức học phí 24,5 triệu đồng/năm.

Đáng chú ý, đối với các ngành, đối tượng đào tạo dịch vụ, Y Việt - Đức có mức học phí là 190 triệu đồng/năm; Khối ngành Y đa khoa diện đào tạo theo địa chỉ là 84,7 triệu đồng/năm.

Một năm học được tính là 10 tháng, tính trung bình học phí 1 tháng của sinh viên dao động từ gần 2,5 đến 19 triệu đồng.

Như vậy, chi phí học y 6 năm và 18 tháng thực hành lấy chứng chỉ hành nghề tốn từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng.

Sinh viên vừa áp lực, vừa lo lắng

"Học phí tăng liên tục còn lương bác sĩ bao năm không thấy đổi” - là tiếng thở dài của Trần Quang Long - sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội.

Long cho biết, đối với sinh viên sắp ra trường như em gặp rất nhiều áp lực. Trước hết là mối lo về việc học chứng chỉ hành nghề. Tiếp theo là vấn đề chế độ đãi ngộ của bệnh viện khiến em băn khoăn để lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp cho bản thân.

"Em đang bị mông lung với việc đào tạo chứng chỉ hành nghề. Bởi theo tìm hiểu chỉ những người có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội mới được đăng ký đào tạo tại Hà Nội.

Em chưa biết sẽ học và được đào tạo ở đâu. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí cũng khiến em rất áp lực bởi có bệnh viện sẽ miễn phí đào tạo nhưng có những bệnh viện sẽ yêu cầu nộp 3-5 triệu đồng/tháng.

Tổng số tiền phải chi trả trong thời gian 18 tháng là không hề nhỏ” - Hoàng Long thở dài.

Nam sinh cho biết, dự định trong tương lai của em là làm việc tại các bệnh viện tư. Lý do là các bệnh viện công rất khó xin vào, đặc biệt mức lương thấp khiến sinh viên mới ra trường như em rất chật vật để mưu sinh.

Trần Quang Long - sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội sẽ phấn đấu vào bệnh viện tư vì lương bác sĩ bệnh viện công thấp. Ảnh: NVCC

Còn Đỗ Thị Hiền Anh - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên chán nản “học phí cao, lương thấp, nhiều sinh viên ở trong trạng thái tiến thoái lưỡng nan”.

Nữ sinh cho biết, nhiều sinh viên vì áp lực học tập, chế độ đãi ngộ thấp sau khi ra trường nên muốn bỏ ngang. Tuy nhiên nghĩ đến công sức học tập, thời gian, tiền bạc đã bỏ ra suốt nhiều năm trời nên đành cố gắng.

Hiền Anh nói thêm, không chỉ sinh viên, nhiều bác sĩ đã quyết định bỏ nghề vì mức lương thấp, môi trường làm việc áp lực. Một số khác làm thêm ở ngoài để kiếm sống. Đây là thực trạng chung dễ hiểu.

Đỗ Thị Hiền Anh - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Ảnh: NVCC

“Vừa học vừa hành 10 năm, đầu tư quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nhiều bác sĩ không can đảm bỏ bệnh viện công nên tranh thủ giờ nghỉ đi làm thêm ở ngoài để kiếm sống.

Lương thưởng luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Thời gian gần đây, khi số lượng bác sĩ chuyển việc, nghỉ việc lớn, nhiều độc giả của LuatVietnam đã gửi thắc mắc về lương bác sĩ mới ra trường. Vậy cụ thể là bao nhiêu?

Mục lục bài viết [Ẩn]

1. Điều kiện trở thành viên chức ngành y mới nhất

Cũng giống như các ngành, nghề khác của nước ta, ngành y cụ thể là bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng, y sĩ là những đối tượng được tuyển dụng vào làm viên chức trong các cơ sở y tế công lập. Theo đó, căn cứ Thông tư liên tịch 10/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, chức danh nghề nghiệp thuộc ngành y gồm:

- Nhóm chức danh bác sĩ: Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ chính hạng II, bác sĩ hạng III.

- Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng hạng III.

- Chức danh y sĩ chỉ gồm có y sĩ hạng IV.

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng viên chức chuyên ngành y của các chức danh nêu trên được quy định tại Thông tư 03/2022/TT-BYT gồm:

STT

Chức danh

Trình độ đào tạo, bồi dưỡng

1

Bác sĩ cao cấp

- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II/tiến sĩ ngành y trừ y học dự phòng; bác sĩ chuyên khoa cấp II/tiến sĩ Răng, Hàm, Mặt.

- Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

2

Bác sĩ chính

- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I/thạc sĩ nhóm ngành y học trừ y học dự phòng trở lên; bác sĩ chuyên khoa cấp I/thạc sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt trở lên.

- Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

3

Bác sĩ

- Tốt nghiệp bác sĩ ngành y học trừ y học dự phòng; bác sĩ Răng - Hàm - Mặt.

- Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

4

Y sĩ

Tốt nghiệp y sĩ trung cấp

Như vậy, để trở thành viên chức chuyên ngành y với chức danh nghề nghiệp bác sĩ thì phải tốt nghiệp bác sĩ trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

2. Bảng lương bác sĩ mới ra trường là bao nhiêu?

Hiện nay, ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương bác sĩ mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1 Bác sĩ là viên chức trong các bệnh viện công

Khi là viên chức trong các bệnh viện công lập, bác sĩ mới ra trường sẽ được xếp lương theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015. Cụ thể:

- Bác sĩ cao cấp hạng I: Xếp lương viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

- Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.

- Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Trong đó, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

- Hệ số: Do là bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.

Mức lương cơ sở: Hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đang có đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và áp dụng từ 01/7/2023 hoặc ngay từ 01/01/2023.

Cụ thể mức lương của bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

Đơn vị: Đồng/tháng

STT

Đối tượng

Hiện nay

Theo đề xuất

1

Bác sĩ

3.486.600

4.212.000

2

Bác sĩ chính

6.556.000

7.920.000

3

Bác sĩ cao cấp

9.238.000

11.160.000

2.2 Bác sĩ là người lao động

Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.

Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Chủ Đề