Ngâm chân nước gừng bao lâu

Áp lực công việc cùng gánh nặng cuộc sống đè nặng trên vai khiến bạn bất an, căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tuy nhiên, bạn lại không muốn lạm dụng thuốc Tây y vì những tác dụng phụ của nó đem lại. Bạn yên tâm, những bài thuốc ngâm chân đơn giản với nước ấm và các nguyên liệu dễ kiếm sau đây sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ ngon.

Tác dụng của ngâm chân đối với giấc ngủ

Đôi chân tuy nhỏ bé nhưng có thể chứa đến hơn 60 huyệt đạo quan trọng cùng rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não.

Ngâm chân giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, điều chỉnh hệ thống nội tiết, tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh.

Sau một ngày làm việc bận rộn, căng thẳng, mỗi tối trước khi đi ngủ bạn hãy ngâm chân vào nước ấm. Làm vậy hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, xua tan đi cơn mệt mỏi đem đến cho bạn một giấc ngủ sâu.

Một số cách ngâm chân đem lại giấc ngủ ngon

Ngâm chân bằng nước ấm và gừng tươi

Trong đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, làm ấm cơ thể.

Ngâm chân bằng nước ấm và gừng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, giúp ấm cơ thể đặc biệt là vào mùa đông giá rét. Ngoài ra, mùi thơm dễ chịu từ tinh dầu gừng góp phần làm dịu căng thẳng.

Cách làm nước gừng ngâm chân khá đơn giản, bạn chỉ cần 100g gừng còn nguyên vỏ, rửa sạch, đập giập cùng 2 lít nước.

Đun sôi nước, cho gừng vào, có thể cho thêm một thìa muối trắng. Đun thêm 5 phút cho tinh chất gừng hòa vào nước, muối tan. Sau đó, tắt bếp để nguội đến khoảng 50 độ C, rồi đổ ra dụng cụ để ngâm chân.

Nếu bận rộn, không có thời gian nấu, bạn có thể đập dập gừng, chế nước sôi vào để nguội bớt rồi ngâm chân hoặc mua chai gừng muối ngâm chân đóng sẵn ở các hiệu thuốc, chỉ cần đổ ra pha cùng nước ấm vừa đủ là dùng được ngay.

Trong quá trình ngâm, nhất là vào mùa đông nước nhanh nguội, bạn có thể vừa ngâm vừa chế thêm nước ấm để duy trì độ ấm  cho nước.

Thực hiện ngâm chân 15 – 20 phút mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngâm chân bằng nước gừng ấm kết hợp ngửi mùi hương nhẹ nhàng từ củ gừng giúp cơ thể thoải mãi, thư giãn, giải tỏa tinh thần khiến bạn ngủ ngon hơn.

Ngâm chân với nước ấm và muối

Đây là bài thuốc ngâm  chân vô cùng dễ kiếm mà hiệu quả đem lại thật bất ngờ.

Nước muối có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng lưu thông máu, làm ấm cơ thể. Ngâm chân nước muối 15 phút hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ khiến cơ thể thư giãn, thoải mái, làm giảm triệu chứng chân tay lạnh, ngăn ngừa, xoa dịu tình trạng viêm khớp, kích thích ngủ ngon.

Nếu như bạn là một người bận rộn, không có thời gian nấu các loại nước ngâm chân thì sử dụng nước muối là lựa chọn hoàn hảo. Chỉ cần pha hai thìa muối vào 2 lít nước ấm, chưa đầy 2 phút bạn đã có chậu nước ấm ngâm chân cho riêng mình.

Ngoài ra, thay vì sử dụng muối ăn thông thường để ngâm chân bạn có thể lựa chọn các loại muối ngâm chân với thành phần đá muối Himalaya, hay các loại muối ngâm chân thảo dược  có bán tại các hiệu thuốc, siêu thị trên toàn quốc.

Ngâm chân với nước ấm và bột quế 

Quế là một trong bốn thảo dược quý [sâm – nhung – quế – phụ ] rất tốt cho sức khỏe.

Ngâm chân bằng bột quế giúp giảm đau nhức mỏi, lạnh chân, phòng ngừa phong tê thấp, tăng cường tuần hoàn máu, giúp dễ ngủ. Ngoài ra ngâm chân bằng bột quế còn góp phần ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng hôi chân.

Hiện nay tại các siêu thị  và nhà thuốc có rất nhiều loại bột quế ngâm chân đóng sẵn bạn chỉ việc mua về, mỗi lần ngâm lấy khoảng hai thìa cho vào chậu nước sôi, để nguội bớt rồi ngâm chân.

Nếu bạn cảm thấy chưa tin tưởng vào các thành phần bột quế bán sẵn, ban có thể mua quế khô tại nhà thuốc đông y. Mỗi lần ngâm bạn đem khoảng 100g quế khô đun sôi với nước trong 15 phút chờ nguội bớt rồi dùng.

Trong trường hợp nhà bạn có sẵn cây quế thì bạn có thể  tận dụng lá quế. Nước nấu từ lá quế cũng có tác dụng tương tư.

Ngâm chân với nước ấm và sả

Sả là loài cây có nhiều tinh dầu. Đặc biệt mùi thơm từ tinh dầu sả rất nhẹ nhàng, dễ chịu.

Ngâm chân bằng nước sả mỗi ngày khiến cơ thể thư thái, dễ chịu, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra ngâm chân bằng sả cũng góp phần ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng hôi chân.

Để nấu nước sả ngâm chân, bạn cần chuẩn bị 2 lít nước, 5 nhánh sả và một thìa cả phê muối hạt.

Trước tiên, bạn đập giập sả, sau đó cho vào nồi nước đã cho thêm muối hạt rồi đun sôi khoảng 5 phút cho các tinh chất của sả tan vào nước. Sau đó tắt bếp để nguội bớt đến khoảng 50 độ rồi đổ ra dụng cụ để ngâm chân.

Ngâm chân với nước ấm và lá lốt

Với những người bị mất ngủ do đổ mồ hôi tay chân, đau nhức xương khớp thì ngâm chân bằng lá lốt là một liệu pháp tốt.                                  

Dùng lá lốt ngâm chân, bạn nên lấy cả thân, rễ của cây để đạt hiệu quả cao. Cho 10 cây lá lốt đã rửa sạch, xắt khúc vào 2 – 3 lít nước, thêm một thìa muối hạt đun sôi khoảng 5 phút. Để nguội đến khoảng 50 độ, là bạn đã có chậu nước ngâm chân.

Khi ngâm chân cần lưu ý

  • Nếu có điều kiện bạn hãy dùng chậu gỗ hay thùng gỗ để ngâm chân vì gỗ hấp thụ các vị thuốc tốt nhất và làm nước ngâm chân lâu nguội.
  • Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng, tốt nhất là ngâm trước khi đi ngủ khoảng 1giờ.
  • Nước ngâm chân nên để trong khoảng 38 – 43 độ C. Giữ ổn định độ ấm của nước bằng cho thêm nước nóng trong quá trình ngâm.
  • Ngâm chân khoảng 15 – 20 phút mỗi lần, không nên ngâm quá nhiều vì sẽ không tốt cho tim.
  • Sau khi ngâm chân cần lau khô, chà sát bàn chân vào nhau cho ấm rồi mới đi ngủ.
  • Không ngâm chân khi chân có vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét.
  • Phụ nữ đang mang thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em đang trong giai đoạn dạy thì không nên ngâm chân.
  • Người già mắc chứng khớp, tắc nghẽn động mạch, kém lưu thông máu nên hạn chế ngâm chân.
  • Người sức khỏe yếu, người hay mẫn cảm, hay tụt huyết áp, huyết áp không ổn định, người mắc chứng xơ vữa động mạch, lưu thông máu kém tuyệt đối không được ngâm chân.

Xem thêm các mẹo trị mất ngủ khác:

Theo nền y học cổ truyền phương Đông, đôi bàn chân được ví như trái tim thứ hai của con người bởi nơi đây tập trung rất nhiều huyệt đạo quan trọng cùng dây thần kinh liên kết với não bộ. Chính vì vậy, việc bảo vệ đôi chân là điều vô cùng cần thiết để kéo dài tuổi thọ và duy trì chất lượng cuộc sống. Hôm nay, GDV Sport sẽ chia sẻ tới các bạn một phương pháp chăm sóc sức khỏe đôi chân vô cùng tuyệt vời, đó chính là phương pháp ngâm chân nước gừng.

Xem thêm >>> Phương pháp ngâm chân bằng nước muối

Tác dụng chữa bệnh khi ngâm chân nước gừng nóng

Tuổi tác càng tăng cao, cơ thể chúng ta phải đổi mặt với quá trình lão hóa cơ thể và những bệnh lý nguy hiểm. Ngâm chân bằng nước gừng nóng có thể mang lại những tác dụng tuyệt vời như sau:

Giảm đau khớp, viêm đa khớp

Nước ấm có khả năng thư giãn các huyệt đạo, nhờ vậy mà giảm thiệu được triệu chứng của những cơn đau khớp, đau nhức gót chân, bàn chân,… Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với những người thường xuyên phải di chuyển hoặc đứng trong một thời gian dài. Sau một thời gian thực hiện ngâm chân nước gừng đều đặn, không chỉ hệ xương khớp của bạn được cải thiện mà còn phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Điều trị chứng chân lạnh cóng

Có rất nhiều người sở hữu bàn tay và bàn chân lạnh do cơ địa nên dù có mặc nhiều quần áo hay đi tất bảo vệ chân thì tình trạng này vẫn diễn ra. Phương pháp ngâm chân nước gừng đã được chứng minh có thể cải thiện chứng chân lạnh cóng nhờ vào khả năng kích thích mạch máu giãn nở, giúp khí huyết lưu thông thuận lợi hơn. Hiệu quả của quá trình này sẽ được tăng lên gấp nhiều lần nếu như bạn kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân của mình.

Ngâm chân nước gừng nóng giúp giảm đau do chấn thương chân

Gừng tươi có tính nóng và tính sát khuẩn cao nên những trường hợp chấn thương phần mềm dẫn đến sưng tấy và đau nhức bàn chân có thể áp dụng liệu pháp ngâm chân nước gừng để giảm đau, chống viêm. Thêm vào đó, khi tinh thần bạn được thư giãn sẽ tạm quên đi chấn thương và không còn cảm thấy đau đớn như ban đầu.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt

Ngâm chân bằng nước gừng nóng có khả năng làm giãn tĩnh mạch, nhờ đó mà huyết áp của bạn có thể được điều chỉnh về trạng thái an toàn khi bị tăng cao đột ngột. Mặc dù nước nóng chỉ tiếp xúc với da chân nhưng cũng có thể xoa dịu các huyệt đạo, khiến huyết quản giãn nở và cải thiện chứng huyết áp cao, hoa mắt, chóng mặt.

Chữa chứng mất ngủ khi ngâm chân với muối gừng

Một phương pháp an toàn, tiết kiệm mà lại không cần sử dụng đến thuốc chữa mất ngủ đó chính là ngâm chân nước gừng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, ngâm chân trong chậu nước ấm giúp hệ thần kinh trung ương được thư giãn, giải tỏa stress và ngủ ngon giấc hơn. Nếu như thuốc tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể thì việc ngâm chân sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn một cách bền vững. 

Điều trị di tinh, xuất tinh sớm

Thêm một lợi ích tuyệt vời của liệu pháp ngâm chân bằng muối gừng đó là thúc đẩy máu đến các bộ phận trên cơ thể, trong đó bao gồm cả bộ phận sinh dục, giúp bổ thận tráng dương và tăng cường sinh lực hiệu quả. Dưới tác động của nước ấm và muối gừng, các tế bào thần kinh sẽ được kích thích thư giãn, nhờ đó mà hạn chế được chứng di tinh, xuất tinh sớm.

Cải thiện tình trạng mệt mỏi

Không còn gì hạnh phúc hơn khi sau một ngày làm việc dài, bạn được trở về ngôi nhà thân yêu của mình và thả lỏng, thư giãn cơ thể. Ngâm chân bằng nước gừng giúp toàn bộ cơ thể ấm lên, mang tới cảm giác khoan khoái, thư thái và hồi phục tinh thần nhanh chóng. Chưa hết, các huyệt đạo ở lòng bàn chân và dây thần kinh kết nối với não bộ được kích thích sẽ hỗ trợ hệ bài tiết làm việc hiệu quả hơn, đào thải các độc tố có hại cho bạn một làn da hồng hào, sáng khỏe.

Ngâm chân chữa bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Những bệnh nhân mắc chứng viêm tắc tĩnh mạch chi dưới được khuyến khích sử dụng phương pháp ngâm chân nước gừng với mục đích loại bỏ các cục máu đông. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai rất dễ gặp phải tình trạng này nên có thể ngâm chân thường xuyên để giảm thiểu phù nề, đau nhức bắp chân.

Điều trị mụn nhọt chân

Không phải ngẫu nhiên khi gừng là một trong các nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm dưỡng da. Củ gừng tươi có khả năng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm, giảm viêm, ngứa nên ngâm chân nước gừng giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt ở bàn chân, giúp các vết thương mau chóng hồi phục.

Giảm sưng, phù nề chân

Gừng tươi pha cùng nước nóng giúp có tác dụng cải thiện lưu thông máu. Do đó những người mắc chứng phù nề chân, tê bì chân tay có thể ngâm chân nước gừng để ngăn chặn ứ máu và dịch khớp bàn chân. 

Tham khảo thêm >>> 3 công thức ngâm chân cho bà bầu

Cách làm nước muối gừng ngâm chân

Cách làm nước muối gừng ngâm chân vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g gừng tươi cùng một ít muối tinh khiết cho mỗi lần ngâm. Sau khi rửa sạch và đập nát gừng tươi, hãy hòa cùng 2 lít nước sôi, thêm muối trắng và đun khoảng 5 phút để các tinh chất hòa quyện vào nhau. Tiếp theo, bạn tắt bếp, đổ nước vào chậu ngâm và để nước nguội đến khoảng 40 độ C.

Mỗi ngày nên ngâm chân nước gừng khoảng 15-20 phút trước khi đi ngủ để giúp tinh thần khoan khoái và ngủ ngon giấc hơn. Nếu bạn không có thời gian nấu nước, có thể trực tiếp đun nước sôi rồi thả gừng tươi và muối vào.sau đó ngâm chân.

Khi ngâm chân cần lưu ý điều gì

Để ngâm chân bằng nước gừng đạt hiệu quá tối đa và không gây tác dụng phụ, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nước dùng để ngâm chân không vượt quá 40 độ C và ngâm chân không quá 25 phút vì tiếp xúc với nước nóng quá lâu khiến chân đau nhức, sưng đỏ, thậm chí là bỏng rát. Khi nước giảm nhiệt độ, bạn hãy thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ của nước.
  • Sử dụng chậu ngâm chân rộng rãi, không để bàn chân chen chúc hay xếp chồng lên nhau và nước ngâm chân phải ngập mắt cá chân.
  • Những người mắc bệnh về huyết áp, tim mạch hay thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ 37 độ C và rút ngắn thời gian ngâm chân.
  • Thời điểm lý tưởng để ngâm chân là khoảng 8-9h tối vì thời điểm này thận hoạt động kém, ngâm chân sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng thân nhiệt và kích thích lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả hơn.
  • Nên kết hợp massage trong quá trình ngâm chân và chú khi ngâm ngân cần ngồi thẳng lưng.

Những ai không nên ngâm chân

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của việc ngâm chân bằng nước gừng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Những người không nên ngâm chân nước gừng có thể kể đến như:

  • Người bị xơ cứng động mạch, viêm khớp dạng thấp, suy tĩnh mạch không nên ngâm chân nước gừng thường xuyên vì tiếp xúc nước nóng lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử.
  • Người mắc bệnh tiểu đường có lớp da chân mỏng, người bị bong gân và vết thương hở ở chân thường nhạy cảm với nhiệt độ, nếu ngâm chân không đúng cách có thể khiến bàn chân bị nhiễm trùng, viêm loét.
  • Trẻ em không nên ngâm chân nước gừng vì phương pháp này không có lợi cho sự phát triển của cơ thể, dễ bị biến dạng cột sống và dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo.
  • Những người mắc bệnh nấm, eczema, herpes không phù hợp tiếp xúc với nước nóng trong thời gian dài nên hạn chế ngâm chân. 
  • Người vừa uống rượu không nên ngâm chân để tình trạng thiếu máu lên não.

Ngâm chân bằng nước gừng thực sự là một phương pháp tuyệt vời giúp cải thiện sức khỏe bàn chân. Mong rằng bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và thực hiện hiệu quả nhất. Sau khi ngâm chân bằng nước gừng, bạn cũng có thể sử dụng máy massage chân để chăm sóc cho đôi chân của mình.

 

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0968.621.733 - 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM[Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất]

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: //giadungviet.vn

Ngâm chân nước gừng cần lưu ý điều gì?

Để ngâm chân bằng nước gừng đạt hiệu quá tối đa và không gây tác dụng phụ, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Nước dùng để ngâm chân không vượt quá 40 độ C và ngâm chân không quá 25 phút vì tiếp xúc với nước nóng quá lâu khiến chân đau nhức, sưng đỏ, thậm chí là bỏng rát. Khi nước giảm nhiệt độ, bạn hãy thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ của nước.
  • Sử dụng chậu ngâm chân rộng rãi, không để bàn chân chen chúc hay xếp chồng lên nhau và nước ngâm chân phải ngập mắt cá chân.
  • Những người mắc bệnh về huyết áp, tim mạch hay thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ 37 độ C và rút ngắn thời gian ngâm chân.
  • Thời điểm lý tưởng để ngâm chân là khoảng 8-9h tối vì thời điểm này thận hoạt động kém, ngâm chân sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng thân nhiệt và kích thích lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả hơn.
  • Nên kết hợp massage trong quá trình ngâm chân và chú khi ngâm ngân cần ngồi thẳng lưng.

Đối tượng nào không nên ngâm chân nước gừng?

  • Người bị xơ cứng động mạch, viêm khớp dạng thấp, suy tĩnh mạch không nên ngâm chân nước gừng thường xuyên vì tiếp xúc nước nóng lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử.
  • Người mắc bệnh tiểu đường có lớp da chân mỏng, người bị bong gân và vết thương hở ở chân thường nhạy cảm với nhiệt độ, nếu ngâm chân không đúng cách có thể khiến bàn chân bị nhiễm trùng, viêm loét.
  • Trẻ em không nên ngâm chân nước gừng vì phương pháp này không có lợi cho sự phát triển của cơ thể, dễ bị biến dạng cột sống và dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo.
  • Những người mắc bệnh nấm, eczema, herpes không phù hợp tiếp xúc với nước nóng trong thời gian dài nên hạn chế ngâm chân.
  • Người vừa uống rượu không nên ngâm chân để tình trạng thiếu máu lên não.

Video liên quan

Chủ Đề