Muốn tỷ giá hối đoái thể hiện theo phương pháp trực tiếp tăng nhà nước Việt Nam cần

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Do đó, Nhà nước có thể áp dụng nhiều phương pháp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Các biện pháp chủ yếu được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái và dự trữ bình ổn hối đoái, chính sách phá giá, nâng giá tiền tệ,…

1. Chính sách chiết khấu

Chính sách chiết khấu là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó, lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng giảm xuống.

Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước.

Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá hối đoái không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất không nhất định đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo.

Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định tì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lức đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi bao nhiêu.

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng đô la Mỹ mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp 1.5 lần thị trường London, gấp 3 lần thị trường Tây Đức nhưng vốn ngắn hạn không chảy vào thị trường Mỹ mà đổ dồn chạy thẳng vào Tây Đức và Nhật Bản, mặc dù các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp bởi vì nguy có phá giá đô la trong thời gian này khá cao.

Tuy nhiên không nên coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều địa thể như nhau thì phương hường đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa.

Vd: Năm 1964, ngân hàng Anh quốc nâng tỷ suất chiết khấu từ 5% lên 7% đã thu hút được vốn ngắn hạn chảy vào Anh, góp phần giải quyết những khó khăn của cán cân thanh toán quốc tế của Anh.

2. Chính sách hối đoái và quỹ dự trữ bình ổn hối đoái

Chính sách hối đoái hay còn gọi là chính sách thị trường mở là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái, có nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoại hối vủa Nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Khi tỷ giá hối đoái lên cao, NHTW tung ngoại hối bán ra để kéo tỷ giá hối đoái xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế của một nước kéo dài thì khó có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này.

Trong tình hình như trên, các nước tư bản chủ nghĩa phải dựa vào vốn dự trữ ngoại hối của nhau để cứu nguy đồng tiền của một nước nào đó. Vì vậy, 14 nước tư bản chủ nghĩa phát triển và Mỹ đã ký hiệp định “SWAP” để hỗ trợ lẫn nhau giữa các NHTW nhằm tác động đến quan hệ cung cầu ngoại hối của nước sử dụng tín dụng “SWAP”, do đó, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nước đó.

Chính sách chiết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản trong nươc, giữa thương nhân xuất khẩu muốn nâng cao tỷ giá hối đoái lên với thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống, giữa nhà nhập khẩu muốn nâng tỷ giá hối đoái và nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá hối đoái và mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau vì tỷ giá hối đoái của một nước nâng lên thì hạn chế xuất khẩu hàng hóa của nước khác nhưng lại khuyến khích xuất khẩu vốn của nước khác. Do đó làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với nước thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại.

Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường.

Về nguyên tắc thì NHTW nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi. Song, do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ các nước ngày một mất giá và tỷ giá biến động mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, các nước đã thành lập quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình.

Theo số liệu của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, các nước tư bản chủ nghĩa đã chi một khoản tiền khá lớn trích ra trong quỹ của mình khoảng 300 tỷ đô la Mỹ từ đầu năm 1973, trong đó, chỉ riêng từ tháng 08/1977 đến tháng 02/1978 đã chi ra 60 tỷ đô la Mỹ để duy trì tỷ giá hối đoái của họ. Riêng tháng 03/1978, quỹ của ngân hàng dự trữ liên bang và khoản tín dụng “SWAP” đã đạt tới 22,6 tỷ đô la Mỹ để phục vụ mục đích này.

Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối, lượng dự trữ theo quỹ đó cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ, ví dụ như tín dụng SWAP.

3. Chính sách phá giá tiền tệ

Trong những cuộc đấu tranh vì kinh tế, chính trị của các nước vì thị trường ngoài nước cũng như trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nước đã phát sinh, vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nước này hoặc nước khác.

Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài tỷ giá hối đoái là điều không thể tránh khỏi, song các Nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế.

Phá giá tiền tệ là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó.

Ví dụ: Tháng 12/1971, đô la phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,40 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBP còn 0,383 GBP.

Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là:

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước. Do đó, có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

- Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng.

- Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay.

Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân thương mại.

Ví dụ: Do kết quả của phá giá bảng Anh 14,3% tháng 11 năm 1967 nên trong năm 1968 – 1969 sự thiếu hụt của cán cân thương mại của nước Anh đã giảm đi rõ rệt trong hai năm 1970 và 1971 cán cân thương mại của Anh đã dư thừa 12 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh.

Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước đó.

4. Chính sách nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là việc nâng sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ cao hơn sức mua của nó.

Ví dụ: Tháng 10 năm 1969, Mác Đức nâng giá lên 9,29% tức là ở Đức tỷ giá hối đoái 1 USD = 4 DEM đã giảm còn 1 USD = 3,66 DEM tức là đô la Mỹ giảm giá, ngược  lại giá của Mác Đức đã tăng từ 1 DEM = 0.25 USD lên 1 DEM = 0,27 USD.

Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của nước mình vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa.

Đức là môt nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa đối với Mỹ, Anh và Pháp, để hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Đức vào nước mình, Mỹ, Anh và Pháp thúc ép Đức phải nâng giá Mác Đức. Sau khi nâng hàm lượng vàng của Mác Đức lên 5% vào năm 1961, chính phủ Đức đã phải nhiều lần nâng giá đồng tiền của mình dưới áp lực của các nước bạn hàng như Mỹ, Anh, Pháp và Ý. Tình hình đối với đồng Yên Nhật cũng tương tự như vậy và còn thậm tệ hơn. Hiện nay Yên đã lên giá quá cao USD/JPY = 102 năm 1996, so với 1971 là 360 lần.

Ngoài ta, không loại trừ khả năng để tránh phải tiếp nhận các đồng đô la mất giá đang “chạy trốn” khỏi Mỹ và Anh, chính phủ Đức và Nhật coi biện pháp nâng giá đồng tiền của mình như là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa đô la mất giá chạy vào nước mình và giữ vững lưu thông tiền tệ và tín dụng, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.

Những nước có nền kinh tế phát triển quá “nóng” như Nhật Bản, muốn làm “lạnh” nền kinh tế để tránh cơ cấu thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước.

Việc nâng giá đồng Yên của Nhật Bản cũng tạo điều kiện để Nhật Bản chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài nhằm xây dựng một nước Nhật “kinh tế” trong lòng các nước khác, nhờ vào đó mà Nhật giữ vững được thị trường bên ngoài, một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản.

LÊ PHÚC MINH CHUYÊN


Page 2

Nhóm có thể tạo ra sản phẩm, cung cấp dịch vụ, đàm phán, thực hiện các dự án, đưa ra lời khuyên và ra quyết định. Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến loại phổ biến nhất trong doanh nghiệp; đó là nhóm giải quyết vấn đề, nhóm tự quản lý, nhóm đa chức năng và nhóm ảo.

Nhóm giải quyết vấn đề

Nhóm thường chỉ bao gồm từ 5 đến 12 nhân viên của cùng một phòng ban, học hỉ họp alij vài giờ trong mỗi tuần để bàn cách cải tiến chất lượng, hiệu quả và môi trường làm việc. Trong nhóm giải quyết vấn đề, các thành viên sẽ chia sẻ ý kiến và đưa ra gợi ý về quá trình thực hiện công việc, sau đó llaf những giải pháp để cải thiện điều đó. Vì thế họ thường có ít quyền hạn để tự thực hiện các đề xuất của mình.

Nhóm tự quản.

Nhóm thường có 10 đến 15 thành viên. Vì nhóm giải quyết vấn đề thường chỉ đưa ra các gợi ý nên một số tổ chức đã tạo ra những nhóm chẳng những có thể đưa ra ý kiến mà còn có thể thực hiện  và chịu trách nhiệm về những giải pháp đó . Nhóm tự quản làm những công việc liên quan hoặc độc lập và đảm nhận nhiều trách nhiệm. Thông thường, nhiệm vụ của nhóm là lập kế hoạch, thời gian cho công việc, sau đó giao nhiệm vụ cho các thành viên, ra quyết định điều hành , hành động khi có vấn đề và làm việc với nhà cung ứng cũng như khách hàng. Một nhóm tự quản lý hoàn chỉnh còn tự chọn thành viên và đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi thành viên. Vị trí giám sát trong nhóm này thường không quan trogj và đôi khi bị loại bỏ.

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu về tính hiệu quả của nhóm tự quản lại không được tích cực. Bởi loại nhóm này thường không quản lý tốt những mâu thuẫn trong nhóm. Khi có mâu thuãn, các thành viên ngừng hợp tác và xảy ra những cuộc tranh chấp quyền lực, ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc. Hơn thế nữa, mặc dù cá nhân trong nhóm tự quản lý thể hiện sự hài lòng cao hơn so với các cá nhân khác, nhưng họ cũng có tỷ lệ vắng mặt và chuyển việc nhiều hơn.

Nhóm đa chức năng

Boeing đã tạo nên một nhóm bao gồm các nhân viên từ sản xuất đến lập kế hoạch , quản lý chất lượng, kỹ thuật, thiết kế động cơ và thông tin hệ thống tham gia vào chương trình C17 của công ty. Nhóm này đã đưa ra những gợi ý giúp giảm mạnh chu kỳ thời gian và chi phí, đồng thời giúp nâng cao chất lượng. Đây là một ví dụ minh họa cho nhóm đa chức năng, loại nhóm này tập hợp những nhân viên ở cùng một cấp bậc nhưng từ những phoàng ban khác nhau để cùng hoàn thành một nhiệm vụ. Ngày nay, nhóm đa chức năng đã được sử dụng vô cùng phổ biến, thật khó àm tưởng tượng nếu có một tổ chức lớn nào có thể hoạt động mà không sử dụng nhóm này. Tất cả những nhà máy sản xuất xe hơi như Toyota, Honda, Nissan, BMW, GM, Ford hay Chryler đều sử dụng loại nhóm này để giải quyết những dự án phức tạp.

Nhóm đa chức năng là một phương pháp rất hiệu quả cho phép các nhân viên từ những phòng ban khác nhau trong công ty trao đổi thông tin, từ đó phát triển những ý tưởng mới, giải quyết vấn đề  và hợp tác giải quyết  những dự án phức tạp. Dĩ nhiên, việc quản lý nhóm đa chức năng cũng không hề đơn giản. Giai đoạn phát triển ban đầu của nhóm thường kéo dài và các thành viên phải học cách làm việc trong một môi trường đa dạng và phức tạp. Và cần phải có thời gian để xây dựng lòng tin cũng như cách làm việc nhóm, nhất là giữa những nhân viên có nền tảng, kinh nghiệm và quan điểm không giống nhau.

Nhóm ảo

Trong khi các nhóm trên làm việc trực tiếp với nhau, thì nhóm ảo sử dụng  công nghệ máy tính để tập hợp các thành viên lại nhằm đạt được mục tiêu chung. Nhóm ảo cho phép mọi người tập hợp trực tuyến bằng cách sử dụng những liên kết truyền thông  như hệ thống băng thông rộng, video hội thảo, email, cho dù họ cách nhau một phòng hay cách nhacu cả châu lục. Nhóm ảo rất phổ biến, và với sự phát triển của công nghệ hiện nay, gọi ‘’ảo’’ chưa hẳn đã chính xác. Bởi hấu hết tất cả các nhóm ngày nay đều đảm nhiệm ít nhất một vài cách thức làm việc từ xa.

Mặc dù hiện diện khắp mọi nơi, nhưng nhóm ảo phải đối mặt  với nhiều thách thức đặc biệt vì họ có ít mối quan hệ xã hội và thiếu sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên. Họ không thể thực hiện những cuộc trao đổi trực tiếp thông thường. Đặc biệt khi các thành viên chưa từng gặp mặt, các nhóm ảo có xu hướng chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ và ít trao đổi thông tin xúc cảm, xã hội hơn so với các nhóm hoạt động trực tiếp khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các thành viên của loại nhóm này thể hiện sự hài lòng trong quá trình tương tác nhóm thấp hơn so với các nhóm hoạt động trực tiếp. Để quản lý hiệu quả các nhóm ảo phải (1) đảm bảo độ tin cậy được thành lập  giữa các thành viên (chỉ một nhận xét sai lầm trong một email có thể phá hoại nghiêm trọng sự tin tưởng của cả nhóm), (2) quá trình của nhóm phải được theo dõi chặt chẽ(để nhóm tập trung vào những mục tiêu  và không có thành viên nào trong nhóm biến mất), (3) những nỗ lực và thành quả của nhóm phải được công bố cho toàn công ty (để nhóm không trở thành vô hình)

Nguyễn Thị Thảo


Page 3

SO SÁNH TQM VỚI SIX SIGMA

Th.S Phạm Thị Thu Hương

1.Một số điểm chung giữa TQM và Six Sigma

- Định hướng và tập trung vào khách hàng

- Nhìn công việc theo tổ chức quy trình

- Tinh thần cải tiến liên tục

- Mục tiêu cải tiến mọi mặt và mọi chức năng của tổ chức

- Ra quyết định dựa trên dữ liệu

- Lợi ích mang lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của công tác triển khai.

2. Sự khác biệt chính giữa TQM và Six Sigma

- Sự khác biệt chính giữa TQM và Six Sigma đó là Six Sigma tập trung vào việc ưu tiên giải quyết những vấn đề cụ thể được chọn lựa theo mức độ ưu tiên có tính chiến lược của công ty và những vấn đề đang gây nên những khuyết tật nổi trội, trong khi TQM áp dụng một hệ thống chất lượng bao quát hơn cho tất cả các quy trình kinh doanh của công ty.

- TQM định hướng áp dụng các đề xướng chất lượng trong phạm vi phòng ban trong khi Six Sigma mang tính liên phòng ban có nghĩa là nó tập trung vào mọi phòng ban có liên quan đến một quy trình kinh doanh cụ thể vốn đang là đề tài của một dự án Six Sigma.

- TQM cung cấp ít phương pháp hơn trong quá trình triển khai trong khi mô hình DMAIC của Six Sigma cung cấp một cấu trúc vững chắc hơn cho việc triển khai và thực hiện. Ví dụ, Six Sigma có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào việc đo lường và thống kê giúp công ty xác định và đạt được những mục tiêu cụ thể.

TQM : TOTAL QUALITY MANAGEMENT : Quản lý chất lượng toàn diện

DMAIC : Define (xác định); Measure (đo lường); Analyze ( Phân tích) ; Improve (Cải tiến); Control (kiểm soát).